Những khái niệm cơ bản cần biết về Lý thuyết Số học Ichimoku
Chỉ báo Ichimoku là một công cụ tích hợp của việc phân tích kỹ thuật được giới thiệu vào năm 1968, bởi người sáng lập là Goishi Hosoda. Ý tưởng hệ thống này là khả năng nhận biết nhanh chóng việc hiểu trạng thái xu hướng, sự chuyển động giá, và có tất cả 5 nhân tố của hệ thống kết hợp với sự chuyển động giá, với quan điểm đặc tính chu kỳ của các mối liên hệ, với điều kiện chuyển động nhóm của hành vi con người. Hãy cùng tìm hiểu những khái niệm cơ bản nhất nhé!
Số học Ichimoku – ba trụ cột cơ bản
Hơn 95% các Trader, các thầy dạy trade, các chuyên gia phân tích đều xem 5 đường nói trên là yếu tố cơ bản của Ichimoku. Nhưng thật ra điều đó chưa đúng. Cơ sở của Ichimoku bao gồm 3 trụ cột chính được liệt kê dưới đây:
- Lý thuyết số học Ichimoku
- Lý thuyết sóng Ichimoku
- Lý thuyết giá Ichimoku
Đây là 3 trụ cột chính làm nên cơ sở của Ichimoku, nhưng gốc rễ của cả 3 cột trụ này đều đến từ lý thuyết số học của Ichimoku.
Goichi Hosada (người sáng lập nên Ichimoku) đã dành hơn 4 năm để nghiên cứu và phát triển Ichimoku dựa trên lý thuyết số học. Ông nghiên cứu rất nhiều lý thuyết từ phương Đông đến phương Tây, và cuối cùng dừng lại với 3 con số mà ông cho là quan trọng nhất với Ichimoku. Bạn có lẽ cũng đã biết về 3 con số đó: đó là 9, 17 và 26. Đây là lý do vì sao đường Kijun Sen được thiết lập với chu kỳ 26, con số 26 liên quan đến công trình của riêng Goichi, không liên quan đến 6 ngày giao dịch trong một tuần theo thị trường tài chính Nhật Bản (và có rất nhiều Trader hiểu nhầm vấn đề này). Điều này có nghĩa là cho dù bạn đang dùng khung thời gian nào để trade, việc thiết lập các thông số của Ichimoku cần được giữ nguyên vẹn y như bản gốc.
Số học Ichimoku – nguyên tắc 10 số
Bạn đã biết có 3 số quan trọng nhất trong Ichimoku, nhưng hệ thống của Ichimoku có đến tất cả là 10 số, bao gồm các số sau (hãy đọc thật kỹ)
- 9 -17 – 26 là 3 số quan trọng nhất.
- Các số khác bao gồm: 33 – 42 – 65 – 76 – 129 -172 – 200 – 257
Giờ bạn có thể thử một phép tính như sau:
- Lấy 9 + 17, được 26.
- Lấy 26 + 17 = 42 +1
- Lấy 33 + 9 = 42
- Lấy 33 x 2 = 65 +1
- Lấy 42 + 33 = 76 -1
- Lấy 65 × 2 = 129 + 1.
- Lấy 129 + 42 = 172-1.
Như vậy, tất cả những con số này đều có sự liên quan mật thiết với nhau.
Áp dụng số học Ichimoku trong thực tiễn
Lý tưởng nhất là Trader nên sử dụng lý thuyết số học kết hợp với 2 trụ cột còn lại của Ichimoku là lý thuyết về giá và về sóng.
Ví dụ dễ hiểu nhất là bạn sẽ thấy hành vi giá thường phản ứng rất mạnh với những con số của Ichimoku.
Tất nhiên, số học Ichimoku không phải chén thánh giúp bạn phát hiện điểm đảo chiều sớm, nó chỉ cho bạn biết bạn nên chú ý những vùng giá có khả năng đảo chiều cao. Trong thị trường, việc tiên liệu trước một sự việc còn quan trọng hơn cả việc dự báo sự việc đó (vì dự báo thì thường sai, còn tiên liệu cho bạn rất nhiều kịch bản để chuẩn bị).
Một ví dụ với AUDUSD chart daily, ở đây bạn quan sát thấy.
- AB = 41 (di chuyển 41 nến trước khi đảo chiều)
- BC = 16 (16 nến trước đảo chiều)
- CD = 26 nến.
- DE = 18 nến (17+1)
- EF = 26 nến.
Đây chỉ là một ví dụ nhỏ nên có thể không chính xác nếu bạn quan sát nhiều chart khác nhau, vì thế hãy xem đây là ví dụ tham khảo trước đã. Một số thông tin thú vị bạn có thể tham khảo khi ứng dụng Ichimoku như: các cặp JPY thường phản ứng mạnh với Ichimoku hơn so với các cặp khác, có lẽ vì nhiều Trader người Nhật sử dụng Ichimoku trong Trading?
Tóm lại, dù chỉ là phần giới thiệu về Ichimoku nhưng mình muốn anh em nắm rõ Ichimoku không phải là lý thuyết về 5 đường cơ bản (Kijun Sen, Tenkan Sen…) nó là một học thuyết vững chắc xây dựng trên lý thuyết số học, lý thuyết về giá và về sóng. Ichimoku bản thân nó đã là một hệ thống và một phương pháp độc lập, không cần kết hợp với các phương pháp nào khác. Goichi Hosada đã từng nói về điều này vào giữa những năm 80: “Trong số 10.000 người sử dụng ichimoku, có lẽ chỉ có 10 người là thực sự hiểu Ichimoku.”
Nguồn: TraderViet
Có thể bạn quan tâm: