Kiến thức cơ bản về Lý thuyết sóng Elliott và các mô hình sóng (Phần 1)
Thiên tài điên khùng, nhà kế toán chuyên nghiệp là Ralph Nelson Elliott bằng cách phân tích kỹ lưỡng dữ liệu chứng khoán của 75 năm đã khám phá ra rằng thị trường chứng khoán, mặc dù nhìn có vẻ như là biến động hỗn độn, nhưng thực chất không phải vậy.
1. Lý thuyết sóng Elliott
Quay lại khoảng thời gian những năm 1920 – 1930, đã từng có một thiên tài điên khùng và một nhà kế toán chuyên nghiệp là Ralph Nelson Elliott. Bằng cách phân tích kỹ lưỡng dữ liệu chứng khoán của 75 năm, Elliott đã khám phá ra rằng thị trường chứng khoán, mặc dù nhìn có vẻ như là biến động hỗn độn, nhưng thực chất không phải vậy.
Khi ông đã 66 tuổi, ông đã tập hợp đủ đầu mối (và sự tin tưởng) để chia sẻ khám phá của ông cho thế giới.
Ông xuất bản lý thuyết của ông qua cuốn sách The Wave Principle (Nguyên tắc của con sóng).
Theo ông, thị trường được giao dịch theo những chu kỳ lặp đi lặp lại, điều mà ông chỉ ra là do cảm xúc của nhà đầu tư bị tác động bởi thông tin bên ngoài (như qua các kênh CNBC, Bloomberg hay ESPN) hoặc tâm lý đám đông tại thời điểm đó.
Elliott đã giải thích những đợt tăng và đợt giảm của giá được gây ra bởi tâm lý chung thường thể hiện qua những mô hình lặp lại.
Ông gọi những đợt tăng điểm và giảm điểm này là “sóng”.
Ông tin rằng, nếu bạn có thể nhận diện đúng những mô hình lặp lại trong giá, bạn có thể dự đoán được giá sẽ đi đâu (hoặc không đi đâu) tiếp theo.
Đây là điều đã khiến sóng Elliott trở nên quyến rũ người giao dịch. Nó cho họ một cách để xác định những điểm chính mà giá thường hay xoay chiều tại đó. Nói cách khác, Elliott đã cho ra đời một phương pháp giúp người giao dịch bắt đỉnh và đáy.
Vì vậy, ngay cả trong sự hỗn độn của giá, Elliott vẫn tìm thấy đường. Thật tuyệt phải không?
Tên ông gắn liền với phát kiến của mình, đó là: Lý thuyết sóng Elliott (The Elliott Way Theory)
Trước khi nghiên cứu sâu về sóng Elliott, trước tiên bạn cần nắm rõ những phân hình (mô hình có thể phân chia thành những mảng nhỏ hơn, trong đó mỗi khoảng nhỏ là một phần giống như mảng lớn chung).
2. Mô hình sóng đẩy 5 – 3
Elliott đã chỉ ra rằng thị trường có xu hướng sẽ đi theo mô hình mà ông gọi là Mô hình sóng 5 – 3.
Mô hình 5 sóng đầu tiên ông gọi là sóng đẩy (impulse waves).
Mô hình 3 sóng cuối ông gọi là sóng điều chỉnh (corrective waves).
Trong mô hình, sóng 1, 3, 5 là sóng vận động, có nghĩa là nó đi cùng với xu hướng chính, trong khi đó sóng 2 và 4 là sóng điều chỉnh.
Đừng lẫn lộn sóng 2 và 4 với mô hình điều chỉnh ABC.
Hãy xem ví dụ về mô hình 5 sóng đẩy bên dưới.
Nếu vẫn còn bối rối thì hãy nhìn vào ví dụ có màu sắc bên dưới.
Chúng ta sẽ dùng thị trường chứng khoán để giải thích cho biến động trong ví dụ trên, như cách Elliott đã dùng, nhưng thực ra không cần quan trọng đó là thị trường nào. Nó có thể là thị trường tiền tệ, trái phiếu, vàng, dầu thô,…
Sóng 1
Thị trường cổ phiếu có bước tăng điểm đầu tiên. Điều này được tạo ra bởi một nhóm nhỏ những người, vì một lý do nào đó, cảm thấy giá cổ phiếu đang rẻ và đây là thời điểm tốt để mua. Điều này khiến giá tăng.
Sóng 2
Tại điểm này, một số người đã mua vào từ đầu cảm thấy rằng giá cổ phiếu đã quá giá trị và bắt đầu chốt lời, khiến giá giảm điểm. Tuy nhiên, giá không quay trở về mức thấp như ban đầu.
Sóng 3
Đây thường là sóng dài và mạnh nhất. Cổ phiếu này đã được công chúng chú ý. Nhiều người thấy được tiềm năng và muốn mua vào. Điều này khiến giá cổ phiếu tăng mạnh. Giá thường sẽ phá vỡ mức cao nhất tại điểm kết thúc sóng.
Sóng 4
Người giao dịch chốt lời bởi vì cổ phiếu này đã được xem là quá đắt đỏ. Sóng này thường yếu bởi vì thường có nhiều người vẫn đánh giá xu hướng tăng cho cổ phiếu và đợi để “mua giá thấp”
Sóng 5
Đây là điểm mà nhiều người tham gia nhất vào cổ phiếu và được dẫn dắt bởi sự kích động. Bạn thường thấy CEO của công ty trên trang bìa của các tạp chí lớn như là Nhân vật của năm. Người giao dịch và nhà đầu tư bắt đầu có vô số lý do tốt để mua cổ phiếu này trước khi giá của nó quá cao. Nhiều người cũng bắt đầu bán ra cổ phiếu, khiến mô hình ABC hình thành.
Sóng đẩy mở rộng
Một điều cần biết là một trong số 3 sóng đẩy (1, 3 hoặc 5) sẽ có hiện tượng “mở rộng”, có nghĩa là nó kéo dài hơn so với 2 sóng còn lại.
Theo Elliott, thường thì sóng 5 sẽ mở rộng. Tuy nhiên, gần đây, ngày càng có nhiều người cho rằng sóng 3 mới là sóng mở rộng.
3. Mô hình sóng điều chỉnh ABC
Xu hướng bao gồm mô hình 5 sóng kế tiếp bằng sự điều chỉnh và đảo chiều bởi mô hình 3 sóng ngược xu hướng. Những chữ cái cũng được sử dụng để đánh dấu sự điều chỉnh, bên cạnh những con số. Hãy xem ví dụ dưới đây cho mô hình 3 sóng điều chỉnh.
Chúng ta sử dụng thị trường tăng điểm làm ví dụ, nhưng không có nghĩa là lý thuyết sóng Elliott không hoạt động trong trường giảm điểm. Mô hình sóng 5 – 3 trong thị trường giảm điểm sẽ như sau:
Một số loại mô hình sóng điều chỉnh
Theo Elliott, có 21 mô hình sóng điều chỉnh bao gồm từ cơ bản đến phức tạp.
Nghe có vẻ rắc rối nhưng 21 mô hình này cũng chỉ xuất phát từ 3 mô hình đơn giản mà thôi.
3.1. Mô hình sóng Zig-Zag (Zig-Zag formation)
Mô hình Zig-Zag là biến động rất dốc của giá và di chuyển ngược lại so với xu hướng trước đó. Sóng B thường là sóng ngắn nhất so với sóng A và sóng C. Những mô hình zig-zag có thể xuất hiện 2 lần, thậm chí là 3 lần trong một đợt điều chỉnh (2 đến 3 mô hình zig-zag dính liền vào nhau). Cũng như các mô hình sóng khác, mỗi sóng của mô hình zig-zag lại có thể chia thành mô hình 5 sóng nhỏ.
3.2. Mô hình sóng phẳng (Flat formation)
Mô hình phẳng là sóng điều chỉnh đi ngang. Trong mô hình phẳng, chiều rộng của các sóng thường ngang nhau, với sóng B ngược đầu với sóng A và sóng C thì ngược với B. Chúng ta dùng chữ “thường” vì có đôi khi sóng B có thể vượt qua điểm bắt đầu sóng A.
3.3. Mô hình sóng tam giác (Triangle Formation)
Mô hình tam giác là sự điều chỉnh bị “nhốt” trong hai đường xu hướng đang chụm đầu lại hoặc đang tách đầu ra. Tạm giác được tạo bởi 5 sóng đi ngược với xu hướng ban đầu và trong trạng thái đi ngang. Tam giác này có thể là tam giác cân, tam giác tăng, tam giác giảm hoặc tam giác mở rộng.
Nguồn: traderviet
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn giao dịch theo Sóng Elliott