Mô hình kinh doanh Phở Thìn – Chìa khóa thành công hơn 40 năm
Mô hình kinh doanh Phở Thìn độc đáo và tiềm năng dựa trên sự gắn kết chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại cùng tư duy vươn tầm thế giới.
Gần đây, Phở Thìn Lò Đúc tạo tiếng vang lớn khi ký kết hợp đồng nhượng quyền với tổ chức thương mại quốc tế hàng đầu. Một tín hiệu đáng mừng cho hành trình đưa tinh hoa ẩm thực Việt Nam ra đấu trường ẩm thực toàn cầu. Sau 42 năm, Phở Thìn vẫn phát triển và có được những “cú hích” mạnh mẽ vào ngành F&B. Vậy đâu là những điểm sáng trong mô hình kinh doanh Phở Thìn?
1. Đôi nét về Phở Thìn – Phở Thìn Lò Đúc
Phở Thìn Lò Đúc là thương hiệu phở nổi tiếng hàng đầu hiện nay do ông Nguyễn Trọng Thìn gây dựng. Và Phở Thìn Lò Đúc mang đến một hương vị không nơi đâu có được. Một trong những yếu tố làm nên thương hiệu có một không hai và đứng vững trên thị trường hiện nay chính là phở tái lăn độc quyền. Miếng thịt cháy xém, mềm ẩm, đậm vị được đảo thật nhanh trên chảo mỡ nóng già cùng tỏi, hành và gừng. Mùi thơm nức mũi cùng tiếng xì xèo càng kích thích vị giác thực khách.
Nước phở gia truyền được ông đúc kết và sáng tạo độc đáo. Sợi phở mềm mịn, thêm bò tái lăn, những cọng hành dài xanh mướt cùng nước dùng sôi già. Tất cả kết hợp tạo nên mùi thơm ngào ngạt cùng hương vị khó cưỡng. Sự kết tinh những nét tinh hoa bậc nhất của ẩm thực Việt Nam. Đặc biệt là từ một món ăn quốc hồn quốc túy từ xa xưa. Và đến nay, cùng những nét riêng ấn tượng của Phở Thìn khó ai có thể vượt qua. Nấu được một bát phở ngon vô cùng kỳ công và cần trau chuốt tỉ mỉ. Chưa kể, khi thưởng thức Phở Thìn, bạn sẽ thấy được sự say mê và tâm huyết đến tột độ của người nghệ nhân.
2. Hành trình phát triển của Phở Thìn – Những dấu mốc quan trọng
Sự phát triển của Phở Thìn Lò Đúc có thể chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (1979 – 2019) là thời điểm sáng lập Phở Thìn Lò Đúc. Ban đầu, nó chỉ là một cửa hàng nhỏ nằm trên góc phố cổ Hà Thành. Tuy nhiên, với hương vị khác biệt, món ăn này đã trở thành nét văn hoá đặc trưng của Hà Thành. Bởi vậy, người sáng lập, ông Nguyễn Đức Thìn luôn đau đáu mong muốn được lan tỏa và gìn giữ giá trị cho các thế hệ sau.
Giai đoạn 2 (2019 – 2021), đánh dấu sự phát triển, mở rộng sang nước ngoài. Lần đầu tiên, Phở Thìn Lò Đúc đặt chân tới xứ sở Phù Tang đầu năm 2019. Giai đoạn 3 (2021 đến nay), đánh dấu cột mốc chuyển mình theo hướng chuyên nghiệp hoá và vươn mình quốc tế.
Phở Thìn Lò Đúc: Thành công từ sợi dây gắn kết chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại
2.1. Kết nối truyền thống và hiện đại – Nút thắt nan giải
Thời đại hội nhập quốc tế ngày càng đòi hỏi những đổi mới. Nắm bắt và phát triển theo xu hướng chính là giải pháp hiệu quả để duy trì thành công. Tuy nhiên, nút thắt này lại mang đến những vấn đề nan giải mà rất nhiều doanh nghiệp gặp phải. Đặc biệt là các thương hiệu truyền thống.
Một là phát triển không định hướng để rồi bão hoà và thất truyền. Hoặc duy trì tại vị nơi gốc gác, nhưng không thể vươn tầm và khẳng định vị thế. Bởi từ mô hình kinh doanh hay thành công đem đều là từ những “văn hóa” truyền thống mà họ phải cống hiến cả đời để xây dựng. Do đó, việc gìn giữ, duy trì và phát triển đã khó. Xây dựng và định hướng theo cái mới càng khó hơn. Vì vậy, vấn đề “tháo gỡ” gần như là không thể.
2.2. “Đúng người, đúng thời điểm” – Nghệ thuật gỡ nút
Trải qua quá trình vun đắp từ năm 1979, Phở Thìn Lò Đúc đã trải qua vô số những thăng trầm và khó khăn. Và đến hiện nay, trong thời đại mới với rất nhiều nền văn hóa du nhập. Khẩu vị người dùng cũng ngày càng khắt khe và đa dạng hơn. Do đó, chất lượng món ăn thơm ngon mới chỉ là yếu tố “cần”. Xây dựng, định vị và khẳng định giá trị thông qua câu chuyện thương hiệu mới chính là giải pháp hoàn hảo nhất cho một thương hiệu truyền thống. Đặc biệt là thương hiệu muốn định vị sâu đậm trong lòng thực khách.
Từ năm 2021, phở Thìn gây ấn tượng với hàng loạt bước chuyển mình quan trọng. Vậy, sự chuyển mình lịch sử này đến từ đâu? Đâu là chất xúc tác lịch sử mang ý nghĩa vô cùng quan trọng này? Rất nhiều cửa hàng nhượng quyền ra đời. Điển hình là cơ sở kiểu mẫu của thương hiệu với những thay đổi thú vị trong thiết kế cửa hàng. Sang trọng, chuyên nghiệp được đồng bộ đến từng chi tiết. Các bước định vị giá trị văn hóa chuyển mình đúng mực, khiêm tốn nhưng đảm bảo phát triển bền vững và trường tồn.
Nếu như trước đó, Phở Thìn được biết đến nhờ sự khác biệt trong hương vị. Thì ngày nay, nghệ thuật định vị thương hiệu phở chính là yếu tố giúp thương hiệu tồn tại hơn 40 năm. Một nơi được kỳ vọng trong việc lưu giữ giá trị văn hóa của những người yêu phở Hà thành. Sợi dây kết nối giữa tinh hoa ẩm thực truyền thống và xu hướng thời đại chính là mấu chốt quan trọng để thành công.
3. Phở Thìn Lò Đúc – Niềm tự hào tinh hoa ẩm thực Việt truyền thống
Là một thương hiệu phở hàng đầu trong nước, Phở Thìn đã ghi dấu ấn hơn 40 năm tại đất Việt. Thế nhưng, gần đây, Phở Thìn Lò Đúc đã gây tiếng vang lớn khi ký kết hàng loạt thương vụ hợp tác quốc tế. Đặc biệt là cùng các tổ chức lớn để đưa ẩm thực Việt Nam nâng tầm và vị thế trên toàn cầu.
3.1. Tiềm năng phát triển vài chục nhưng lựa chọn lược đi số 0 của hàng chục
Phở Thìn Lò Đúc được đánh giá ngày càng cao. Bên cạnh sự xuất sắc trong hương vị ngày càng đạt đến độ chín muồi. Hiện thương hiệu phở này còn có những bước phát triển ngoạn mục và nhanh chóng. Hàng hoạt cửa hàng được chuẩn hóa, hiện đại hóa trong khu vực và vươn tầm ra thế giới. Tuy tốc độ chuyển mình rất có chừng mực và chắc chắn. Mọi bước đi đều hằn dấu sự tỉ mỉ và trau chuốt tiệm cận tuyệt đối. Thay vì 30, 40 cửa hàng mỗi năm thì hiện Phở Thìn phát triển chỉ với 3 – 4 cửa hàng?
“Muốn mở nhiều, mở nhanh thì không khó, nhất là khi một thương hiệu đang trong điểm nổ của hiệu ứng cộng đồng. Nhưng vừa nổ, mà vẫn chậm chắc cho cái điểm nổ ấy kéo dài 10 – 20 năm hoặc hơn nữa, thay vì 1 – 2 năm như thường lệ mới là bài toán nan giải”
Ông Đoàn Hải Trung – Giám đốc điều hành thương hiệu cũng là “truyền nhân” đưa Phở Thìn đến những bước tiến lịch sử chia sẻ. Chưa ai trong lĩnh vực ẩm thực truyền thống Việt Nam có thể giải bài toán này. Làm sao phát triển vừa nhanh, vừa chậm. Thế nhưng, phải thật tối ưu và nhịp nhàng để xứng đáng với giá trị bền vững mà một món nghề truyền thống Việt Nam xứng đáng có. Đó cũng chính là hành trình mà Phở Thìn sẽ đi tìm câu trả lời.
3.2. Dấu ấn lịch sử tại đấu trường ẩm thực quốc tế
Không đơn giản chỉ là “chậm mà chắc”. Cái “chắc” của Phở Thìn Lò Đúc mang một tầm vóc hoàn toàn khác. Tiền đề này giúp thương hiệu lọt vào mắt xanh của rất nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Đó là BVI Pharma (Úc), Changzhou Amec (Trung Quốc). Bởi vậy, Việt Nam hoàn toàn có thể hy vọng ẩm thực nước nhà sẽ vươn mình mạnh mẽ ra thế giới.
3.3. Chậm mà chắc với tầm vóc khác biệt
Mặc dù là thương hiệu giàu tiềm năng và phát triển rầm rộ. Thế nhưng Phở Thìn không ồ ạt, tràn lan. Để rồi bão hòa như một số thương hiệu hiện nay. Thay vào đó là sự “cầm chừng”, khẳng định tính bền vững trong phát triển chiến lược. Và Phở Thìn Lò Đúc đang định hướng thay đổi theo hướng ‘equilibrium point’ – cân bằng giữa cung và cầu. Sự chuyển mình mang chiều sâu văn hóa này chính là mẩu chuyện thú vị mà thương hiệu đang xây dựng. Vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Nhưng đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự bùng nổ của ẩm thực đậm nét văn hóa Việt Nam với sắc vóc xứng tầm trên trường quốc tế.
4. Chuyên nghiệp hoá món ăn truyền thống và vươn tầm thương hiệu quốc tế với mô hình kinh doanh Phở Thìn nhượng quyền
4.1. 13 Lò Đúc chỉ là gốc sản phẩm
Rời rạc, thiếu đồng bộ và chuẩn hóa là rủi ro mà các thương hiệu truyền thống dễ gặp phải. Điển hình là những vấn đề mà cửa hàng gốc số 13 Lò Đúc gặp phải. Chẳng hạn như quyết định chớp nhoáng và thiếu nghiên cứu nội bộ về chuyện tăng giá 90.000 đồng/bát phở. Hoặc các cửa hàng “nhái” do cháu ông Thìn dựng nên. Do đó, để phát triển bền vững, tình cảm và pháp lý là 2 yếu tố quan trọng cần xử lý khéo léo. Bởi vậy, dù là mô hình kinh doanh nào, Phở Thìn luôn được đặt được trọn vẹn cả “tâm” và “tầm”.
Lấy sản phẩm làm cốt lõi, việc tinh chỉnh bát phở năm xưa là điều cần thiết. Thay vì chút nước mỡ rưới lên được thực khách suýt xoa hưởng ứng. Hiện tại, con người ngày càng trú trọng đến sức khỏe nên sẽ có một số điều chỉnh nhẹ. Qua đó, đáp ứng khẩu vị và xu thế phát triển của xã hội hiện đại. 13 Lò Đúc chỉ là gốc sản phẩm. Còn thương hiệu đang được phát triển thì không phải tại đó. Và để đủ sức vươn ra tầm châu lục thì thay đổi một số yếu tố là điều không thể bỏ qua.
4.2. Xây dựng hệ thống quản lý vững chắc trước khi mở rộng
“Yếu tố lợi nhuận chỉ là đi kèm, chứ không phải là ưu tiên số 1”.
“Thay vì 30-40 cửa hàng mỗi năm, chúng tôi chỉ mở 3-4 cửa hàng”.
Trên đây là những chia sẻ thẳng thắn của ông Trung về vấn đề nhượng quyền. Thay vì mở rộng tràn lan, Phở Thìn tập trung xây dựng hệ thống khoa học và bền vững. Sự thành công của Phở Thìn Lò Đúc, bản chất là từ sản phẩm. Do đó, ngay cả người đứng đầu cơ sở nhượng quyền cũng cần phải đánh giá khắt khe và chi tiết. Trước tiên, phải có “tố chất và tình yêu với bát phở bò, yêu giá trị văn hoá mà chúng tôi đang hướng tới. Với tôi, yếu tố lợi nhuận chỉ là đi kèm, chứ không phải là ưu tiên số 1”. Ông Trung nhận định.
Ngoài ra, để kinh doanh F&B, cần nắm vững chu kỳ phát triển. Cụ thể hơn là sự quan tâm và nhu cầu trải nghiệm lớn tại thời điểm đầu cửa hàng khai trương chỉ kéo dài khoảng 3 tháng đầu. Bởi khách hàng có vô vàn lựa chọn tốt hơn. Chưa kể, một số thương hiệu vừa mở nhưng đã đóng chỉ trong vòng vài tháng. Do đó, mô hình kinh doanh và tư duy người chủ cần được xem xét thận trọng. Ngoài ra, để đảm bảo sự đồng bộ và hoạt động hiệu quả. Ông Trung chưa từng bỏ qua buổi lễ khai trương chi nhánh mới nào. Bởi ông cần xác định được các vấn đề gặp phải. Qua đó, nhằm xây dựng và phát triển đội quản lý chất lượng bài bản và lâu dài.
4.3. Những bước chân “vững chắc” đầu tiên ra thế giới
Hàn Quốc
Tháng 5/2009, sau 30 năm bán phở, ông Thìn lần đầu tiên xuất ngoại sang Hàn Quốc dạy nấu phở. Mọi nguyên liệu đều được ông mang sang xứ sở kim chi. Xào giòn, xào mềm, áp chảo nước, phở bò tái lăn là những món được ông biểu diễn. Và ông đã không khỏi ngạc nhiên khi người Hàn Quốc thưởng thức không còn một sợi phở. Dù được đánh giá là người rất tế nhị và cẩn trọng trong ăn uống.
Với thành công bất ngờ đó, sau khi tiếp nhận kỹ thuật nấu phở của ông, phía Hàn Quốc đã đề nghị ông hợp tác mở quán phở tại Seoul. Tuy nhiên, ông đã từ chối và tặng họ bí quyết nấu. Và coi nó như món quà tặng đặc biệt cho người lao động Hàn Quốc và người Việt Nam lao động tại Seoul.
Nhật Bản
10 năm sau, đầu tháng 3/2019, ông Thìn tiếp tục mang món ăn này đến với Tokyo, Nhật Bản. Tấm biển mô phỏng thương hiệu “Phở Thìn 13 Lò Đúc” xuất hiện với sự háo hức xen lẫn tự hào. Trong một chuyến công tác, Kenji Sumi đã bị ấn tượng ngay với món phở “có một không hai” này. Nó thôi thúc anh quyết định từ bỏ công việc mình đang làm để chuẩn bị mở quán phở Thìn tại quê hương. Và từ tháng 3-2019, phở Thìn đã bắt đầu được kinh doanh nhượng quyền tại Tokyo.
100 tô phở được bán hết sạch trong vòng 20 phút. Chưa kể, những ngày tiếp theo, số lượng được tăng lên gấp rưỡi nhưng cũng nhanh chóng hết sau một giờ. Hãng dãy dài người Nhật xếp hàng để chờ đợi được thưởng thức là sự kiện vô cùng đặc biệt. Giá cho một tô phở Thìn tại Tokyo là 840 yên (khoảng hơn 170.000 đồng) cho tô bình thường và 940 yên cho tô lớn.
Rất nhiều người thắc mắc tại sao Nhật Bản lại là quốc gia đầu tiên Phở Thìn lựa chọn để đánh dấu bước mở rộng thương hiệu toàn thế giới. Sở dĩ là do Nhật Bản là một quốc gia khó tính nhất nhì thế giới. Một khi đã chinh phục được thị trường này, Phở Thìn hoàn toàn có thể tự tin chinh phục được mọi quốc gia trên toàn thế giới.
Trung Quốc
Vừa qua, Phở Thìn Lò Đúc đã ký kết hợp tác thành công cùng tập đoàn Changzhou Amec. “Gã khổng lồ” trong giới kinh doanh của Trung Quốc. Nó đầu tư đa ngành nghề và lĩnh vực trên toàn cầu cùng bề dày lịch sử 39 năm. Và F&B là lĩnh vực tiềm năng mà tổ chức luôn đánh giá cao và mong muốn phát triển bền vững. Sự quan tâm của các tổ chức thương mại quốc tế lớn như vậy đã giúp Phở Thìn một lần nữa khẳng định vị thế của mình.
Với tiềm năng vượt trội mà mô hình kinh doanh Phở Thìn mang lại. Đây chính là sự lựa chọn lý tưởng để mở rộng hệ sinh thái của tập đoàn trong lĩnh vực F&B. Từ đó, thực hiện tham vọng phủ sóng nhanh nhất và hiệu quả nhất đất nước tỷ dân này. Chưa kể, nó còn là sự song hành mang nhiều ý nghĩa văn hóa.
5. Mô hình kinh doanh Phở Thìn: Chuyển mình thành công và những bài học đắt giá
5.1. Áp dụng công nghệ để phát triển nhanh và bền vững
Đứng trước sự phát triển hiện đại, ông Trung đã “tâm niệm cần tận dụng lợi thế công nghệ để quản lý”. Với những giải pháp công nghệ, doanh nghiệp sẽ có đủ thông tin và dữ liệu để xây dựng và thực thi những quyết sách phù hợp. Ngay từ những điểm bán đầu tiên, mô hình kinh doanh Phở Thìn đã được thay đổi. Từ hóa đơn, order, thanh toán, dòng tiền, vận hành,… đều được kiểm soát chặt chẽ và đúng nhất. Từ đó, giảm thiểu thất thoát hoặc sai món cũng như có cái nhìn trực quan hơn về tình hình kinh doanh các chi nhánh.
Nhờ vậy, có thể vượt qua các rào cản truyền thống và giúp thương hiệu lớn mạnh hơn. Vị CEO này còn chia sẻ thêm: “Chuyển đổi số là cốt lõi, là xương sống quản lý của hệ thống. Ngoài chuẩn hoá các điểm bán trong thời gian tới, chúng tôi đã có kế hoạch cho việc xây dựng các chuỗi cung ứng, vì vậy áp dụng công nghệ trong quản lý là điều tất yếu”.
5.2. Duy trì chất lượng tại các cơ sở nhượng quyền
Khi nhượng quyền, chuyển giao công thức thôi là chưa đủ. Chỉ có niềm đam mê và tâm huyết thực sự mới có thể điều hành và phát triển thương hiệu này. Thay vì tăng thị phần, Phở Thìn hướng đến việc tạo ra một hệ thống quản lý vững chắc. Sau đó mới đến nhượng quyền. Do đó, kiểm tra kỹ càng đối tác nhượng quyền vô cùng cần thiết.
Đồng thời, cung cấp hệ thống công nghệ quản lý bán hàng. Cũng như đào tạo bài bản và chuyên nghiệp đội ngũ nhân sự để đảm bảo chất lượng đồng nhất. Có thấy, dù bất kể mô hình kinh doanh nào, Phở Thìn vẫn luôn đặt chất lượng lên hàng đầu.
5.3. “Chu kỳ” thói quen tiêu dùng của khách hàng
Thông thường, chỉ sau một thời gian, thực khách sẽ quay về thưởng thức tại các quán quen. Khi thỏa mãn được sự tò mò, họ sẽ nhanh chán hơn. Và tâm lý chung này là điều đáng lo ngại của nhiều thương hiệu. Không phải của riêng Phở Thìn Lò Đúc. Thông thường, chu kỳ này sẽ diễn ra trong khoảng 3 tháng đầu. Sau đó vắng và bắt đầu quay trở lại trong khoảng 3-6 tháng sau. Đó là trong trường hợp họ không tìm được địa điểm tốt hơn. Do đó, Phở Thìn luôn tập trung phát triển sản phẩm để “giữ chân” khách hàng.
ông thức được đúc kết lại là: 3 tháng đầu rất đông. 3-6 tháng tiếp theo đạt 30-50% so với thời điểm ban đầu. Cuối cùng là trở lại như thời điểm khai trương sau 2 năm. Chưa kể, còn có một số quán phải đóng cửa sau vài tháng. Đặc trưng của ngành F&B là cần chu kỳ dài hơi và bền vững hơn chứ sẽ không lãi ngay. Với tầm nhìn dài hạn, Phở Thìn Lò Đúc luôn có những chiến lược phù hợp.
5.4. Lạm phát và câu chuyện Phở Thìn nhất quyết không tăng giá
Tệp khách hàng mà Phở Thìn hướng đến là những người có tầm nhìn và rất yêu Phở. Do đó, làm sao để làm hài lòng khách hàng nhất là điều thương hiệu luôn trăn trở. Ngoài ra, như đã nói ở trên, thương hiệu này hướng đến sự phát triển bền vững chứ không ngắn hạn. Chưa kể, câu chuyện lạm phát sẽ chỉ diễn ra trong vòng 6 tháng tới 1 năm. Do đó, nó không ảnh hưởng đến bài toán dài hạn được đề cập trước đó. Và phát triển một thương hiệu có gốc không thể thiếu bài toán này.
6. Phở Thìn Lò Đúc sẽ phát triển ra sao trong 10 năm tới?
Trong 10 năm tới, Phở Thìn Lò Đúc muốn tập trung phát triển và mở rộng tại thị trường quốc tế. Qua đó, khẳng định vị thế và lan tỏa văn hóa ẩm thực truyền thống tới bạn bè quốc tế. Các điểm bán mở mới tại Việt Nam mang tính chất giao lưu, kết nối. Mục tiêu 1 cửa hàng lớn ở mỗi tỉnh thành để đáp ứng nhu cầu khách địa phương. Ngoài phát triển tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc với mục tiêu mở 100 điểm bán hàng mới. Phở Thìn đang dần tiến tới thị trường Australia khi sắp khai trương cửa hàng đầu tiên. Đồng thời, hướng tới việc phát triển Head Office tại quốc gia này trong năm 2021.
Ngoài ra, còn đặt ra mục tiêu thành công tạo chuỗi cung ứng toàn cầu năm 2025. Thương hiệu sẽ cung cấp đầy đủ các nguyên liệu để đảm bảo chất lượng được đồng bộ tuyệt đối. Ngoài ra, ông Thìn còn khát khao muốn nâng tầm Phở thìn trở thành di sản văn hóa Hà Nội. Dù không gian ngày càng hiện đại, mới mẻ nhưng đây vẫn là thức quà mà ông dành trọn cho người yêu phở. Đó là những gì tinh túy, đậm chất hồn phở, hồn Việt nhất.
7. Tạm kết
Phở Thìn gây thiện cảm lớn khi luôn muốn món ăn Việt Nam, đặc biệt là các món truyền thống được định vị xứng đáng với giá trị thực. Nhất là trong mắt bạn bè quốc tế. “Nếu coi F&B là một bước đi lâu dài, hãy làm ẩm thực bằng cả cái tâm, bằng tình yêu với món ăn đó, chứ đừng làm vì mục đích thương mại”. Đây cũng chính là giá trị cốt lõi làm kim chỉ nam giúp Phở Thìn tồn tại, phát triển và dẫn đầu suốt 4 thập kỷ. Nhắc đến phở, nhắc đến Việt Nam là nhớ ngay đến Phở Thìn.
Happy Live Team
Nguồn: nhahangso.com
Có thể bạn quan tâm