Mục tiêu của bạn là lãi kép lợi nhuận, chứ không phải cố gắng bù đắp thua lỗ
Mục tiêu của bạn là lãi kép lợi nhuận, chứ không phải cố gắng bù đắp thua lỗ, bạn kiếm được nhiều tiền nhất ở các cổ phiếu dẫn dắt mới và hãy luôn tuân thủ quy tắc giao dịch của mình.
Mục tiêu của bạn là lãi kép lợi nhuận, chứ không phải cố gắng bù đắp thua lỗ
Giả sử bạn kiếm được khoản lãi 25% ở một vị thế trị giá $10,000. Bây giờ, bạn đang có số tiền $12,500 để đầu tư vào một cổ phiếu khác. Nếu bạn kiếm được khoản lãi 20% ở giao dịch tiếp theo, bây giờ bạn sẽ có $15,000. Tổng lãi sau hai lượt giao dịch là 50%. Đó chính là vẻ đẹp của lãi kép. Nhưng bạn sẽ ở trong một tình huống hoàn toàn trái ngược nếu như lờ đi cả quy tắc chốt lãi 20% – 25% và quy tắc cắt lỗ 7% – 8%, để chấp nhận khoản lỗ 50%. Bây giờ, bạn chỉ còn $5,000 (vì lỗ 50%) để đầu tư. Lúc này, bạn cần khoản lãi 100% chỉ để bù đắp số tiền thua lỗ. Các nhà đầu tư chấp nhận mức lỗ lớn sẽ không có cơ hội được hưởng lợi từ sức mạnh lãi kép.
Bạn kiếm được nhiều tiền nhất ở các cổ phiếu dẫn dắt mới
Nếu chỉ 1 trong 8 cổ phiếu dẫn dắt cũ tiếp tục làm cổ phiếu dẫn dắt một lần nữa, quy luật lịch sử này đang nói lên điều gì? Đó là trong mỗi chu kỳ thị trường tăng giá, sẽ có những cái tên mới xuất hiện. Chính các cổ phiếu dẫn dắt mới, chứ không phải là các cổ phiếu dẫn dắt cũ, sẽ tăng giá gấp đôi hoặc gấp ba.
Vì thế, nếu bạn bị lỗ ở các cổ phiếu dẫn dắt cũ và vẫn kiên trì nắm giữ nó, sẽ phải mất hàng chục năm trời trước khi bạn bù đắp được khoản lỗ, hoặc thậm chí là chẳng bao giờ. Trong khi đó, bạn bỏ lỡ cơ hội kiếm được khoản tiền lớn từ các cổ phiếu dẫn dắt hiện tại đang tăng giá vùn vụt.
Đó chính là chi phí cơ hội quá lớn mà không ai trong chúng ta có thể chịu đựng nổi.
Hãy nhớ lại tình huống về cổ phiếu DryShip mà chúng ta đã thảo luận trước đây. Từ tháng 1/2006 đến tháng 11/2007, cổ phiếu này tăng từ $14 đến $131, tức tăng 835% chỉ trong một năm. Thậm chí bạn chỉ cần ăn được một khúc trong con sóng này, bạn vẫn có thể kiếm được số tiền lớn.
Nhưng nếu bạn kiên quyết nắm giữ cổ phiếu này khi khủng hoảng tài chính 2008 đẩy thị trường vào xu hướng giảm giá, bạn sẽ chứng kiến cổ phiếu DryShips giảm từ $131 xuống còn chưa tới $2 trong 5 năm tới.
Đó là một khoản lỗ đủ lớn, nếu không muốn nói là không thể nào tệ hơn. Các nhà đầu tư kiên quyết nắm giữ DryShip sẽ bỏ lỡ hầu hết các siêu cổ phiếu mới xuất hiện trong thị trường tăng giá từ năm 2009, đó là những cổ phiếu tăng 100%, 200% hoặc hơn thế nữa như: Chipotle Mexican Grill, Apple, Ulta Beauty, Lululemon Athletica, Watson Pharmaceuticals, Tractor Supply, Ross Stores, Dollar General, Panera Bread, Intuitive Surgical, SolarWinds, Rackspace Hosting, Priceline.com, TDG, Mellanox Technologies, Michael Kors, 3D Systems và hàng tá cổ phiếu khác.
Tất cả điều này chỉ để chúng ta hiểu được một khái niệm đơn giản: Chúng ta kiếm tiền trong xu hướng tăng bằng cách tuân thủ Danh Sách Kiểm Tra Tín Hiệu Mua. Sau đó chốt lợi nhuận và cắt lỗ nhanh khi thị trường suy yếu bằng cách sử dụng Danh Sách Kiểm Tra Tín Hiệu Bán. Đó chính là cách bạn làm giàu từ chứng khoán.
*Tham khảo Danh Sách Kiểm Tra Tín Hiệu Mua và Danh Sách Kiểm Tra Tín Hiệu Bán trong ấn phẩm Bộ sách Làm Giàu Từ Chứng Khoán (How To Make Money In Stock) phiên bản mới + Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM Cho Người Mới Bắt Đầu.
CÁCH BẠN ÁP DỤNG CHÍNH XÁC QUY TẮC CẮT LỖ 7%-8%
Chú ý quy tắc này chỉ được kích hoạt khi cổ phiếu giảm xuống thấp hơn 7% – 8% so với giá mua của bạn. Ví dụ, nếu bạn mua cổ phiếu tại giá $100 và sau đó giảm xuống còn $92, bạn phải cắt lỗ ngay lập tức. Nhưng nếu bạn mua cổ phiếu tại mức giá $100 và sau đó tăng lên $150. Nếu cổ phiếu giảm 8% xuống còn $138, quy tắc bán này không được kích hoạt.
> Chỉ bằng việc tuân thủ các quy tắc và các tín hiệu của thị trường, nhà đầu tư sẽ có thể an toàn và kiếm được lợi nhuận.
Có thể bạn quan tâm:
Bộ sách Giao dịch theo xu hướng đánh bại thị trường
(Một hệ thống kiến thức để bạn có thể tự mình đầu tư)