Muốn bình đẳng giới, hãy bắt đầu thay đổi từ búp bê Barbie
Debbie Sterling là nhà sáng lập kiêm GoldieBlox, một công ty sản xuất đồ chơi nhằm truyền cảm hứng đến các bé gái trở thành những nữ kỹ sư.
1. Nguồn cảm hứng đến từ đâu?
“Nếu ngày mai là sinh nhật của một cô cháu gái của bạn, bạn sẽ muốn mua gì tặng cô bé?” Ý tưởng đầu tiên hiện lên trong đầu của bất kỳ ai là một chiếc váy màu hồng, búp bê Barbie hay bộ đầu chơi nấu ăn hay nội trợ. Chắc chẳng có ai nghĩ sẽ tặng bé gái một bộ đồ chơi Lego bởi nó vốn được mặc định dành cho bé trai. Và là con gái thì sẽ trở thành công chúa, nội trợ, những thứ liên quan tới kỹ thuật là phần của con trai.
Búp bê Barbie dường như chỉ là chuyện đồ chơi của trẻ con nhưng nó lại có nhiều liên hệ đến một thực tế hiện tay trong thế giới người lớn: Khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học được xem là những ngành xem là độc quyền của nam giới. Theo số liệu trong một bài viết của tạp chí công nghệ Techcrunch, 90% những công việc kỹ thuật đều thuộc về nam giới.
Làm sao để lấp được lỗ hổng giới tính này và ngày càng có nhiều phụ nữ được tham gia vào những ngành đặc thù này?
Đây là câu mục tiêu cuộc sống của một nữ kỹ sư có tên Debbie Sterling. Cô là nhà sáng lập kiêm GoldieBlox, một công ty sản xuất đồ chơi nhằm truyền cảm hứng đến các bé gái trở thành những nữ kỹ sư. Cô cũng là 1 trong 20 phụ nữ có ảnh hưởng nhất tới thế giới do Business Insider bình chọn.
“Khi tôi còn là một cô bé, tôi hình dung một nhà khoa học là một người đàn ông da trắng với tóc trắng, ngồi tai bàn nghiên cứu cả ngày cũng với áo khoác trắng và không có bạn bè và đó không phải là cách tôi muốn nhìn bản thân mình như vậy. Là một người sáng tạo, tôi không bao giờ nghĩ nghề kỹ sư sẽ dành cho mình. Sự thật là nghề kỹ thuật có thể thực sự khá sáng tạo. Tôi nhận ra điều này khi bước chân vào trường đại học Stanford. Có nhiều cô bé trên thế giới này cũng giống như tôi, có khả năng để trở thành những kỹ sư nhưng chưa bao giờ nghĩ đến nó trước đó.”, Debbie Sterling chia sẻ.
Từ ý tưởng truyền cảm hứng nghề nghiệp kỹ sư đến các bé gái, Debbie cho ra đời GoldieBlox vào năm 2012. Trước khi lập ra GoldieBlox, Debbie từng có 7 năm đảm nhiệm vị trí tư vấn chiến lược thương hiệu cho những hãng lớn như Microsoft, T-Mobile, Organic Valley và New York Knicks.
2. Tính sáng tạo và thông điệp qua đồ chơi lắp ghép cho bé gái
GoldieBlox chuyên sản xuất đồ chơi lắp ghép cho bé gái kèm theo sách hướng dẫn thông qua các câu chuyện. Các bé sẽ là người giải quyết vấn đề bằng việc xây dựng những cỗ máy dơn giản. Debbie là người viết và hướng dẫn những câu chuyện của Goldie. Năm 2012, thông qua chương trình Kickstarter, chỉ trong 30 ngày, GoldieBlox đã kêu gọi được 285.000 USD tài trợ. Từ số vốn khiêm tốn này, GoldieBlox đã bán được hơn 1 triệu USD sản phẩm trong vòng chưa tới 1 năm.
GoldieBlox là công ty đầu tiên sản xuất đồ chơi cho bé gái đi ngược với xu hướng của ngành chính vì vậy cũng đối mặt với nhiều thách thức. Nữ CEO này chia sẻ, “Có rất nhiều lời khuyên với tôi rằng ngành công nghiệp đồ chơi vốn định hình các bé gái thích búp bê và bé trai thích xây dựng. Đi ngược với khuôn mẫu đó và thay đổi tư duy các bậc cha mẹ là một thách thức không hề đơn giản.”
Được truyền cảm hứng từ COO nổi tiếng của hãng Facebook Sheryl Sandberg, Debbie tin rằng những nỗ lực của cô sẽ góp phần tạo nên diện mạo mới của những ngành đặc thù của nam giới trong tương lai. Lời khuyên của Debbie đối với những doanh nhân trên con đường thực hiện lý tưởng thay đổi thế giới là: “Hãy làm những điều mà bạn nghĩ mình không thể. Đừng để bị đe dọa bởi những điều dường như không thể. Nếu bạn có niềm đam mê mãnh liệt, không điều gì có thể ngăn cản bạn. Tại sao không dấn thân theo đuổi những thứ bạn thực sự muốn?”
Nguồn: cafebiz.vn
Có thể bạn quan tâm:
396 LỜI KHUYÊN KHAI THÔNG TRÍ TUỆ – NÂNG TẦM TƯ DUY