NẾN NHẬT A Bờ Cờ: Mẫu hình nến đường phản công giảm (Bearish Counterattack Line)
Mẫu hình nến đường phản công giảm là mẫu hình hai nến ngược nhau. Thường mẫu hình này cho tín hiệu đảo chiều ở đỉnh và xuất hiện vào cuối một xu hướng tăng.
MÔ TẢ CỦA ĐƯỜNG PHẢN CÔNG GIẢM (BEARISH COUNTERATTACK LINE):
Mẫu hình thường hình thành vào cuối một xu hướng giảm. Bao gồm:
- Nến đầu tiên là một nến tăng.
- Nến thứ hai mở cửa cách xa trên giá đóng cửa của nến tăng đầu tiên nhưng sau đó quay đầu, đóng cửa tại cùng mức giá với giá đóng cửa của nến đầu tiên. Có thể thấy, nến thứ hai là một nến giảm mạnh.
Ý NGHĨA:
- Mẫu hình đường phản công thường cho tín hiệu đảo chiều không mạnh, cần thêm một số tín hiệu xác nhận sau đó.
- Đối với đường phản công giảm, một khoảng trống tăng giá mở cửa tạm thời ở cây nến thứ hai đã cho đã giúp bên mua cảm thấy tự tin.
- Nhưng thay vì giá tiếp tục tăng, thị trường đảo chiều đi xuống. Bên mua đã bị bất ngờ. Khoảng trống giá nhanh chóng được lấp đầy và đóng cửa tại mức giá ngang với giá đóng cửa của nến trước đó. Bên mua không đạt được trong ngày này.
- Bên cạnh đó, mẫu hình xuất hiện cũng đánh dấu cho một vùng tâm lý quan trọng. Đó có thể là vùng kháng cự từ trước đó. Hoặc cũng có thể thiết lập cho một vùng kháng cự tiềm năng trong tương lai.
- Khi kết hợp nến, mẫu hình tạo nến những cây nến bóng dài. Tùy vào kích thước các cây nến thành phần mà có thể tạo các nến mang nhiếu ý nghĩa đảo chiều hơn.
P/s: – Bài viết chỉ mang tính chất giới thiệu, nên tham khảo thêm những bài viết chuyên sâu, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng nến Nhật trong giao dịch một cách hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm: Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật
“Bộ vuốt” phân tích đồ thị cho những góc nhìn độc nhất về sức khỏe thị trường và những tín hiệu đảo chiều sớm