fbpx

Một số nền tảng cơ bản về mô hình nến Nhật

Mô hình nến Nhật tương tự như đồ thị thanh của phương Tây: Giá cao nhất của một khoảng thời gian được thể hiện, cũng như mức thấp nhất, giá mở cửa và đóng cửa trong thời gian đó.

(*) Bài viết trích từ sách “Hệ thống giao dịch Ichimoku Charts” – Nicole Elliott (đặt sách tại đây)

nền tảng cơ bản về nến nhật
nền tảng cơ bản về nến nhật

Mô hình nến – Nền tảng cơ bản

Mô hình nến Nhật tương tự như đồ thị thanh của phương Tây: Giá cao nhất của một khoảng thời gian được thể hiện, cũng như mức thấp nhất, giá mở cửa và đóng cửa trong thời gian đó.

Trong khi đồ thị thanh có ít dấu ngang nhỏ hai bên của thanh dọc để chỉ giá mở cửa và giá đóng cửa (và đôi khi chỉ là giá đóng cửa – nếu cả 2 giá mở cửa và đóng cửa như nhau – người dịch), nến Nhật thể hiện cho hầu hết hai phần dữ liệu trên. Chúng được vẽ rộng ra hai bên của thanh giá và được gọi là thân nến. Vì vậy, bạn có một đường thẳng đứng mỏng thể hiện giá cao và giá thấp. Giữa hai thanh thẳng đứng của cây nến, bạn thấy có một cột phình to ở giữa thể hiện giá mở và giá đóng cửa. Cột này có màu đen (hoặc bất kỳ màu nào khác mà bạn chọn – thường là màu đỏ như hiện tại) nếu thị trường đóng cửa ở mức giá thấp hơn giá mở cửa, hoặc để trống (màu trắng – hoặc là màu xanh như trên nhiều đồ thị) nếu nó đóng cửa ở mức giá cao hơn giá mở cửa.

Với nến Nhật, chúng ta hãy để ý tới những mẫu hình đảo chiều, điều mà tôi thường nhìn thấy rõ ràng hơn nhiều so với trên đồ thị thanh của phương Tây. Một số trong số này có tên cũng rất đáng yêu, giống như nến Shooting Star- Sao băng hay Evening Star – Sao hôm, Three Back Crows – Ba con quạ đen, Spinning Top – Con quay đỉnh và Fry Pan Bottom – Chảo đáy, Abandoned Baby – Em bé bị bỏ rơi, và mô hình yêu thích của tôi, Hanging Man – người đang treo cổ!

Nó chỉ là một bước tiến nhỏ giữa đồ thị thanh và nến, nhưng sự khác biệt là đáng kể. Sau khi bắt đầu và làm việc với đồ thị thanh, thời điểm tôi chuyển sang nến, tôi ước gì tôi đã làm điều này trong những năm trước đó, khi đó tôi đã có thể nhìn thấy những điểm quan trọng và giải thích hành động thị trường nhanh hơn rất nhiều. Điều này rất quan trọng với tôi bởi vì mỗi buổi sáng tôi phải nhìn vào hàng trăm đồ thị và tốc độ là điều cốt yếu quan trọng.

Vòng đời của một cây nến

Giả sử thị trường (index) bạn đang nghiên cứu bắt đầu ngày tại mức 100.00, là mức giá của nó đóng cửa vào buổi tối trước đó. Cây nến sẽ trông như sau:

Chỉ một đường ngang nhỏ

 mô hình nến nhật

Trong suốt buổi sáng thị trường tăng đến 105.00, do đó cây nến sẽ bây giờ nhìn như thế này:

mô hình nến nhật

Sau buổi trưa, giá giảm trở lại xuống đến nơi mà nó đã bắt đầu, bỏ qua sự tăng trưởng vào buổi sáng, và nến của chúng ta bây giờ sẽ trông như thế này.

mô hình nến nhật

Tôi tin bạn sẽ đồng ý rằng các tín hiệu bây giờ rất khác (một “Doji bia mộ”) với những gì đã xảy ra vào buổi sáng khi chúng ta đi nghỉ trưa và ăn trưa.

Lưu ý rằng một số thị trường văn minh, giống như thị trường chứng khoán Tokyo, vẫn dừng lại ăn trưa. Một số nhà phân tích cho phiên buổi sáng và phiên buổi chiều riêng biệt thành hai cây nến cho giá trị hoạt động của giá mỗi ngày. Điều này tất nhiên tạo ra tình trạng lộn xộn với đường trung bình và dao động khác, nhưng sau đó dễ dàng để nhìn lại mỗi khối di chuyển hoạt động của giá. Tôi cũng sử dụng nến trong ngày cho các công cụ và khung thời gian nhất định. Tôi thường sử dụng những khung bốn giờ, nó thể hiện các chi tiết về cách thức thị trường phát triển trong ngày mà không làm tắc nghẽn trên màn hình với quá nhiều đường giá di chuyển không rõ xu hướng (sideways).

Ngày hôm sau thị trường của chúng ta mở cửa có khoảng cách thấp hơn, thí dụ là 95.00, vì vậy nến của chúng ta bây giờ nhìn như vậy:

mô hình nến nhật

Sau đó, trong suốt cả ngày hôm sau giá tăng lên liên tục và từ từ đóng cửa tại 105.00, làm cho sự kết hợp hai ngày kết thúc như thế này:

mô hình nến nhật

Rõ ràng (sau hai ngày) đây không phải xu hướng giảm (bearish) của thị trường.

Những gì tôi đang cố gắng để nhấn mạnh ở đây là chỉ lúc đóng cửa của ngày hay khoảng thời gian chúng ta mới có thể tự tin rằng chúng ta có một mô hình đồ thị có tín hiệu quan trọng hay nó đơn giản chỉ là tín hiệu gây nhiễu, ngay cả khi hành động biến động về giá là rõ rệt (nghiêng về tăng mạnh hoặc giảm mạnh – người dịch). Điều này có thể được thấy rõ ràng vào đồ thị ngày, nhưng tôi mong bạn hãy nhớ điều này khi làm việc với nến trên đồ thị tuần và tháng. Thật sự dễ dàng để tập trung vào các hành động giá mới nhất trong ngày, nhưng chúng ta lại quên rằng tất cả chỉ có thể được sáng tỏ về cuối phiên với giá đóng cửa của ngày.

Đọc thêm tại Chương 2: Cấu thành của Clound Chart – Sách Hệ Thống Giao Dịch Ichimoku Charts”

 

Có thể bạn quan tâm:

Hệ thống giao dịch Ichimoku Charts

Ichimoku Kinko Clounds

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

 

Các viết cùng chủ đề