fbpx

Nghệ thuật sống là nghệ thuật cho đi

Bạn có từng tự hỏi tại sao con người lại khao khát cho đi giá trị mình đang có? Nó không đơn giản xuất phát từ ham muốn được chia sẻ, thói hư vinh hay thể hiện cái tôi. Mà đó là một mắt xích quan trọng, làm nên cuộc đời thịnh vượng của bạn. 

Nghệ thuật sống là nghệ thuật cho đi
Anh Thái Phạm – Founder Happy Live, tác giả sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng

Khái niệm bánh xe cuộc đời có lẽ khá quen thuộc đối với một bạn trẻ và rất nhiều nhà huấn luyện phát triển con người ở Việt Nam cũng như thế giới. Nhưng thay vì lấy đúng theo những gì đã được nước ngoài nghiên cứu về dịch và phân tích, tôi muốn chia sẻ với các bạn 8 yếu tố tạo nên bánh xe cuộc đời do chính tôi, Thái Phạm tự đúc kết sau rất nhiều năm mày mò nghiên cứu!Nghệ thuật sống là nghệ thuật cho đi

Nếu như bạn tập trung nâng cao lĩnh vực sức khỏe, nhiều khả năng bạn sẽ cảm thấy năng lượng dồi dào và thái độ của bạn trở nên tích cực hơn với cuộc đời. Điều này có thể là hệ quả dẫn đến mối quan hệ của bạn với những người khác cũng tăng lên, hoặc sự nghiệp của bạn cũng phát triển hơn do bạn có năng lượng làm việc gấp đôi người khác. Nếu như bạn tập trung nâng cao lĩnh vực tình yêu của mình và luôn cảm thấy yêu thương trong cuộc đời mình, tự nhiên bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và cuộc đời này quá dễ thương. Từ đó có thể bạn sẽ muốn lan tỏa tình yêu trong các mối quan hệ khác của mình khiến cho lĩnh vực mối quan hệ cũng trở nên tốt lên hơn.

(*) Bài viết được trích từ sách Thiết Kế Cuộc Đời Thịnh Vượng – Chiến lược làm chủ vận mệnh hoàn hảo, xem thêm thông tin sách tại đây:

Sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng

Nếu như bạn tập trung nâng cao lĩnh vực phát triển bản thân thì có thể kéo theo tất cả các lĩnh vực khác cùng tăng lên một tầm cao mới.

Mấu chốt ở đây là tìm ra những cách để giúp bạn cân bằng các lĩnh vực này trong một tuần bằng các hoạt động khác nhau. Nếu chỉ tập trung vào một lĩnh vực mà bỏ quên các lĩnh vực khác trong suốt một tuần thì sẽ rất nguy hiểm vì chúng ta có nguy cơ rơi vào hình dạng bánh xe xiên vẹo và méo mó.Nghệ thuật sống là nghệ thuật cho đi

Tôi sẽ kể cho các bạn một câu chuyện mà tôi thấy rất ngưỡng mộ về cách một người Việt Nam giàu có, thành công đã làm chủ cuộc đời và tạo ra một bánh xe cuộc đời hoàn mỹ như thế nào. Câu chuyện này sẽ khiến bạn suy nghĩ và tham khảo được nhiều điều hay. Trong một chuyến đi công tác tại Mỹ năm 2019, tôi có gặp cô hảo, cô là người làm thiện nguyện không biết mệt mỏi trong suốt 40 năm qua.

Năm 1987, khi đất nước mở cửa, cô Thảo – lúc đó đang công tác tại trường Đại Học Thương Mại Hà Nội – liền từ bỏ môi trường làm việc an toàn để ra biển lớn và làm ăn, kinh doanh buôn bán. Nhờ tài làm ăn khéo léo, tháo vát, sự chăm chỉ của cô mà gia đình đã ăn nên làm ra và tạo ra một sản nghiệp đáng kể. Điều cô hảo làm được là tận dụng cơ hội và nhanh nhạy hơn người. Sau đó, cô và gia đình đi định cư tại Mỹ. Ở Mỹ, mỗi năm cô đều bảo lãnh những đứa trẻ Việt Nam hoàn cảnh khó khăn, bị gia đình bỏ rơi hoặc bị khuyết tật sang Mỹ để nuôi. Cô nuôi những đứa trẻ ấy bằng sự kỷ luật, lòng yêu thương và sự kiên trì.Nghệ thuật sống là nghệ thuật cho đi

Cứ năm giờ sáng, theo kỷ luật của cô đặt ra, tất cả bọn trẻ phải dậy, tự đánh răng rửa mặt, chạy bộ, sắp xếp đồ đạc và tự đi đến trường. Chiều về phải cùng nhau làm việc nhà và yêu thương những người bạn của mình như anh em. Trước khi đi ngủ, bọn trẻ đều phải chuẩn bị quần áo và sách vở để sáng mai có thể thức dậy lúc năm giờ. Cô đã làm thiện nguyện nhiều đến nỗi khi sang thăm tòa thánh Vatican thì cô là người Việt Nam duy nhất được đức Hồng Y Giáo Chủ đón tiếp vì những cống hiến không mệt mỏi và bền bỉ của mình suốt mấy chục năm qua. Đóng góp cho giáo hội và đóng góp cho cộng đồng. Thật đáng nể!

Tất nhiên gia đình của cô thì giàu không sao kể xiết! Nhưng lại có cuộc sống cực kỳ giản dị, khiêm tốn. Và tôi, cũng không muốn đề cập đến sự giàu có về vật chất, mà điều tôi kính trọng ở cô là cô quản trị rất tốt cảm xúc và tinh thần của mình.

Trước khi chia tay với vợ chồng tôi tại Washington DC, cô có nói một câu mà tôi vô cùng tâm đắc: “Khi nào tôi mất đi nhuệ khí thì tôi mất đi cả cuộc đời!” Một câu nói đắt giá đến từng chữ. Điều đó cũng cho thấy rằng trong tám yếu tố của bánh xe cuộc đời, điều bạn cần quản trị tốt là cảm xúc và tinh thần của bản thân. Tức là nhuệ khí, sự hào sảng của bạn. Quản trị và gắn nó với tất cả những điều tích cực nhất mà bạn gặp trong cuộc đời này. Việc tôi kể ra cho bạn nghe câu chuyện về cô như một minh chứng về một người quản lý xuất sắc 8 yếu tố của bánh xe cuộc đời.

Nghệ thuật sống là nghệ thuật cho đi
“Khi nào tôi mất đi nhuệ khí thì tôi mất đi cả cuộc đời!”

Một con người nhân hậu, biết cho đi, luôn sống trong tình yêu thương, kỷ luật và hệ quả là cô có một gia đình hạnh phúc, một công việc làm ăn thành đạt và cực kỳ giàu có. Cô thực hành tất cả những điều này từ năm 40 tuổi, đến nay đã là 40 năm. Bạn sẽ bất ngờ khi cô nay đã 80 tuổi mà nhìn trẻ cứ như vẫn 60 tuổi vậy.

Vậy bạn của tôi, bạn muốn sống cuộc đời viên mãn hay một cuộc đời gập ghềnh như thể một bánh xe bị gãy mất nan hoa? Bánh xe lồi lõm như hình ảnh ở phía trước tôi đã mô tả cho bạn? Tất cả đều nằm ở quyết định của bạn. Nếu bạn quản trị tốt sức khỏe, tâm linh, tinh thần, cảm xúc thì tiền bạc, sự nghiệp, mối quan hệ, tình yêu sẽ tìm đến với bạn. Nhớ rằng: Thế giới bên ngoài là phản ánh của nội tâm bên trong. Bạn sẽ không có được điều mình muốn nếu không nỗ lực thay đổi mình!

Trích từ chương 3 sách: Thiết kế cuộc đời thịnh vượng

 

Có thể bạn quan tâm:
thiết kế cuộc đời thịnh vượng 2021

Các viết cùng chủ đề