fbpx

Nhà đầu tư học gì từ truyện ngụ ngôn “con cáo và con nhím”

Đa số những nhà đầu tư thành công đều mang tính cách của con nhím. Nghe xong chắc các bạn không khỏi giật mình đúng không. Trước khi giải thích tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu truyện cổ Hy Lạp về con nhím và con cáo, sau đó các bạn hãy tự chiêm nghiệm xem mình là con cáo hay con nhím.

Truyện con cáo và nhím

Loài cáo biết nhiều thứ, nhưng loài nhím chỉ biết một thứ lớn. Cáo là loài khôn ngoan tinh ranh, có thể nghĩ ra rất nhiều mưu kế bẩn hèn để tấn công nhím. Ngày qua ngày, cáo luẩn quẩn ở hang để rình nhím, chờ đợi thời cơ thích hợp để tấn công nhím. Nhanh nhẹn, đẹp đẽ, khéo léo, có vẻ như phần thắng sẽ thuộc về cáo. Ngược lại nhím là một loài thấp kém, nó lạch bạch đi lại, tìm thức ăn và chăm sóc cái hang nó mỗi ngày.

Một ngày như mọi ngày, cáo lặng lẽ chờ ở ngã 3 đường. Nhím thì đang chăm chú lo việc của mình, vô tình đi ngay vào con đường mà cáo đang chờ. Cáo nghĩ thầm trong bụng: “Lần này tao sẽ bắt được mày”. Nhanh như chớp nó nhảy phóc ra, con nhím nhỏ bé, nhín lên con cáo rồi tự nghĩ: “Lại là mày nữa à, sao mày nhây vậy, còn trò gì mới hơn không”. Ngay lập tức con nhím cuộn tròn lại thành quả cầu gai, những cái gai đâm ra tứ phía, bén nhọn. Cáo càng chồm tới thì gặp sự tự vệ của nhím, đành phải lùi lại, rút vào cánh rừng tiếp tục suy nghĩ cách tấn công con nhím.

Mỗi ngày con cáo và con nhím chạm trán nhau vài lần. Mặc dù con cáo rất khôn ngoan nhưng con nhím mới là kẻ “thắng cuộc”.

Khái niệm con nhím liên quan gì đến nhà đầu tư?

Tương tự như trong sách tôi tạm chia nhà đầu tư chúng ta làm 2 loại, một là con cáo và hai là con nhím. Ai nghĩ mình là cáo? Tôi nghĩ hầu hết nhà đầu tư lâu năm đều nghĩ mình là cáo. Vậy ai là nhím? Xin mời xem tiếp.

Cáo cố gắng theo đuổi nhiều thứ cùng một lúc và nhìn thế giới một cách đầy phức tạp.

Cáo cố gắng theo đuổi nhiều thứ cùng một lúc và nhìn thế giới một cách đầy phức tạp. Suy nghĩ của nhà đầu tư theo kiểu này sẽ bị phân mảnh, chia làm nhiều hướng, không thống nhất và cực kỳ phức tạp, nhà đầu tư theo kiểu cáo không thể kết nối hết các ý tưởng, hay những phương pháp thành một thể thống nhất, họ thích hoặc bắt buộc phải tản mạn.

Nhím thì ngược lại, giữa sự biến động lộn xộn và phức tạp của thị trường tài chinh, loại nhà đầu tư này sẽ có xu hướng đơn giản hóa mọi thứ. Họ có kỹ năng biến phương pháp để phản ứng với thị trường thành đơn giản nhất và dẫn dắt mọi thứ trong tầm kiểm soát.

Phương pháp của họ thường chỉ là một nguyên lý căn bản, hoặc một khái niệm gì đó nghe không có vẻ màu mè bóng bẩy, thậm chí nghe xong nhiều người còn cảm thấy tầm thường.

Đối với nhà đầu tư kiểu nhím bất cứ thứ gì không liên quan đến phương pháp của họ đều vô nghĩa. Giá lên cao quá, nhưng phương pháp của họ chưa báo tín hiệu, thì điều đó cũng vô nghĩa.

Vậy rốt cuộc quan điểm ở đây là gì? Tôi nghĩ nó quá rõ ràng, câu trả lời tiếp theo tôi nên để các bạn chia sẻ quan điểm của mình.

Nhưng tới đây chưa hết, vì còn vài vấn đề mà nhà đầu tư nhím cần được làm rõ.

Đâu phải ai suy nghĩ đơn giản cũng thành công

Đơn giản không đồng nghĩa với thành công. Bạn muốn đơn giản theo kiểu nhím hay muốn biến sự đơn giản tuyệt vời thành chiến thắng, bạn cần phải kèm theo một số điều kiện nữa. Và đây cũng là bí mật tôi muốn chia sẻ. Nếu các bạn chưa có những điều này, tôi không nghĩ các bạn có thể thành công.

Tôi lấy VD thế này cho dễ hiểu, có những nhà đầu tư sử dụng phương pháp rất đơn giản: Anh A chỉ dùng Pinbar + cản, anh B sử dung BBs kết hợp Stochastic, anh C chỉ chuyên đánh Breakout. Đây là ý tướng đơn giản, vô cùng đơn giản, những người này thì kiếm được tiền,còn những người kia lại không. Tại sao lại có sự khác biệt đó.

Bạn cần phải hiểu rõ khái niệm con nhím với ba vòng tròn sau:

Vòng tròn 1: Ban có thể giỏi nhất ở kỹ năng phân tích nào, trường phái nào, phương pháp nào ? Có thể bạn chỉ giỏi sử dụng Bollinger Bands, Stochastic. Bạn kẻ Fibo rất chính xác. Bạn xác định sóng Harmonic thì không ai bằng.

Bạn đã xác định được thế mạnh cho mình chưa. Bạn sử dụng công cụ hay phương pháp nào là giỏi nhất.

Vòng tròn 2: Bạn thích phương pháp nào nhất? Cái mình giỏi nhất chưa chắc là mình thích nhất. Nhiều khi tôi giỏi kẻ Fibo nhưng tôi lại thích dùng BBs hơn. Vậy ý tưởng đây là gì? Kết hợp 2 thứ lại, tạo một system lấy cốt lõi là Fibo và BBs.

Nhưng trước tiên, bạn phải xem bạn cuồng phương pháp nào. Thích thôi chưa đủ, phải cuồng. Để khi bạn thất bại với nó, bạn vẫn có đủ động lực để phát triển và hoàn thiện nó.

Vòng tròn 3: Nó phải thực tế. Dĩ nhiên nó phải kiếm được tiền cho bạn thì bạn mới sử dụng nó. VD tôi rất giỏi chơi theo tin tức, nhưng thực tế tôi bị tổ lái quá nhiều ở thị trường chứng khoán Việt Nam vì thế tôi không kiếm được tiền, vậy thì phải bỏ qua và tìm khái niệm con nhím khác.

Nguồn: kakata

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư tài chính happy.live

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề