fbpx

Nhật Bản: Nhiều doanh nghiệp phá sản do thiếu lao động

Trong 7 tháng đầu năm 2019, số doanh nghiệp phá sản tại Nhật Bản vì thiếu lao động là 227 doanh nghiệp.

Nhật Bản: Nhiều doanh nghiệp phá sản do thiếu lao động

Số lượng doanh nghiệp của Nhật Bản bị phá sản đã liên tục giảm trong 10 năm qua nhờ chính sách nới lỏng vay vốn của chính phủ. Nhưng đi ngược lại với xu hướng đó, thì doanh nghiệp phá sản do thiếu lao động lại liên tục tăng, đáng báo động là các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, mà trung tâm là ngành điều dưỡng, chăm sóc người già.

Chỉ trong vòng 7 tháng đầu năm 2019, đã có trên 220 doanh nghiệp phá sản vì thiếu lao động, tức là gần bằng 60% của năm 2018, năm ghi nhận kỷ lục số doanh nghiệp phá sản do thiếu lao động. Nếu theo xu hướng này, số lượng doanh nghiệp phá sản vì thiếu lao động của năm 2019 sẽ vượt năm 2018.

Theo tờ Nikkei Asia Review dẫn thống kê của trung tâm nghiên cứu tín dụng hàng đầu nhật bản Tokyo Shoko (TSR) cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2019, số doanh nghiệp phá sản vì thiếu lao động là 227 doanh nghiệp, trong khi đó năm 2018, số doanh nghiệp phá sản vì thiếu lao động là 387 doanh nghiệp, năm kỷ lục kể từ khi có số liệu thống kê từ năm 2013. Theo dự báo của Tokyo Shoko, năm 2019 có thể sẽ lập kỷ lục mới.

Nhật Bản: Nhiều doanh nghiệp phá sản do thiếu lao động
Một số công ty ở Nhật Bản sắp phá sản vì tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng của quốc gia này

Xét về nguyên nhân trong 7 tháng đầu năm 2019, 51 trường hợp phá sản do không đảm bảo số lượng nhân viên, 25 trường hợp do nhân viên chủ chốt không thể tiếp tục làm việc, 17 trường hợp phá sản do không đảm bảo trả lương cho nhân viên. Xét theo các lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, mà trọng tâm là lĩnh vực điều dưỡng, chăm sóc người già bị phá sản nhiều nhất lên đến 74 trường hợp, tiếp đến là ngành xây dựng 39 trường hợp.

Tuy nhiên thống kê này cũng chỉ ra, số doanh nghiệp phá sản do người chủ qua đời mà không tìm được người kế nhiệm, vốn là vấn đề nhức nhối các năm trước, đã giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái.

Số doanh nghiệp phá sản liên tục giảm trong 10 năm, nhưng phá sản do thiếu lao động lại cao nhất từ trước đến nay. Năm 2009, số lượng doanh nghiệp phá sản là 12.866 trường hợp, thì đến năm 2018 giảm chỉ còn 8.057 trường hợp. Tuy nhiên số lượng phá sản do thiếu lao động đã tăng trong vòng 5 năm qua.

Những doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các khu vực xa trung tâm chiếm tỉ lệ phá sản nhiều nhất do thiếu lao động. Nguyên nhân là do lao động trẻ người bản địa bỏ lên thành phố, trong khi các doanh nghiệp vùng quê lại khó khăn để tiếp cận lao động nước ngoài.

Nguồn: Nhịp cầu đầu tư

Các viết cùng chủ đề