fbpx

Những điều chưa biết về “kẻ đánh sập ngân hàng Anh” George Soros

Tỉ phú giàu có, nhà đầu cơ từng khuynh đảo thị trường tài chính nhiều nước George Soros rất ít khi chịu chia sẻ về bài học kinh doanh của mình.

 

Video vietsub by HappyLive/ Nguồn: Alux

Từ cậu bé tị nạn đến nhà đầu tư huyền thoại

George Soros có một cuộc đời đáng kinh ngạc. Khi còn trẻ, ông là một người Do Thái tị nạn đã may mắn thoát được sự hành hạ của các thành viên Đảng Quốc xã (do Adolf Hitler lãnh đạo).. Sau đó, ông theo học triết học tại Trường Kinh tế London đồng thời vừa làm nhân viên khuân vác ở nhà ga và bồi bàn ở câu lạc bộ đêm.

Sau khi tốt nghiệp, ông nộp đơn tới các ngân hàng ở London để xin được phỏng vấn nhưng chỉ được một hoặc hai hai ngân hàng phản hồi. Ông mô tả thời điểm này giống như “đáy” của cuộc đời khi ông bị làm bẽ mặt tại các buổi phỏng vấn xin việc. Ông đã phải chọn công việc bán hàng ở cửa hàng bán sỉ đồ trang trí.

Cuối cùng, ông cũng được nhận vào làm thư ký ở Singer & Friedlander, một ngân hàng ở London.

Vào những năm thập niên 1950, ông di chuyển tới thành phố New York để làm việc cho F.M Mayer. Sau khi làm chuyên viên phân tích và chuyên viên giao dịch tại nhiều công ty khác nhau, ông đã thành lập ra Quỹ Soros Fund Management vào năm 1970. Ông Soros tạo tiếng tăm lớn khi kiếm được 1 tỷ USD trong 24 giờ vào ngày 16/09/1992 khi đặt cược lớn vào đồng bảng Anh.

Từ năm 1969 đến 2009, trong vòng 41 năm, khoản đầu tư của ông đạt được mức sinh lời 26.3%, từ số vốn đầu tư 10 ngàn USD tăng lên 143.7 triệu USD. Mức sinh lời này còn cao hơn của Warren Buffett là 21.4% trong cùng kỳ – từ mức đầu tư 10 ngàn USD lên 28.4 triệu USD.

Người ta không chỉ biết đến George Soros như một tỉ phú giàu có mà còn là một nhà đầu cơ từng khuynh đảo thị trường tài chính nhiều nước. Thậm chí, ông từng bơm tiền cho các thế lực nhằm lật đổ chính phủ nước ngoài.

Những tay đầu cơ tiền tệ luôn đánh cược vào nhược điểm của các nền kinh tế. Cách đây 20 năm, ông Soros vận dụng nguyên lý này đến mức cực điểm. Một số người vinh danh tỉ phú Soros là nhà tiên tri của thị trường tài chính, đa số lại cho rằng ông là kẻ tung hứng thị trường tài chính một cách nhẫn tâm. Trong tất cả những biệt danh được gán cho tỉ phú Soros, có lẽ nổi tiếng nhất là danh xưng “kẻ đánh sập ngân hàng”.

George Soros là một nhà đầu cơ từng khuynh đảo thị trường tài chính nhiều nước.
George Soros là một nhà đầu cơ từng khuynh đảo thị trường tài chính nhiều nước.

Bản thân Soros tự nhận là một nhà từ thiện, giúp đỡ các chính phủ xác định được những điểm yếu kém để họ có thể loại bỏ các thiếu sót và chỉ “nhân tiện” tận dụng những lỗ hổng đó để hưởng lợi.

Quan điểm sống và kinh doanh của tỉ phú Soros: “Anh đưa ra quyết định đúng hay sai không quan trọng. Điều quan trọng là anh kiếm được bao nhiêu khi anh đúng và mất bao nhiêu khi anh sai“.

Tỷ phú George Soros: Trong đầu tư hãy im lặng

George Soros là một nhà đầu tư nổi tiếng với những thương vụ giao dịch khổng lồ trên thị trường tiền tệ. Ông cho rằng việc giữ bí mật những việc mình đang làm là thói quen cũng như là phương pháp cơ bản để đầu tư thành công. Lý do khiến Soros hành động thận trọng là nếu người khác phát hiện ra những gì ông đang làm, họ sẽ đổ vào thị trường, kéo theo giá cả sẽ thay đổi và có thể trở nên bất lợi.

Soros muốn thông tin về công ty của mình càng ít xuất hiện trên các phương tiện truyền thông càng tốt. Đội ngũ nhân viên của Soros bị nghiêm cấm tiết lộ với báo giới bất cứ thông tin gì nếu chưa được ông cho phép. Chỉ đến khi mọi việc đâu vào đấy, khi ảo thuật gia Soros đã hoàn thành xong phần trình diễn và buộc phải ló mặt, thì trò chơi đã kết thúc.

Soros không muốn bất kỳ ai nghe về dự định tương lai của mình

Im lặng trong đầu tư chính là bí quyết kinh doanh của vị tỉ phú người gốc Do Thái
Im lặng trong đầu tư chính là bí quyết kinh doanh của vị tỉ phú người gốc Do Thái

Kể từ khi nổi tiếng với phi vụ tiền tệ làm chao đảo hệ thống ngân hàng nước Anh, người ta gọi ông với danh xưng “người phá sập Ngân hàng“, Soros bắt đầu một cách thường xuyên bị người khác dò hỏi về quan điểm đầu tư.

Như tại một bữa tiệc tối, có vị khách đã tiến gần lại Soros và hỏi xin lời khuyên để đầu tư. Bầu không khí bắt đầu thay đổi, trong chớp mắt, Soros trở nên lãnh đạm. Ông hỏi người khách: “Anh có bao nhiêu tiền”

Người khách bắt đầu cảm thấy không thoải mái trước một câu hỏi thiếu tế nhị như thế nên đã lảng tránh trả lời bằng cách hỏi ngược lại Soros: “Thế ông có bao nhiêu”.

Soros lạnh lùng đáp: “À đó là chuyện của tôi. Nhưng tôi không bao giờ hỏi ông rằng tôi nên làm gì với chúng“.

Theo: Vietq

Các viết cùng chủ đề