fbpx

Những lỗi lầm giết chết nhà đầu tư (Phần 2)

Như đã nhắc ở Phần 1, tham lam, sợ hãi hay ỷ lại là những tư duy sai lầm (những lỗi lầm) có thể giết chết nhà đầu tư bất cứ lúc nào. Nhưng tất cả vẫn chưa dừng lại ở đó, còn rất nhiều sai lầm bạn cần nhận dạng và từ bỏ.

Tâm lý thứ tư góp phần vào lỗi sai của nhà đầu tư đó là xu hướng nghe theo quan điểm của đám đông hơn là chống lại xu hướng đó mà thậm chí khi quan điểm của đám đông rõ ràng là sai lệch. Trong cuốn sách How Market Fall, John Cassidy mô tả các thí nghiệm tâm lý cổ điển được thực hiện bởi Solomon Asch tại đại học Swarthmore trong những năm 1950.

Những lỗi lầm giết chết nhà đầu tư (Phân 2)

Asch đã hỏi nhiều nhóm đối tượng để đánh giá về biểu hiện trực quan, nhưng tất cả các đối tượng, ngoại trừ một số đối tượng trong mỗi nhóm là một tay cò mồi làm việc cho anh ấy. Các tay cò mồi cố tình nói những điều sai trái với sự tác động mạnh mẽ lên một đối tượng thực sự. Cassidy giải thích là: “Đây là sự sắp đặt đối tượng chân chính vào thế khó xử một cách vụng về: (Như Asch đặt nó) “Chúng tôi đem hai lực lượng đối lập để chống đối anh ấy: bằng chứng về nhận thức của anh ấy và ý kiến nhất trí của một nhóm những người ngang hàng với anh ta””.

Một tỷ lệ phần trăm cao đối với các đối tượng thực sự đã phớt lờ những gì họ thấy và đứng về phía các thành viên nhóm khác, mặc dù họ đã sai một cách rõ ràng. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng của đám đông và do đó các gợi ý dè đặt về tính hợp lệ của các quyết định đồng thuận. “Giống như những người tham gia các thí nghiệm trực quan của Solomon Asch trong những năm 1950”, Cassidy viết: “nhiều người không chia sẻ quan điểm đồng thuận về thị trường đã bắt đầu cảm thấy lạc lõng. Cuối cùng thị trường bước tới giai đoạn nơi mà xuất hiện những người thực sự điên rồ là những người không có mặt trên thị trường”.

Nhắc đi nhắc lại nhiều lần nữa là sự kết hợp của áp lực phải tuân theo đám đông và mong muốn làm giàu là nguyên nhân mà mọi người phải từ bỏ sự độc lập và sự hoài nghi của chính mình, họ vượt qua sự lo ngại rủi ro bẩm sinh và tin tưởng vào những thứ không có ý nghĩa gì cả. Điều đó xảy ra thường xuyên đến mức phải có cái gì đó đáng tin cậy trong công việc chứ không phải là sự ảnh hưởng ngẫu nhiên.

Ảnh hưởng tâm lý thứ năm là ghen tỵ. Tuy nhiên sự ảnh hưởng tiêu cực của tham lam có thể luôn luôn thúc đẩy mọi người phấn đấu càng ngày càng nhiều hơn nữa, sự tác động này thậm chí còn mạnh mẽ hơn khi họ đi so sánh bản thân mình với người khác. Đây là một trong những mặt tai hại nhất về những gì mà chúng ta gọi là bản chất con người. Mọi người có thể hoàn toàn vui lòng với sự cô lập của chính mình, họ trở nên khốn khổ khi thấy người khác làm tốt hơn mình. Trong thế giới đầu tư, hầu hết mọi người đều cảm thấy thật khó mà ngồi đó và xem người khác kiếm nhiều tiền hơn.

Những lỗi lầm giết chết nhà đầu tư (Phân 2)
Mọi người có thể hoàn toàn vui lòng với sự cô lập của chính mình, họ trở nên khốn khổ khi thấy người khác làm tốt hơn mình.

Tôi biết một tổ chức phi lợi nhuận có quỹ tài trợ kiếm được 16%/năm từ tháng 06/1994 đến tháng 06/1999, nhưng từ khi các tổ chức phi chính phủ khác kiếm trung bình 23%/năm thì những người liên quan đến quỹ tài trợ bị từ chối. Không có cổ phiếu tăng trưởng, không có cổ phiếu công nghệ, không có việc mua lại và đầu tư mạo hiểm thì quỹ tài trợ đã không còn trong nửa thập kỷ. Nhưng sau đó cổ phiếu công nghệ sụp đổ và từ tháng 06/2000 đến tháng 06/2003, tổ chức này đã kiếm được 3%/năm trong khi hầu hết các quỹ tài trợ đều bị lỗ. Các bên liên quan mật thiết đến tổ chức phi chính phủ thì lại hồi hộp, run lên.

Có một vài điều không đúng trong bức tranh này. Làm sao mọi người có thể buồn rầu khi kiếm được 16%/năm và lại hài lòng khi kiếm được 3%/năm? Câu trả lời là nằm trong xu hướng so sánh bản thân mình với người khác và tác động có hại này có thể có trong kế hoạch mang tính xây dựng và trong quá trình phân tích.

Ảnh hưởng quan trọng thứ sáu là cái tôi. Nó có thể là thách thức to lớn để duy trì mục tiêu và tính toán khi đối mặt với thực tế như thế này:

Kết quả đầu tư được đánh giá và so sánh trong ngắn hạn. Những quyết định không chính xác, thậm chí thiếu thận trọng để chịu rủi ro nói chung gia tăng dẫn đến lợi nhuận tốt nhất trong thời điểm thuận lợi (và hầu hết thời gian là thời điểm thuận lợi). Lợi nhuận tốt nhất thường mang đến phần thưởng là cái tôi vĩ đại. Khi mọi thứ đi đúng hướng thì thật vui khi cảm thấy mình thông minh và người khác công nhận điều đó.

Ngược lại, các nhà đầu tư cẩn trọng có thể làm việc cực nhọc trong bóng tối, đạt được những lợi ích vững chắc trong những năm thuận lợi và thua lỗ ít trong những năm không thuận lợi. Họ tránh chia sẻ hành vi rủi ro nhất vì họ nhận thức được rằng có bao nhiêu điều họ biết và vì họ kiểm soát cái tôi của mình.

Theo quan điểm của tôi, đây là công thức tuyệt vời nhất để kiến tạo sự giàu có lâu dài nhưng nó không mang lại sự thỏa mãn cho cái tôi trong thời gian ngắn. Nó không chỉ là vẻ đẹp quyến rũ để đi theo con đường nhấn mạnh sự khiêm tốn, sự thận trọng và kiểm soát rủi ro. Tất nhiên là đầu tư không nên là sự quyến rũ, nhưng thường là vậy.

Cuối cùng, tôi muốn đề cập đến một hiện tượng mà tôi gọi là đầu hàng có điều kiện, một điểm đặc trưng thường thấy ở hành vi nhà đầu tư vào cuối chu kỳ. Các nhà đầu tư giữ chắc lòng tin của mình miễn là họ có thể giữ được, nhưng đến khi không thể chống lại áp lực về kinh tế và tâm lý họ lại đầu hàng và chạy theo đám đông.

Nguồn: Trích sách Điều quan trọng nhất

Có thể bạn quan tâm: Điều quan trọng nhất – Howard Marks

Sự khôn ngoan khác biệt dành cho những nhà đầu tư thông minh

(Cuốn sách huyền thoại Warren Buffett khuyên mọi nhà đầu tư nên đọc)

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề