fbpx

Những “ngôn ngữ” cơ bản của trái phiếu

Các khái niệm về rủi ro và lợi nhuận có thể phổ biến với cả trái phiếu và cổ phiếu nhưng đầu tư trái phiếu vẫn có những ngôn ngữ, nguyên tắc, và số liệu tính toán riêng. Làm quen với những khía cạnh đặc thù này sẽ rất quan trọng trong việc tìm hiểu đầy đủ về thị trường.

Các loại đầu tư vốn vay

Đơn giản mà nói, trái phiếu giống như mội loại IOU (I owe you – giấy ghi nợ) được phát hành từ một công ty, một tổ chức chính phủ, hoặc một cá nhân đi vay trả cho trái chủ qua trao đổi tiền mặt. Sự đảm bảo thể hiện qua việc trái phiếu được phát hành trong một thời hạn xác định với mức lợi tức đã quy định trước và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi đến kỳ đáo hạn. Trong thị trường này:

  • Trái phiếu không bảo đảm (Unsecured debt) là loại trái phiếu phát hành bảo đảm bằng uy tín của người phát hành và có thể được hoàn trả bằng bất kỳ tài sản có sẵn nào.
  • Trái phiếu bảo đảm (Secured debt) thì ngược lại, được bảo đảm bằng những tài sản thế chấp cụ thể.
  • Hệ thống cấp bậc nợ (Debt hierarchy) là một khái niệm để chỉ sự ưu tiên cho nhiều loại nghĩa vụ của công ty khi các nguồn vốn có thể bị hạn chế; senior là cấp cao nhất, thấp nhất là junior.

Trong khi các loại trái phiếu phổ biến phù hợp với mô hình này, vẫn có một số ngoại lệ. Ví như Trái phiếu thế chấp (Mortgage bonds) có thể trả một phần tiền nợ gốc cho các nhà đầu tư cùng với lãi suất trong suốt cuộc đời của họ. Còn với Trái phiếu có thể mua lại (Callable bonds) có thể được hoàn trả trong một lần và sớm hơn ngày đáo hạn dự kiến ​​ban đầu. Các loại trái phiếu ngắn hạn với lãi suất đặc biệt như lãi suất thả nổi (Floating rate notes, variable rate notes), và trái phiếu được bảo vệ khỏi lạm phát (inflation-protected securities) lãi suất phải trả có thể thay đổi từ kỳ này sang kỳ khác theo các công thức đặc biệt.

Lợi nhuận từ đầu tư Trái phiếu

Dòng tiền định kỳ chuyển đến các nhà đầu tư là một yếu tố chính của Trái phiếu. Nguồn tiền này được xem là lợi tức và được tính theo tỷ lệ phần trăm. Khi so sánh lợi tức của các loại trái phiếu khác nhau, hiểu rõ từng loại lợi tức sẽ tốt hơn trong việc lựa chọn các loại Trái phiếu.

  • Lợi tức trái phiếu (Coupon yield) là khoản lãi được trả hàng năm từ trái phiếu khi nó được thể hiện qua tỷ lệ phần trăm của mệnh giá (face/par) của trái phiếu đó. “coupon” là một thuật ngữ xuất hiện trước đây khi mà trái phiếu được phát hành dưới dạng một tờ chứng chỉ thay vì được điện tử hóa hoàn toàn như hiện tại, đính kèm một tờ tem đúng bằng số lần trả lãi định kỳ và được thanh toán bằng tiền mặt tại tổ chức hoặc đại lý phát hành. Lợi tức trái phiếu sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ thay đổi của giá trị thị trường trái phiếu. Nếu một trái phiếu được mua khi phát hành (bằng với mệnh giá), sau đó cứ giữ cho đến kỳ đáo hạn, nó sẽ không thu được lợi nhuận hay chịu lỗ và lợi tức đó sẽ trở thành lợi nhuận.
  • Lợi tức hiện tại (Current yield) là lợi tức hàng năm thể hiện bởi tỉ lệ phầm trăm giá hiện hành của trái phiếu. Mặc dù lợi tức hiện tại có thể là một chỉ số tốt cho thấy hiệu suất trái phiếu trên thị trường nhưng lại không được sử dụng như để tái đầu tư các khoản lãi trong một kỳ trái phiếu, và cũng không có bất kỳ yếu tố khác biệt giữa giá khi mua và giá khi đáo hạn.
  • Lợi tức đáo hạn (Yield to maturity) là tổng lợi nhuận hàng năm nhà đầu tư mong đợi từ trái phiếu đã mua tại một giá khác so với mệnh giá, đặt trong giả thiết trái phiếu được giữ lại đến kì đáo hạn và tất cả trái tức được tái đầu tư ở tỉ lệ YTM với cùng một mức lợi nhuận. Vì lợi tức đáo hạn có mức trái tức khác nhau tại giá mua và giá trị đáo hạn cũng như lãi suất, nó có thể cho ta thấy các ý nghĩa trực tiếp nhất khi so sánh các trái phiếu khác nhau trong cùng điều kiện thị trường.
  • Lợi suất thu hồi (Yield to call) cũng tương tự như lợi tức đáo hạn, trừ khi “đáo hạn” được xem là ngày tiếp theo được mua lại (và giá mua lại) của trái phiếu. Lợi suất thu hồi thường được sử dụng với trái phiếu có thể mua lại được, đặc biệt là phát hành với coupon cao hơn hoặc trong một môi trường tỉ lệ giảm (falling rate) khi tổ chức phát hành có nhiều khả năng để thực hiện quyền chọn mua.

Các loại rủi ro có thể xảy ra

Các nhà đầu tư trái phiếu phải xem xét rất nhiều rủi ro đặc trưng của loại chứng khoán này. Dưới đây là một số rủi ro quan sát rộng rãi mà ảnh hưởng đến thành phần rộng rãi của thị trường.

Rủi ro lãi suất (Interest rate risk) có khả năng khi giá trị thị trường của trái phiếu giảm nhưng lãi suất thị trường lại tăng. Một cách đo lường phổ biến là khoảng thời gian đầu tư (một khoảng thời gian dài hơn dẫn tới độ nhạy lớn hơn với khoản lãi suất thay đổi). Rủi ro lãi suất sẽ là mối quan tâm đặc biệt nếu bạn không có ý định giữ khoản đầu tư cho đến khi đáo hạn bởi bất kỳ sự suy giảm trong giá trị có thể dẫn tới các khoản lỗ khi đăng ký bán.

  • Rủi ro thị trường (Market risk) là rủi ro khi giá trị của trái phiếu có thể dao động với những thay đổi trong điều kiện khách quan của thị trường như sợ lạm phát, bất ổn kinh tế, thị trường và nhận thức của các tổ chức phát hành.
  • Rủi ro tín dụng (Credit risk) liên quan đến việc một tổ chức phát hành trái phiếu không có khả năng trả lãi suất định kỳ hoặc thanh toán khoản gốc, điều này cũng có nhiều dạng khác nhau. Các công ty độc lập công bố các cấp độ chất lượng tín dụng cho hàng ngàn trái phiếu. Trên 1 trái phiếu phát hành mức độ càng thấp thì độ rủi ro càng cao.
  • Rủi ro lạm phát (Inflation risk) là rủi ro mà tổng lợi nhuận của trái phiếu có thể thấp hơn so với tỷ lệ lạm phát trong thời gian đầu tư. Trong trường hợp đó, sức mua giảm có thể làm giá trị ròng hiện tại của một trái phiếu thấp hơn so với chi phí đầu tư ban đầu.
  • Rủi ro mua lại (Call risk) có thể xảy ra khi các tổ chức phát hành mua lại trái phiếu trước kỳ đáo hạn, làm giảm tổng lượng tiền đầu tư. Hơn nữa, khi giá trị của một trái phiếu đã mua lại không thể được tái đầu tư vào một trái phiếu khác khác với mức lợi tức cạnh tranh, sự khác biệt cũng là chi phí cơ hội cho nhà đầu tư.

Thị trường trái phiếu về tổng thể có thể chia làm nhiều loại khác nhau như trái phiếu doanh nghiệp theo mức đầu tư, trái phiếu doanh nghiệp có lợi tức cao, trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị, và nhiều loại khác. Mỗi lĩnh vực có rủi ro và lợi thuận riêng. Mỗi loại đều có thuế địa phương có khả năng làm tăng thu nhập và lợi nhuận. Bản cáo bạch và báo cáo tín dụng có thể giúp bạn hiểu hơn các loại trái phiếu này khác nhau như thế nào để áp dụng cho việc đầu tư cá nhân.

Nguồn: vinacapital

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề