fbpx

Nợ: Gánh nặng bạn không thể chấp nhận

Happy tin rằng: Chỉ cần nỗ lực, bạn có thể kiếm thêm một khoản thu nhập không nhỏ mỗi tháng. Rút ngắn thời gian trả nợ, hoàn thành mục tiêu tài chính của bản thân.

Ngay khi ấn phẩm Con đường đi đến sự giàu có đang được viết thì người Mỹ đang phải đối mặt với những khoản nợ khổng lồ, cụ thể họ đang phải gánh một khoản nợ với tổng là khoảng 12 nghìn tỷ đô la, trong đó bao gồm:

_ Khoảng 8 nghìn tỷ nợ thế chấp nhà.

_ Khoảng 1 nghìn tỷ nợ vay cho sinh viên.

_ Khoảng 3 nghìn tỷ cho các khoản vay tiêu dùng khác như nợ thẻ tín dụng và vay mua ô tô.

Những chiếc thẻ tín dụng mặc dù có vẻ tiện lợi và luôn sẵn sàng cho bạn ứng trước tiền khi “kẹt”, thực chất có thể là một công cụ khiến bạn chìm sâu về nợ nần.

Điều cần lưu ý chính là những món nợ sẽ luôn là vật cản trên con đường đi đến sự độc lập tài chính của bạn vì những hệ quả sau đây: 

Nợ: Gánh nặng bạn không thể chấp nhận

_ Lối sống của bạn đang bị hạn chế. Bất kỳ nguyện vọng tự do tài chính nào của bạn cũng đang bị hoãn lại. Ngay cả khi mục tiêu của bạn là sống theo lối sống tiêu dùng tối đa, thì khi bạn càng nợ nhiều, thu nhập của bạn càng bị tiêu hao bởi các khoản thanh toán lãi suất. Một phần (đôi khi rất lớn) thu nhập của bạn đã được chi tiêu sẵn rồi.

_ Bạn trở thành nô lệ cho bất kỳ nguồn thu nhập nào mà bạn có. Khoản nợ của bạn cần phải được thanh toán. Trên thực tế, khả năng để bạn đưa ra các lựa chọn phù hợp với các giá trị và mục tiêu dài hạn của bạn đang bị hạn chế nghiêm trọng.

_ Mức độ căng thẳng của bạn tăng lên. Cảm giác như thể bạn đang bị nợ chôn sống. Những ảnh hưởng tinh thần và tâm lý của nợ là có thật và vô cùng nguy hiểm.

_ Bạn sẽ phải chịu đựng cùng một loại cảm xúc tiêu cực mà bất kỳ người nghiện nào cũng phải trải qua: xấu hổ, tội lỗi, cô đơn, và trên hết là sự bất lực. Thực tế là, khoản nợ đã trở thành nhà tù do chính bạn tạo ra và khiến cuộc sống của bạn trở nên khó khăn hơn. 

_ Các lựa chọn của bạn có thể bị thu hẹp, và mức độ căng thẳng của bạn tăng cao, bạn có nguy cơ lâm vào các tình trạng tự hủy hoại bản thân – những điều sẽ chỉ càng củng cố sự phụ thuộc vào chi tiêu của bạn. Có lẽ là uống rượu, hoặc hút thuốc. Hay trớ trêu thay, là nghiện mua sắm và chi tiêu ngày càng nhiều hơn. Đó là một vòng lặp tự củng cố vô cùng nguy hiểm.

_ Nợ của bạn thường khiến bạn tập trung sự chú ý của mình vào quá khứ, hiện tại và tương lai theo cách không mấy tích cực. Bạn trở nên gắn chặt với những lỗi lầm trong quá khứ, những nỗi đau ở hiện tại và những thảm họa đang rình rập trong tương lai. 

_ Bộ não của bạn sẽ có xu hướng ngừng giải quyết các vấn đề, với hy vọng mơ hồ rằng mọi việc đều tự giải quyết theo một cách kỳ diệu nào đó và trong khoảng thời gian tương lai kỳ diệu. Sống chung với nợ nần dần gắn chặt vào trong những thái độ, thói quen và giá trị của bạn về tài chính. 

Dù món nợ đó theo bạn là cần thiết hay không thì quan trọng là bạn cũng cần một kế hoạch để xóa nợ cho bản thân ở một thời điểm nhất định, trước khi tính đến việc kế hoạch phát triển tài chính của mình. 

Ngoài ra, hãy ghi nhớ rằng những món nợ bạn đang mang đều có thể bao gồm yếu tố lãi suất vì vậy hãy cân nhắc giải quyết những món nợ này theo hướng dẫn cơ bản từ JL Collins như sau: 

_ Dưới 3%: hãy trả chậm dần và thay vào đó, tập trung đổ tiền vào các khoản đầu tư.

_ Từ 3 – 5%: hãy làm điều bạn cảm thấy thoải mái nhất – hoặc dành tiền để trả nợ hoặc dùng tiền để đầu tư.

_ Cao hơn 5%: hãy thanh toán càng sớm càng tốt. 

Bây giờ, bạn sẽ hình dung được ảnh hưởng của các món nợ lên bản thân hoặc có thể bạn đã tăng được quyết tâm giải thoát mình khỏi việc nợ nần, nhưng cụ thể thì bạn sẽ làm gì? Để có được những lời hướng dẫn cụ thể hơn thì bạn nên nghiên cứu ấn phẩm Con đường đi đến sự giàu có.

Tuy nhiên, Happy Live cũng đưa ra 2 gợi ý đối phó với những khoản nợ như sau: 

Free vector money stress concept illustration

1. Giảm chi phí sinh hoạt 

Đây chính là những giá trị tối thiểu cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt của bạn. Để nhanh chóng giải quyết nợ nần, tốt nhất nên tính toán mức tiền vừa đủ cho sinh hoạt.

Hạn chế tối đa mức chi tiêu cho những khoản phát sinh như mua sắm, giải trí… để tập trung rút ngắn thời gian trả nợ.

Bạn nên lập ra một bảng thống kê chi tiêu để đánh giá xem đâu là những khoản chi tiêu cần thiết và đâu là những khoản mà bạn có thể cắt giảm được. Ví dụ như thay vì ăn uống bên ngoài, bạn có thể bắt đầu mua những món nguyên liệu thô để làm những món ăn ở nhà cho mình, điều này sẽ giảm bớt phí phương tiện và dịch vụ, giúp bạn tiết kiệm được một ít tiền.

2. Kiếm thêm thu nhập 

Song song với việc cơ cấu lại thói quen chi tiêu thì bạn có thể tìm kiếm những công việc bán thời gian để có thể kiếm thêm thu nhập sau giờ làm như lái xe Grab, gia sư, bán hàng online…

Happy tin rằng: Chỉ cần nỗ lực, bạn có thể kiếm thêm một khoản thu nhập không nhỏ mỗi tháng. Rút ngắn thời gian trả nợ, hoàn thành mục tiêu tài chính của bản thân.

Happy Live team tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm:

Con đường đi đến sự giàu có – JL. Collins

ĐẶT NGAY

Các viết cùng chủ đề