fbpx

Nouriel Roubini – Kinh tế toàn cầu sẽ đối mặt với “cơn bão toàn diện”

Nhận định trên được ông Roubini đưa ra trong bài phát biểu với CNBC tại hội nghị SALT quy tụ hàng nghìn nhà quản lý quỹ đầu cơ thảo luận về xu hướng kinh tế thế giới.

Gã điên và nhà tiên tri

Tháng 9/2006, tại một hội nghị do IMF tổ chức, Nouriel Roubini thông báo một cuộc khủng hoảng đang âm ỉ, với nguy cơ vỡ bong bóng bất động sản. Các chủ nhà không đủ khả năng trả nợ ngân hàng, hàng tỉ USD cổ phiếu gắn với tín dụng cầm cố sẽ rớt giá và hệ thống tài chính thế giới sẽ tê liệt. Khi nghe điều này, nhiều người cảm thấy nghi ngờ, thậm chí còn mỉa mai Roubini, người nổi tiếng là hay bi quan.
nouriel-roubini
Thế nhưng chẳng bao lâu, thực tế cho thấy Roubini có lý. Ngay từ năm sau đó, các ngân hàng cho vay tín dụng dưới chuẩn bắt đầu phá sản, các quỹ đầu cơ bắt đầu tụt dốc và thị trường cổ phiếu chao đảo. Thất nghiệp gia tăng, đồng USD mất giá. Những triệu chứng của một cơn khủng hoảng bất động sản được khẳng định. Và khi khủng hoảng tín dụng trở nên trầm trọng hơn, làn gió hoảng loạn thổi quét qua các thị trường tài chính.Trở lại IMF vào tháng 9/2007, Roubini dự báo một cuộc khủng hoảng khả năng thanh khoản đang lây nhiễm tất cả các lĩnh vực của hệ thống tài chính. Lần này, chẳng ai cười cợt ông cả.

Parkash Loungani thuộc IMF, người từng mời Roubini tham dự hai hội nghị trên: “Năm 2006, ông bị xem là thằng điên. Năm 2007, ông trở thành nhà tiên tri”.

Cơn bão kinh tế 2012

Theo chuyên gia kinh tế Nouriel Roubini, kinh tế toàn cầu sẽ đối mặt với một “cơn bão toàn diện” với kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trở lại và eurozone bắt đầu tan rã.
Ông Roubini cho rằng, bốn nhân tố chủ chốt sẽ cùng xảy ra một lúc, bao gồm những vấn đề của Mỹ và châu Âu, xung đột vũ trang ở Iran và sự suy thoái của các thị trường mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc – sẽ tạo thành cơn bão này.
Trong khi lo ngại rằng các vấn đề tài khóa ở Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha sẽ lan rộng ra kinh tế toàn cầu, Nouriel Roubini cho rằng Hy Lạp sẽ là nước đầu tiên rời khỏi eurozone kéo theo sự ra đi của các nước khác. Ông dự đoán đến cuối năm 2013 Tây Ban Nha sẽ phải nhận gói cứu trợ và không thể tham gia vào thị trường vốn trong 1 đến 2 năm nữa. Thậm chí, Tây Ban Nha có thể phải rời eurozone.
Cũng theo Roubini, thị trường chứng khoán Mỹ sẽ tiếp tục xuống dốc, chỉ số Standard & Poor’s 500 sẽ giảm xuống mức 1.300 điểm vào cuối năm 2012. Đồng thời, kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng với tốc độ dưới 2% trong năm 2013 cùng với tỷ lệ thất nghiệp cao.
Nguồn: Thu Hương, Tri thức trẻ

Các viết cùng chủ đề