Oprah Winfrey: Trước khi làm bất cứ việc gì, bạn cũng nên hỏi bản thân mình một câu
Oprah Winfrey: Trước khi làm bất cứ việc gì, bạn cũng nên hỏi bản thân mình một câu. Câu hỏi đó không liên quan gì tới tiền bạc hay danh vọng cả.
Ý định của bạn là gì?
Đây là điều Oprah Winfrey tự hỏi trước khi bắt tay vào một dự án, cho cả công việc và đời tư, và cô ấy khuyên bạn làm y hệt. Hiểu được lý do hành động của mình và biết được mình mong muốn đạt được những gì sẽ giúp nâng cao giá trị của hành động đó. Không những thế, nó sẽ có thể giúp tăng khả năng thành công của bạn lên một tí.
Oprah đã đưa ra lời khuyên tưởng chừng đơn giản nhưng rất hiệu quả này trong bài phát biểu ở Qualtrics Summit.
Cô chia sẻ rằng cô gặp phải câu hỏi này sau một vài tập talkshow của mình được phát sóng. Nó có khả năng hấp dẫn người xem và các nhà sản xuất, nhưng lại khiến cô có cảm giác bất an.
“Vào năm 1986, chương trình Oprah của tôi được khởi sóng. Còn có được việc để làm đã khiến tôi cảm thấy rất vui,” cô chia sẻ.
“Tôi đã làm việc trong ngành giải trí từ năm 19 tuổi. Chương trình đã được phát sóng lần đầu ở Chicago vào hai năm trước đó. Được phát sóng toàn quốc là một kinh nghiệm tuyệt vời, tôi vốn dĩ không lo lắng về điều đó. Vì tôi đã biết trước Chicago là nơi tụ họp nhiều sự đa dạng nhất cả nước Mỹ”.
Mọi chuyện rất suôn sẻ. Oprah đã rất hài lòng với tất cả, đó là cho tới ngày cô ấy lên sóng với những thành viên đảng KKK. “Suýt nữa thì tôi đã khiến cả thế giới phải chứng kiến sự phân biệt chủng tộc của chúng”, cô chia sẻ.
“Nhưng tôi đã nhận ra mình đang bị lợi dụng. Từ sau lúc đó, tôi cảm giác như mình đang giúp chúng truyền đạt những thông điệp tiêu cực cho cả thế giới”.
Chưa tới một tuần sau đó, cô lại thấy không hài lòng với chương trình của mình. “Lúc đó tôi đang dẫn một chương trình nói về những người đàn ông ngoại tình. Và có một người lên sân khấu cùng với vợ và bạn gái của anh ta.
Giữa lúc quay phim, anh ta đã quay qua nói với cô vợ rằng cô bạn gái đang mang bầu đứa con của anh ta. Đó là lúc tôi nhận ra, đáng lẽ những chuyện như thế này không bao giờ nên xảy ra”.
Sau hai chương trình nói trên, Oprah đã có một cuộc trò chuyện với những nhà sản xuất của mình.
“Tôi không muốn làm những chương trình truyền hình gây ra tranh cãi hay xung đột nữa. Chúng ta phải tìm cách để truyền đạt được những thông điệp tích cực, vậy chúng ta sẽ làm như thế nào đây?”.
Oprah bắt đầu tự hỏi bản thân và những người xung quanh cô về mục đích của mỗi chương trình cô đang dẫn.
“Mới đầu họ bảo “Chương trình có Brad Pitt. Chị cần biết gì thêm nữa chứ?”. Song những người này cũng dần hiểu ra mục đích sau khi tham dự những buổi họp Oprah tổ chức để bàn bạc về mục đích của chương trình.
“Tôi hay bảo với những nhà sản xuất, rằng nếu họ không biết lý do thực hiện một chương trình thì cũng đừng tới gặp tôi và ngỏ ý làm gì”.
Cách làm việc này đã tạo ra một sự khác biệt rất lớn. “Có một chương trình khác nói về bạo lực khi hẹn hò ở tuổi thiếu niên”, cô chia sẻ.
“Một người phụ nữ đã có một cô con gái 17 tuổi, qua đời vì tên bạn trai bạo lực của cô bé. Tôi tới gặp người phụ nữ đó trong phòng chờ và hỏi “Mục đích của cô khi xuất hiện trên chương trình này là gì?”.
Cô ấy trả lời tôi, “Tôi được các nhà sản xuất của cô mời tới”. Tôi lại hỏi, “Tại sao cô lại chấp nhận lời mời đó?”. Cô ấy đã trả lời, “Ai cũng muốn nói về cái chết của con gái tôi. Tôi thì muốn nói về cuộc đời của con bé. Cuộc đời lúc còn sống của con bé lớn lao hơn cái chết thảm thương đó rất nhiều”. Và tôi đã bảo, “Tôi có thể làm vậy”.
Sau đó Oprah đã nói với người phụ nữ rằng mục đích của chương trình này là để họ nói về cuộc đời khi còn sống của cô bé đó, để mọi cô bé tuổi thiếu niên đang có bạn trai mà không muốn bố mẹ biết có thể thấy được hình bóng của bản thân trên tivi và nghĩ lại về tình huống của chính họ. “Đó là chương trình đầu tiên giúp tôi đạt giải Emmy”, Oprah chia sẻ.
Tính tới thời điểm hiện tại, ngay cả khi chỉ sắp xếp lại một căn phòng trong nhà, Oprah lúc nào cũng tự hỏi bản thân rằng hành động mình đang làm có mục đích như thế nào.
Cô cũng bảo rằng những mục đích hiệu quả nhất không nhất thiết phải liên quan gì đến sự thành đạt, tiền bạc hay danh tiếng.
“Chương trình đó không chỉ là một công cụ trên sóng truyền hình, và những việc tôi làm trên đó không chỉ đơn thuần là những hành động vô nghĩa”, cô chia sẻ.
“Điều quan trọng nhất là bạn đang làm gì với mạng sống độc nhất vô nhị này. Cái tôi sâu thẳm trong bạn muốn thể hiện bản thân theo một cách chân thực và thuần khiết hết sức có thể. Vậy thì bạn làm điều đó bằng cách nào?”.
Đây là lý do tại sao bạn luôn nên có một mục đích. Tôi có thể làm gì để đóng góp cho những điều lớn lao hơn? Tôi có thể làm gì để giúp đỡ người khác? “Nếu làm vậy”, Oprah chia sẻ, “Bạn sẽ được trả ơn gấp bội. Tôi có thể nói điều này từ kinh nghiệm của bản thân”.
Lần tới khi chuẩn bị bắt tay vào một dự án hay đơn thuần là xuất hiện ở chỗ làm, hãy dành một phút để tự hỏi mục đích của bản thân là gì. Và bạn nghĩ câu trả lời sẽ ra sao?
Nguồn: Doanhnhanplus
Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Thay thói quen – Đổi vận mệnh