fbpx

Phương pháp 2 chiếc lọ: Bí quyết đưa một chàng trai ngoại ô trở thành người dẫn đầu dân thành phố

Năm 1993, Trent Dyrsmid khởi điểm với công việc môi giới chứng khoán cho một ngân hàng nhỏ ở vùng ngoại ô, thế nhưng chỉ sau 2 năm mọi chuyện thay đổi chóng mặt nhờ phương pháp đặc biệt của anh.

Vào năm 1993, tại một ngân hàng nhỏ ở Abbotsford, Canada, một nhân sự 23 tuổi với cái tên Trent Dyrsmid được mời vào làm việc với tư cách một chuyên viên môi giới chứng khoán.

Dyrsmid là người mới vì thế chẳng có ai kì vọng quá nhiều vào khả năng làm việc của anh ta. Thêm vào đó, cả ngân hàng cũng như khu Abbotsford thời điểm bấy giờ còn quá xa xôi, nó giống như một vùng quê vắng vẻ chìm trong cái bóng của Vancouver.

Những tưởng Dyrsmid sẽ mãi chỉ quanh quẩn trong chiếc ao bé nhỏ này. Thế nhưng, mặc cho những bất lợi, anh vẫn thành công và khiến người khác biết tới nhờ thói quen đơn giản được anh thực hiện mỗi ngày.

Dyrsmid ngày hôm nay đã tự thành lập một công ty riêng về marketing, thành công ngày nào của anh được rất nhiều người biết đến.
Dyrsmid ngày hôm nay đã tự thành lập một công ty riêng về marketing, thành công ngày nào của anh được rất nhiều người biết đến.

Trên bàn làm việc, anh có 2 chiếc bình thuỷ tinh nhỏ, bên trong một chiếc bình là 120 cái kẹp giấy, chiếc còn lại trống không. Một ý tưởng xuất hiện trong đầu Dyrsmid.

“Mỗi buổi sáng tôi sẽ bỏ 120 cái kẹp vào một chiếc lọ và chuyển một chiếc sang bên lọ trống mỗi khi gọi xong 1 cuộc điện thoại. Tôi sẽ cố gắng cả ngày làm việc chuyển được hết số kẹp sang chiếc lọ trống kia”, Trent Dyrsmid nói.

Mỗi ngày của Dyrsmid được bắt đầu vào lúc 8 giờ và với 120 chiếc kẹp giấy.
Mỗi ngày của Dyrsmid được bắt đầu vào lúc 8 giờ và với 120 chiếc kẹp giấy.

Và chỉ thế thôi, 120 chiếc kẹp, 120 cuộc gọi mỗi ngày. Anh làm thế trong một khoảng thời gian dài.

Chỉ trong 18 tháng, Dyrsmid đã thực hiện được tổng giao dịch với giá trị lên tới 5 triệu USD. Khi bước sang tuổi 24, anh kiếm được 75.000 USD và các công ty, ngân hàng khác tranh nhau tuyển anh về vì những gì anh làm được. Sau cùng, anh chấp nhận một công ty tại thành phố mới với mức lương 200.000 USD/năm.

Khối lượng công việc

Dyrsmid bắt đầu nhấc điện thoại lên gọi cuộc đầu tiên vào đúng 8 giờ sáng, đều đặn mỗi ngày. Mặc dù làm môi giới chứng khoán nhưng anh chẳng bao giờ quan tâm tới những nghiên cứu chuyên gia hay phát biểu của giới đầu tư về cổ phiếu. Anh thậm chí còn chẳng thèm đọc báo trong suốt khoảng thời gian này. Dyrsmid tâm niệm, nếu tin mới thật sự quan trọng, chắc chắn sẽ có người khác nói với tôi vì thế tôi chẳng việc gì phải đọc báo để tìm nó.

Anh đã tự quyết định thành công của chính mình với một nhiệm vụ cơ bản nhất: gọi được nhiều cuộc điện thoại, chỉ thế mà thôi. Đó chính là thói quen đã khiến anh thành công, anh tập trung toàn bộ năng lượng và sự tập trung vào yếu tố quyết định thành công đó và bỏ qua mọi thứ có thể khiến anh sao nhãng.

"thành công là kết quả của nỗ lực làm một việc tới cùng".
“Thành công là kết quả của nỗ lực làm một việc tới cùng”.

Những đồng nghiệp khác của anh thì sao? Họ dành cả buổi sáng theo dõi tin tức mới, tìm xem có nhà đầu tư nào phát ngôn mạnh miệng hay không. Những hành động tưởng chừng rất cơ bản với một nhà môi giới chuyên nghiệp. Thế nhưng, cho tới khi họ bắt đầu nhấc điện thoại lên thực hiện cuộc gọi đầu tiên, họ đã chậm hơn Dyrsmid tới cả chục giao dịch.

Cứ thế, ngày qua ngày, khoảng cách ngày một lớn hơn và theo nguyên tắc 1% khác biệt, Dyrsmid đương nhiên trở thành người dẫn đầu.

Chung quy lại, Dyrsmid chính là minh chứng điển hình nhất cho câu nói “thành công là kết quả của nỗ lực làm một việc tới cùng”.

Hiệu ứng 2 chiếc lọ

Nhìn vào bản thân mỗi người, có ai điên cuồng đăng kí tập gym nhưng rồi vật lộn mỗi ngày để tới được phòng tập? Điểm khác biệt là gì? Tại sao có những thói quen tồn tại và lại có những thói quen nhanh chóng biết mất, vì sao 2 chiếc lọ cùng 120 cái kẹp giấy của Dyrsmid lại hiệu quả tới như vậy?

Lý do chủ yếu là những chiếc kẹp giấy của Dyrsmid cho người thực hiện thấy được họ đã làm được bao nhiêu của công việc. Giống như sếp giao cho bạn một đầu việc, và rồi hỏi bạn làm được bao nhiêu rồi, bạn sẽ trả lời ra sao? Nó chẳng thể đo đếm được trong khi với Dyrsmid, anh ta số lượng hoá công việc, nó giúp anh ta theo đuổi đến cùng.

Hiệu ứng về thị giác giống như một chiếc máy nhắc nhở tự động với mỗi người. Trong trường hợp của Dyrsmid mỗi ngày đến văn phòng, thứ đầu tiên đập vào mắt anh là 2 chiếc lọ. Với bạn, bạn có thể sử dụng một thứ phù hợp hơn, số lượng tất nhiên phụ thuộc vào việc bạn chia nhỏ công việc của mình tới thế nào.

Một khi hình thành được hiệu ứng thị giác 2 chiếc lọ, chẳng cần giấy nhắc hay ghi chú trong điện thoại nữa, 2 chiếc lọ kia sẽ tự động nhắc nhở bạn về những gì bạn cần làm, về việc bạn cần bắt đầu từ lúc nào. Nếu một ngày bạn nhận thấy chiếc lọ vẫn trống có nghĩa là bạn chưa làm được gì, cần tăng tốc lên.

Tất nhiên, nó phụ thuộc nhiều vào nỗ lực của từng người. Một khi đã lười thì dù 2 chiếc lọ và 3 que tăm bạn cũng chẳng thể nào chuyển nổi chỉ 3 que tăm đó. Với những người muốn thay đổi, đây chính là phương pháp bạn nên áp dụng.

Chắc tới đây bạn sẽ thắc mắc, áp dụng bài học bên trên thế nào cho chính bản thân bạn? Không lo, dưới đây chính là cách để bạn làm điều đó.

Áp dụng nguyên tắc 2 chiếc lọ

Mục tiêu của bạn là gì? Trước hết hãy xác định mục tiêu bản thân, giả dụ như 100 cái lên xà mỗi ngày? Quá đơn giản, hãy lấy 100 chiếc kẹp hoặc 10 chiếc cũng được, cứ mỗi lần thực hiện xong một chuỗi, hãy bỏ kẹp đúng theo những gì vừa thực hiện.


Bạn phải gửi 25 email tới đối tác để quảng bá cho sản phẩm của mình? Hãy dùng 25 chiếc kẹp và chuyển 1 chiếc qua lọ rỗng mỗi khi gửi xong 1 email.

Thế còn hoàn thành bài luận thì sao? Hãy xem bài luận của bạn có bao nhiêu phần, sử dụng từng đó chiếc kẹp. Một đầu việc khó đong đếm? Đừng nói không thể chia nhỏ nó ra thành nhiều module để dùng từng chiếc kẹp cho mình.

Mọi thứ đều có thể được phân chia, nếu chia được nó càng nhỏ, quá trình thực hiện của bạn sẽ càng dễ dàng và bạn càng có cảm hứng để hoàn thiện nó hơn. (Giống với phương pháp chống lười – Kaizen vậy)

Và cũng giống với phương pháp Kaizen, bạn hoàn toàn có thể tăng số lượng kẹp mỗi ngày để vượt qua giới hạn bản thân, cải thiện chính mình. Ngày hôm nay kéo xà 100 chiếc kẹp, tại sao không thêm 1 chiếc kẹp vào ngày mai để kéo 101 lần?

Nguồn: Trí Thức Trẻ

Các viết cùng chủ đề