fbpx

Quy tắc 10 năm thầm lặng: Albert Einstein trở thành nhà sáng tạo lừng danh nhất mọi thời đại

Sáng tạo là chìa khóa của mọi cánh cửa thành công. Làm cách nào mà Albert Einstein từ một người khô khan lại có thể trở thành nhà sáng tạo lừng danh nhất mọi thời đại? 10 năm thầm lặng có đủ để tạo nên những bước đột phá mới cho thế giới?

Albert Einstein không chỉ là một nhà khoa học mà hơn cả ông còn là một nghệ sỹ của nền khoa học. Bởi lẽ, thành công mà ông đạt được phần nhiều đến từ sự sáng tạo, bên cạnh kiến thức thâm sâu về lĩnh vực vật lý.

Trên thế giới, không thiếu những nhà khoa học có kiến thức thâm sau nhưng để có thể tạo ra những công trình làm thay đổi thế giới như Albert Einstein thì cần nhiều hơn thế. 

Quy tắc số 1 từ Albert Einstein – Đừng đợi cảm hứng đến mới bắt đầu làm việc

Có rất nhiều hiểu lầm về cách những sự đột phá được tạo ra. Nhiều người thậm chí cho rằng những điều mới mẻ đều là kết quả của một cảm hứng bất ngờ nào đó – giống như trong câu chuyện về trái táo rơi trúng đầu Newton và khái niệm lực hấp dẫn ra đời. 

Thực tế, điều này là có nhưng rất hiếm. Vì vậy, nếu chiến lược duy nhất của bạn là ngồi đợi cảm hứng, khả năng cao là bạn sẽ chỉ lãng phí thời gian vô ích mà thôi.

Giáo sư Mark Beeman, người đứng đầu Creative Brain Lab tại Đại học Northwestern, đã sử dụng máy quét não bộ để tìm hiểu sâu hơn về quy trình sáng tạo trong não bộ con người. Vị giáo sư này đã đi đến kết luận:

“Mặc dù trải nghiệm sáng tạo thường bất chợt đến và có vẻ như không liên quan gì đến những suy nghĩ trước đó. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sáng tạo là đỉnh điểm của một chuỗi các trạng thái và chu trình não bộ trước đó được vận hành ở các mức độ thời gian khác nhau”.

Hiểu một cách đơn giản, các khoảnh khắc “eureka” xảy ra là bởi sự đào sâu suy nghĩ và nỗ lực từ trước đó. Hành động kích thích cảm hứng nhiều và thường xuyên hơn cảm hứng kích thích hành động.

Quy tắc số 2 từ Albert Einstein – Hãy coi sáng tạo là việc… chẳng có gì hấp dẫn

Nghe thì rất vô lý đúng không? Nhưng để trở thành nhà sáng tạo của thiên niên kỷ thì như thế đấy!  Hãy làm những công việc sáng tạo không có gì hấp dẫn, đặc biệt là những công việc chỉ toàn liên quan đến lịch trình và thực hiện lịch trình.

Năm 1902, Einstein nhận vào làm việc tại một văn phòng sáng chế Thụy Sỹ. Trước đó, ông muốn được nhận vào làm giáo viên nhưng không thành. Điều này khiến Einstein buộc phải gắn với một văn phòng nhàm chán khi đặt cạnh niềm yêu thích vật lý của ông.

Dù vậy, trong suốt khoảng thời gian ở đây, ông đã đạt được một sự cân bằng hoàn hảo, nghiêm túc giữa thời gian cho công việc và các hoạt động khoa học, nghiên cứu.

Einstein luôn tôn trọng cam kết với sự sáng tạo của mình và “trái ngọt” đã đến là sự ra đời của Annus Mirabilis papers (các bài viết được Albert Einstein đăng trên tạp chí khoa học Annalen der Physik vào năm 1905. Những bài viết này đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành của vật lý hiện đại và đã thay đổi rất nhiều quan điểm về không gian, thời gian hay năng lượng).

Nếu Einstein cứ chăm chăm đợi một thời điểm và điều kiện hoàn toàn thích hợp, những thứ tuyệt vời trên đã không xảy ra. Hãy coi sáng tạo là một công việc. Lên lịch trình và làm thôi!

Quy tắc số 3 từ Albert Einstein – Tìm mối liên hệ giữa những ý tưởng đã có sẵn

Có một vấn đề cốt lõi mà nhiều người vẫn hay nhầm lẫn: sáng tạo chỉ là một cách kết hợp những ý tưởng cũ để tạo thành một cái gì  đó mới mẻ hơn và hữu ích hơn. Sự sáng tạo không tự nhiên mà có và nó không hoàn toàn là một khái niệm trừu tượng.

Nếu bạn nghĩ về sự sáng tạo là khả năng phát triển các kết nối có ý nghĩa giữa những điều có sẵn, bạn sẽ nhận ra rằng sự sáng tạo vượt bậc không phải những thứ chỉ dành cho Mozart hay Picasso.

Quy tắc số 4 từ Albert Einstein – Sẵn sàng làm những công việc kém hoàn thiện

Cũng giống như tất cả mọi thứ trong đời, cách duy nhất để làm chủ sự sáng tạo là hành động. Điều khó nằm ở việc bạn có chấp nhận nỗ lực để thử nghiệm bằng cách tạo ra những công trình kém hoàn thiện hay không? Một cách để vượt qua khó khăn này là nhận thức rõ rằng bạn không phải là người duy nhất tạo ra các sản phẩm tồi tệ.

Khi ta nhìn thấy một công trình tuyệt vời của một thiên tài nào đó, hãy luôn nhớ rằng họ không làm… “một phát ăn ngay”. Họ cũng phải trải qua rất nhiều thất bại, nhiều giai đoạn với những sản phẩm không tốt mà chẳng ai chú ý tới.

Quy tắc 10 năm thầm lặng: Albert Einstein trở thành nhà sáng tạo lừng danh nhất mọi thời đại

Trong suốt cuộc đời, Einstein đã xuất bản hơn 300 nghiên cứu khoa học và hơn 150 nghiên cứu khác. Tuy nhiên, ông có đến 30.000 tài liệu khác chưa được công bố và không phải tất cả trong số đó đều đúng đắn và đáng chú ý.

Quy tắc số 5 từ Albert Einstein – Cam kết sắt đá hôm nay vì ngày mai

Những kết quả xuất chúng đòi hỏi tinh thần sắt đá, tính cam kết xuất chúng. Đây chính là chìa khóa của mọi cánh cửa thành công

John Hayes, một giáo sư tại Đại học Carnegie Mellon từng thực hiện một nghiên cứu trong đó ông phân tích hàng nghìn tác phẩm âm nhạc được tạo ra từ 1685 đến 1900 để thỏa chí tò mò về khoảng thời những thiên tài âm nhạc tạo ra một tác phẩm tầm cỡ thế giới.

Trong nghiên cứu, John bó hẹp phạm vi công trình với 500 tác phẩm của 76 tác giả. Bằng cách cụ thể vạch ra dòng thời gian của từng tác giả, John Hayes nghiên cứu kỹ mốc thời gian khi một tác phẩm được tạo ra. Kết quả là ngoại trừ 3 tác giả, việc sáng tác các tác phẩm đều được bắt đầu ít nhất một thập kỉ trước khi các tác giả bắt đầu được biết tới rộng rãi.

Trong các nghiên cứu tương tự liên quan đến những lĩnh vực thơ ca và hội họa, John cũng nhận được kết quả tương tự. Thông qua đó, ông hình thành quy tắc “10 năm câm lặng” để chỉ khoảng thời gian lao động hăng say nhưng không nhận được nhiều sự chú ý.

Để khai thác tận cùng sự sáng tạo, bạn không chỉ cần phải dũng cảm để tạo ra cả những tác phẩm tệ mà còn sẵn sàng cho đi nhiều khoảng thời gian chẳng được ai công nhận.

Tạm kết

Đừng đợi cảm hứng mơ hồ nào đó mới bắt tay vào làm việc. Sáng tạo là một quá trình. Kể cả những suy nghĩ rời rạc bất chợt đến – như lúc bạn đang tắm chẳng hạn – cũng là kết quả của nhiều suy nghĩ trước đó. Cảm hứng không tự nhiên mà đến. Để thực sự sáng tạo, hãy nghiêm túc với một kế hoạch, lịch trình, hãy làm việc đi.

Hãy tìm kiếm mối liên hệ giữa những gì đã có sẵn. Rất hiếm thứ mới mẻ lại hoàn toàn chưa xuất hiện trước đó và đừng ngần ngại phải làm rất nhiều điều trước khi bạn được công nhận. Các sản phẩm tệ sẽ là những viên gạch để tạo ra một công trình tuyệt vời, và đôi khi quá trình này khá tốn thời gian.

Nguồn: Cafebiz

Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Thay thói quen – Đổi vận mệnh

Bộ sách Thay thói quen - Đổi vận mệnh
                        ĐẶT NGAY

Các viết cùng chủ đề