Sau 10 năm, Instagram đã thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào?
Sau 10 năm ra đời và phát triển, Instagram hiện đang chiếm được cảm tình của hơn 1 tỷ người dùng hoạt động thường xuyên trên toàn thế giới. Ứng dụng này cũng đã thay đổi hoàn toàn một thập kỷ đó và nó cũng đã thay đổi những thói quen của người sử dụng.
Khi được Kevin Systrom và Mike Krieger cho ra mắt vào ngày 6/10/2010, Instagram là một ứng dụng dành riêng cho iPhone. Người dùng chỉ có thể chụp ảnh ứng dụng, chứ không thể tải hình ảnh sẵn có từ thư viện của điện thoại như bây giờ, trong một khung hình vuông.
Những bức ảnh này có thể được thêm filter nếu muốn. Những người dùng khác có thể nhận xét hoặc nhấn nút ‘like’ các hình ảnh. Vào thời gian đầu, đó là tất cả những gì Instagram có thể làm. Kể từ 2010, nền tảng này đã phát triển nhanh chóng và đi đầu trong mảng truyền thông xã hội ngày càng trực quan hiện nay.
1. Instagram là báu vật của Facebook
Vào năm 2012, Facebook đã mua Instagram với giá 1 tỷ USD. Đắt xắt ra miếng, Instagram hiện là một trong những viên ngọc quý có lợi nhuận cao nhất của Facebook.
Instagram đã tích hợp các tính năng mới theo thời gian nhưng lại không phát minh ra tất cả chúng. Instagram Stories, với hơn nửa tỷ người dùng hàng ngày, rõ ràng đã vay mượn Snapchat vào năm 2016. Nó cho phép người dùng đăng nội dung ngắn 10 giây và chúng sẽ biến mất sau 24 giờ.
Chính những nội dung bình dị và gần gũi (sau này được tích hợp vào Facebook) được nhiều người cho là nguyên nhân đã hồi sinh Instagram. Tương tự, IGTV là câu trả lời của Instagram cho video dạng dài hơn của YouTube. Và gần đây nhất, tính năng Reels của Instagram bị coi là bản sao của TikTok.
2. Instagram là cái nôi của những Người ảnh hưởng (Influencer)
Quá trình chuyên nghiệp hoá nhanh chóng mảng Influencer phần lớn là nhờ Instagram. Những người trong cuộc ước tính ngành dịch vụ này có thể đạt giá trị 9,7 tỷ USD trong năm nay, bất chấp đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng xấu đến chính ngành này cũng như các lĩnh vực khác.
Ngay từ năm 2011, các blogger chuyên nghiệp về phong cách sống trên khắp Đông Nam Á đã chuyển sang sử dụng Instagram, biến nó thành một thị trường sôi động. Họ đã bán không gian quảng cáo qua chú thích bài đăng và kiếm tiền từ selfie với các sản phẩm được tài trợ. Thương mại bản ngữ như vậy xuất hiện trước khi tính năng Đối tác trả phí của Instagram ra mắt vào cuối năm 2017.
Việc sử dụng hình ảnh như một phương thức giao tiếp chính, trái ngược với các phương thức dựa trên văn bản của thời đại viết blog, đã tạo điều kiện cho sự bùng nổ của những Influencer đầy tham vọng. Điều kiện để trở thành một thương hiệu trực tuyến đã bị hạ xuống đáng kể.
Người dùng Instagram phụ thuộc nhiều hơn vào tài nhiếp ảnh và ngoại hình của họ – được nâng cao bởi các filter và công cụ chỉnh sửa được tích hợp trong nền tảng. Chẳng bao lâu, những hình ảnh “cực kỳ chuyên nghiệp và bóng bẩy, đẹp đẽ, nguyên sơ và đẹp như tranh vẽ” bắt đầu trở nên nhàm chán.
Các finstagram (fake Instagram – Instagram ‘giả tạo’) và các tài khoản phụ mọc lên như nấm, cho phép Influencer có thể tung ra các ảnh hậu trường nhằm thể hiện tính chân thật của chủ tài khoản, nhưng thực chất lại là các bức ảnh được tính toán từ trước.
3. Instagram là nền tảng tiềm năng cho các doanh nghiệp
Khi Influencer thương mại hoá các chú thích và ảnh của họ trên Instagram, những người từng sở hữu các cửa hàng trực tuyến sẽ biến các hashtag thành các chiến dịch quảng cáo. Họ dựa vào những người theo dõi để bán sản phẩm và khuếch đại phạm vi tiếp cận khách hàng của họ.
Các doanh nghiệp lớn hơn cũng làm theo. Những chuyên gia marketing cũng đưa ra lời khuyên để tối ưu hoá mức độ tương tác trên Instagram.
Vào giữa năm 2016, Instagram đã tung ra các tài khoản và công cụ dành riêng cho doanh nghiệp dù hơi muộn màng, cho phép các công ty dễ dàng truy cập vào phân tích back-end.
Tính năng vuốt để chuyển stories trên Instagram được giới thiệu vào đầu năm 2017 giúp mở rộng thêm cơ hội thương mại cho các doanh nghiệp nhờ có thêm không gian quảng cáo cho mỗi bài đăng trên Instagram.
Năm nay, ứng dụng này thông báo Instagram Shops sẽ cho phép các doanh nghiệp bán sản phẩm trực tiếp thông qua một cửa hàng kỹ thuật số. Trước đây, người dùng phải thực hiện việc này qua các đường dẫn đến các website khác.
Nguồn: K Nguyễn
Có thể bạn quan tâm: Marketing giỏi phải kiếm được tiền – Cựu CEO Marketing Coca Cola Segio Zyman