Stephen Hawking: “Dù cuộc sống có khó khăn thế nào, đừng bỏ cuộc!”
Ngày hôm nay (14/03/2018) thế giới phải chứng kiến sự ra đi của một trong những bộ óc vĩ đại nhất nhân loại, Stephen Hawking đã qua đời tại nhà ở Cambridge. Đây thực sự là một tổn thất nặng nề cho nhiều ngành, trong đó có vật lý lý thuyết, vũ trụ học lý thuyết…
Khi mới 17 tuổi, ông đã là sinh viên của trường Oxford. Sau những tháng năm cố gắng, ông đạt giải nhất trong 1 bài thi phân hạng và theo đuổi chương trình tiến sĩ tại Cambridge – đại học hàng đầu nước Anh.
Tuy nhiên, đúng lúc này, cuộc sống lại trở nên đen tối khi Stephen Hawking bị chẩn đoán mắc bệnh xơ cứng teo cơ và chỉ có thể sống thêm 2 năm. Đối với bất cứ ai, nhất là một anh chàng trẻ tuổi đang tràn đầy tham vọng, đấy là một cú sốc lớn.
Ông phải vật lộn với căn bệnh quái ác, chỉ còn da bọc xương, toàn thân tê liệt ngoại trừ hai ngón của bàn tay trái. Hơn nữa, với dây thanh quản bị cắt mất, ông chỉ có thể giao tiếp thông qua chiếc máy tổng hợp giọng nói. Quả thật, những triệu chứng trên có thể đánh sập ý chí của một người trưởng thành. Trừ Stephen.
Dần dần, ông lấy lại nghị lực sống, tiếp tục đắm mình trong đam mê khoa học. Ông tiến hành nghiên cứu vật lý học lý thuyết rồi trở thành “anh hùng” khi giải đáp các câu hỏi: Vũ trụ có từ đâu, Con người từ đâu tới hay những phạm trù cao siêu về không-thời gian, lỗ đen…
Năm 1966, ông đoạt giải Adams cho bài luận về “Những điểm kỳ dị và Hình học thời gian-Không gian”.
Stephen chuyển đến Viện Thiên văn học (1968), sau đó chuyển về DAMTP (1973), làm trợ lý nghiên cứu và xuất bản cuốn sách đầu tiên của mình cùng George Ellis về Cấu trúc Quy mô lớn của Không thời gian.
Trong những năm tiếp theo, Stephen được bầu làm Uỷ viên Hội Hoàng gia (1974) và Học giả nổi tiếng Sherman Fairchild tại Học viện Công nghệ California (1974). Ông trở thành giảng viên về vật lý hấp dẫn tại DAMTP (1975), rồi tới Giáo sư Vật lý Hơi (1977). Sau đó ông giữ vị trí Giáo sư Toán học Lucasian (1979-2009).
Stephen Hawking đã nghiên cứu về các luật cơ bản điều khiển vũ trụ. Cùng với Roger Penrose, ông đã chỉ ra rằng thuyết tương đối tổng quát của Einstein bao gồm không gian và thời gian sẽ có một khởi đầu trong Big Bang và chấm dứt tại lỗ đen (1970).
Những kết quả này chỉ ra rằng cần phải thống nhất thuyết tương đối rộng với lý thuyết lượng tử, một trong những sự phát triển khoa học vĩ đại nửa đầu thế kỷ 20.
Sau hàng loạt các công trình khoa học cùng vô số chức danh cao quý, sức khỏe của Stephen chuyển nặng vào năm 2009. Ông được dự đoán là rất yếu và có thể ra đi bất cứ lúc nào.
Nhưng rồi, một lần nữa, Stephen Hawking lại chứng tỏ là những điều kỳ diệu có thật. Ông chống trọi quyết liệt với căn bệnh nan y và dần dần hồi phục. Bởi phần lớn những người mắc căn bệnh xơ cứng teo cơ này hiếm ai sống thêm được 20 năm (Stephen mắc bệnh năm 1963, tính đến 2009 đã 46 năm).
Sau khoảng thời gian này, ông vẫn tiếp tục có nhiều cống hiến, nhiều các phát biểu đóng góp có giá trị cho nền khoa học thế giới.
“Tôi vô cùng may mắn vì căn bệnh của mình không phải khuyết tật nặng, nhờ đó đã cho tôi nhiều thời gian hơn phần đông bệnh nhân khác để tiếp tục tìm kiếm chìa khóa kiến thức.”
Bài viết: Soha, Vietsub by Happy Live