Sự oán giận giống như tự mình uống thuốc độc rồi hy vọng kẻ thù sẽ lăn ra c.h.ế.t.
Chưa tính đến chuyện chúng ta thực sự có sở hữu một kẻ thù không đội trời chung hay không. Nhưng một khi bạn có những cảm xúc tiêu cực như ghen ghét, đố kỵ, không hài lòng, uất ức, lo sợ, cảm giác bị tổn thương,… Bạn đang vô tình biến mình trở thành nạn nhân của chính mình.
2 việc khiến bạn trở thành nạn nhân của chính mình
– Gia tăng việc tạo nên các hóa chất độc hại trong cơ thể, những hóa chất này nhẹ thì làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, bài tiết, mặt bạn sẽ kém sắc, da bạn sẽ dễ nổi mụn,… Nặng thì sẽ khiến hao phí khả năng miễn dịch của bạn khi một thời gian dài phải theo dõi và chống chọi lại những hóa chất độc hại được sản sinh từ bên trong cơ thể bạn.
Chưa biết giặc ngoài lúc nào sẽ đến, nhưng bên trong bạn vẫn luôn có những cuộc “nội chiến” làm tiêu tốn năng lượng, bạn sẽ không thể nào cảm thấy tốt lên nếu cứ sống trong trạng thái tiêu cực hết từ ngày này sang ngày khác!
– Tạo cho bản thân một vòng lặp năng lượng bậc thấp. Trong cuốn sách Trở nên phi thường, tác giả có phân tích về 7 trung tâm năng lượng trong cơ thể của chúng ta. Mặt tích cực của 3 trung tâm năng lượng đầu tiên là giúp chúng ta duy trì sự sống, nhưng mặt trái là khi chúng ta dành năng lượng cho các trung tâm bậc thấp quá nhiều, chúng ta dễ sa đà vào việc sống cho cái tôi nhỏ bé của mình. Cuộc sống hàng ngày chỉ xoay quanh những vấn đề liên quan đến ăn, mặc, ngủ, nghỉ, hưởng thụ và ai chạm đến cái tôi của mình, người đó sẽ phản ứng thái quá.
Hoặc là thấy mình luôn là trung tâm, hoặc là luôn nghĩ mình là nạn nhân của cuộc đời.
Và một người khi đã khép kín trường khả năng của họ từ các trung tâm năng lượng cho đến các tư duy, thì rất khó có khả năng phát triển: từ việc kích hoạt được những trung tâm năng lượng bậc cao cho đến việc.
Đừng vội nghĩ những cách bạn phản ứng là tính cách và một phần con người của bạn. Khi bạn muốn thay đổi, có một cuộc sống an yên và nhiều tiềm năng tích cực hơn, bạn chắc chắn sẽ tìm ra cách.
Nguồn: Fanpage Thái Phạm