Xây dựng chiến lược marketing: Chọn “gỗ” hay “sơn”?
Tục ngữ có câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” khi so sánh ý nghĩa giữa chất lượng và hình thức. Tuy nhiên câu tục ngữ này có vẻ không chính xác lắm khi áp dụng vào chiến lược quản trị marketing.
Tục ngữ có câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” khi so sánh ý nghĩa giữa chất lượng và hình thức. Tuy nhiên câu tục ngữ này có vẻ không chính xác lắm khi áp dụng vào chiến lược quản trị marketing.
“Một thực tế đơn giản là mọi thứ từ tiền bạc, thời gian và kỹ năng đổ ra để nghiên cứu về người tiêu dùng đối với loại Coca-Cola mới đã không đo lường và làm rõ được những liên kết cảm tính sâu đậm của Coca-Cola truyền thống được cảm nhận bởi nhiều người” – Donald Keough (Cựu chủ tịch Coca-Cola – người đưa Sergio Zyman đi khắp thế giới và cho ông cơ hội tham gia vào những hoạt động thú vị nhất của công ty Coca-Cola).
Năm 1985, để đánh bại đối thủ truyền kiếp Pepsi, Coca-Cola đã cho chấm dứt sản xuất Coke và thay bằng sản phẩm mới New Coke nhưng cũng chính quyết định này đã tạo thành một thảm họa và nó đã trở thành bài học kinh điển về thương hiệu.
Nội dung nổi bật: Vào những năm 1975, Pepsi bất ngờ kéo Coca Cola vào một vụ việc không đáng có dẫn đến doanh thu của Coke bị thâm hụt nặng. – Bối cảnh: Pepsi tung chiến dịch “Pepsi Challenge” (Tạm dịch: Thử thách cùng Pepsi). Theo đó, các khách hàng sẽ được bịt mắt để thử 2 loại đồ uống của Pepsi và Coca Cola và sau đó đưa ra nhận xét xem họ thích loại nào hơn. Kết quả đa phần đều chọn Pepsi vì cho rằng nó ngọt hơn. – Chiến lược sai lầm: Không ngần ngại, lãnh đạo Coca Cola đã quyết định thay đổi công thức đồ uống để cho giống với Pepsi hơn và giới thiệu sản phẩm New Coke. – Kết quả: Đã có 400.000 cuộc gọi và lá thư gửi đến trụ sở Coca Cola chứa đầy Pepsi Challenge nỗi bực tức và phản đối việc hãng này...