fbpx

Tại sao cổ phiếu kia cơ bản tốt nhưng khi đầu tư thì mình lại lỗ?

Một doanh nghiệp tốt sẽ được mọi người kỳ vọng nhiều và thu hút sự chú ý của đại đa số nhà đầu tư. Nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng thành công trong việc kiếm lợi nhuận trong khoản đầu tư này.

Vì sao?

Vì họ căn bản đã quên mất nguyên tắc chỉ nên đầu tư mua và tiến hành tích trữ cổ phiếu của doanh nghiệp tuyệt vời, khi cổ phiếu đó vẫn nằm trong biên an toàn (MOS – Margin of Safety).

Tại sao cổ phiếu kia cơ bản tốt nhưng khi đầu tư thì mình lại lỗ?

Vậy biên an toàn là gì?

Biên an toàn trong tiếng Anh là Margin of Safety. Biên an toàn là một nguyên tắc đầu tư, trong đó nhà đầu tư chỉ mua cổ phiếu khi giá thị trường thấp hơn nhiều so với giá trị nội tại của cổ phiếu đó. Nói cách khác, khi mức giá thị trường thấp hơn nhiều so với mức giá nội tại mà nhà đầu tư xác định thì khoảng chênh lệch giữa hai giá trị này được gọi là biên an toàn.

Vì các nhà đầu tư có thể thiết lập một mức độ an toàn theo sở thích rủi ro của riêng mỗi cá nhân, mua chứng khoán dựa trên biên an toàn có thể giảm thiểu khả năng gặp rủi ro của mỗi quyết định đầu tư.

Biên an toàn là ba từ quan trọng nhất đối với một nhà đầu tư. Để có được biên an toàn lớn, tất cả những điều bạn phải làm là xác định giá trị của doanh nghiệp, và chờ đến khi giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó hạ xuống thấp hơn nhiều so với giá trị, thế là bạn mua vào.

Ví dụ:

Nhà đầu tư A xác định rằng giá trị nội tại của cổ phiếu Y là 162 $, thấp hơn giá cổ phiếu của nó là 192 $, anh ta có thể áp dụng mức chiết khấu 20% cho giá mua mục tiêu là 130 $. Anh A có thể cảm thấy cổ phiếu Y có giá trị hợp lý ở mức 192 $ nhưng anh ta sẽ không xem xét việc mua nó vì giá trị nội tại là 162 $. Để hạn chế rủi ro, anh A đặt giá mua là 130 $.

Sử dụng mô hình này, nhà đầu tư A có thể không thể mua cổ phiếu Y tại bất cứ thời điểm nào trong tương lai gần. Tuy nhiên, nếu giá cổ phiếu giảm xuống còn 130 $ vì những lí do khác ngoài sự sụp đổ về triển vọng thu nhập của cổ phiếu Y, nhà đầu tư này có thể tự tin khi đưa ra quyết định đầu tư.

Nhưng thường biên an toàn càng rộng, tức bạn mua được cổ phiếu ở giá chiết khấu càng lớn thì rủi ro của bạn sẽ càng giảm và lợi nhuận thì sẽ càng tăng.

Qua chia sẻ này, Happy Live hy vọng có thể nhắc nhở nhà đầu tư cần phải thực sự cẩn trọng trong việc định giá cổ phiếu, và đưa ra thời điểm mua thích hợp. Ngoài ra, để có thể thực sự khai thác triệt để khái niệm “biên an toàn – margin of safety”, bạn nên nghiêm túc nghiên cứu quyển sách “Ngày đòi nợ – Payback Time” của Phil Town nhé.

Có thể bạn quan tâm: Ngày đòi nợ (Payback Time) – Phil Town

(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề