fbpx

Tăng trưởng tín dụng là gì? Tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế Việt Nam

Thông qua tăng trưởng tín dụng, chính phủ có thể điều hành chính sách tiền tệ, thông qua các quyết định liên quan đến sự tăng trưởng tín dụng, góp phần làm ổn định tiền tệ và phát triển nền kinh tế.

tang-truong-tin-dung-la-gi-tang-truong-tin-dung-trong-nen-kinh-te-viet-nam-happy-live-1

Tăng trưởng tín dụng là gì?

Tăng trưởng tín dụng là lượng cung tiền trong nền kinh tế tăng lên. Thông qua tăng trưởng tín dụng, chính phủ có thể điều hành chính sách tiền tệ, thông qua các quyết định liên quan đến sự tăng trưởng tín dụng, góp phần làm ổn định tiền tệ và phát triển nền kinh tế.

Thông qua tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế rút ngắn được thời gian tích lũy vốn, tăng khả năng mở rộng sản xuất -> tạo nhiều công ăn việc làm -> tăng nâng cao hiệu suất lao động và khả năng cạnh tranh.

Mức tăng trưởng tín dụng của Việt Nam qua các năm

Năm Tăng trưởng tín dụng (%) Năm Tăng trưởng tín dụng (%)
2016 18,25 2020 12,13
2017 18,28 2021 13,53
2018 13,89 2022 14,50
2019 13,65 2023 13,50

Năm 2024, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu, tăng trưởng tín dụng khoảng 15%

Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn số 10167/NHNN-CSTT về việc giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024…Theo đó, Ngân hàng Nhà nước giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 15% và yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát tăng trưởng tín dụng như sau.

Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng 

Mối quan hệ vĩ mô và tăng trưởng tín dụng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): Khi GDP tăng thể hiện nền kinh tế đang tăng trưởng, các doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả. Để thúc đẩy doanh nghiệp gia tăng sản xuất, mở rộng quy mô nhằm tăng hiệu quả hoạt động, thì tăng trưởng tín dụng cũng cần tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, GDP giảm, các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả sẽ tác động trực tiếp đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp và kìm hãm sự tăng trưởng tín dụng.

Tình hình lạm phát: Khi nền kinh tế lạm phát quá cao, NHNN phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm khối lượng tiền tệ lưu thông, nên khả năng cung cấp tín dụng của ngân hàng bị hạn chế.

Tỷ giá đối hoái: Khi tỷ giá đối hoái tăng sẽ thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nước do giá trị đồng tiền nội tệ giảm, kích thích hoạt động xuất khẩu nên nhu cầu vay vốn kinh doanh tăng khiến tăng trưởng tín dụng tăng.

Tỷ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ làm giảm nhu cầu tiêu dùng và đầu tư của cá nhân và hộ gia đình -> Làm giảm nhu cầu tín dụng của các chủ thể trong nền kinh tế.

Mối quan hệ giữa ngân hàng và tăng trưởng tín dụng

Nguồn vốn huy động: Ngân hàng có vai trò trung gian điều tiết vốn của nền kinh tế. Chính vì vậy, để thực hiện được các hoạt động tín dụng, ngân hàng buộc phải có nguồn vốn huy động ở trạng thái sẵn sàng. Như vậy, nguồn vốn huy động tăng lên sẽ thúc đẩy tăng của các khoản cấp tín dụng.

Tỷ suất sinh lời/tổng tài sản (ROA): Là thước đo phản ánh mức độ hoạt động hiệu quả của các ngân hàng thương mai. ROA gia tăng cho thấy các ngân hàng đang hoạt động hiệu quả, tạo ra được nhiều lợi nhuận sẽ tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng.

Tính thanh khoản của ngân hàng: Mối quan hệ giữa tính thanh khoản của ngân hàng và tăng trưởng tín dụng là quan hệ ngược nhau.

Và để nhà đầu tư có thể am hiểu về cách nền kinh tế vận hành hay là tăng trưởng tín dụng là gì. Bạn có thể tham khảo cuốn sách Basic Economics, đây là cuốn sách của tác giả Thomas Sowell, đây là cuốn sách bán chạy hàng đầu trên thế giới về kinh tế và chính trị. Được đánh giá 4.9 đến 5 sao trên Amazon, mong cuốn sách này sẽ giúp bạn am hiểu về nền kinh tế toàn diện nhất. 

Happy Live team sưu tầm/daututudau

“Cuốn sách giúp thay đổi rất nhiều luận điểm còn đang mơ hồ và những lầm tưởng khi nghĩ về kinh tế học”.

Basic Economics

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề