fbpx

Thâm cung bí sử Microsoft – kỳ 1: Nhẫn nhịn và nhún nhường không có trong từ điển của chúng tôi!

“Make a difference” – làm cho thế giới khác đi nhờ có bạn, triết lý sống mà thầy dạy triết học của tôi suốt giai đoạn học tại Đại học Columbia. Hãy tưởng tượng về một thế giới không có bạn, rồi so sánh thế giới có bạn và thế giới không có bạn, khiến cho thế giới vì có góc nhìn và sự lựa chọn của bạn mà thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn.

 Lý Khai Phục là một nhà khoa học máy tính có tầm ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực internet ở Trung Quốc và thế giới. Sinh ra ở Đài Loan, định cư ở Mỹ từ năm 11 tuổi, ông được học và bồi dưỡng trong một môi trường công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới. Năm 1988, ông nhận bằng tiến sĩ Khoa học máy tính tại Đại học Carnegie Mellon, Mỹ. Sau đó, ông bắt đầu làm việc cho Apple, Microsoft, Google và đều tạo nên những thành tích đáng nể.

Lý Khai Phục

Trong cuốn tự truyện “Thế giới khác đi nhờ có bạn”, Lý Khai Phục mang đến cho độc giả những trải nghiệm hết sức chân thực, trong hành trình “biến thế giới khác đi từ nỗ lực của chính mình” khi đầu quân cho các ông lớn trong ngành công nghệ.

Sau hai năm làm việc cho Microsoft tại Trung Quốc, ông được điều về tổng công ty ở Mỹ làm phó giám đốc toàn cầu. Ngoài thích nghi với môi trường và vị trí công việc mới, ông còn chứng kiến và trở thành người trong cuộc của những câu chuyện thâm cung bí sử trong “vương triều” Microsoft:

Vụ kiện chống độc quyền 

Từ viện nghiên cứu chuyển đến bộ phận sản phẩm, tôi phải khảo sát và học hỏi lại từ đầu văn hóa công ty. Dù vẫn trong cùng một công ty, nhưng công việc ở viện nghiên cứu dẫu sao cũng cách một khoảng khá xa với thị trường, còn bộ phận sản phẩm lại là hạt nhân của công ty, nên tôi cần hoàn thành việc chuyển đổi vai trò.

Microsoft là một doanh nghiệp về phần mềm được cả thế giới quan tâm, luôn dẫn đầu về khoa học công nghệ trên toàn thế giới, nhưng đồng thời cũng luôn ở trong tâm bão của truyền thông và dư luận. Từ khi công ty ra đời đến nay, những tranh cãi về nó chưa bao giờ ngừng lại.

tham-cung-bi-su-trong-vuong-trieu-microsoft-ky-1-nhan-nhin-va-nhun-nhuong-khong-co-trong-tu-dien-cong-ty-happy-live-1

Microsoft là công ty do Bill Gates và Paul Allen đồng sáng lập năm 1975. Không còn nghi ngờ gì nữa, trước khi cuộc cách mạng xảy đến, họ đã rất sắc bén nhìn thấy được tương lai. Khi công ty mới thành lập, hai người bắt đầu từ việc biên tập ngôn ngữ Basic cho máy điện toán đầu tiên trên thế giới, đặt nền móng cho con đường tiêu chuẩn của sản xuất phần mềm. Theo thời gian, công ty Microsoft từng bước vượt qua công ty IBM, công ty Apple, trở thành doanh nghiệp công nghệ cao dẫn đầu thế giới.

Microsoft năm 2000 là đế quốc phần mềm lớn nhất thế giới, văn hóa cạnh tranh của nó vô cùng nổi tiếng. Đặc biệt là trước năm 2000, Microsoft giống như một đưa trẻ tự cho mình là trung tâm, ngạo mạn và cứng đầu. Công ty này tỏ ra hiếu thắng và quyết liệt ở mọi nơi. Nhẫn nhịn và nhún nhường hầu như không hề có trong từ điển công tyỞ Microsoft, mỗi nhóm đều có một kẻ địch giả tưởng, mục tiêu mỗi năm đều được thiết kế đều dựa trên việc đối phó kẻ địch giả tưởng này. Trong nội bộ công ty, luôn có thể nghe thấy khẩu hiệu: “Đánh cho WordPerfect (phần mềm soạn thảo văn bản lớn nhất trước Word) phá sản!”, “Tắt nguồn dưỡng khí của Nestcape đi, để nó chết ngạt!”

Vào một ngày trong năm 1994, công ty Microsoft mở cuộc họp, các nhân viên nghe thấy một giọng sang sảng hét lớn: “Cái có ích là thị phần! Thị phần! Thị phần! Nguyên nhân chỉ có một, nếu chiếm được thị phần chính là (nói đến đây, người nói tự dùng tay bóp lấy cổ họng mình) làm cho đối thủ chỉ còn thoi thóp thở!” Người đang nói chính là Ballmer.

Tất cả nhân viên đều tin rằng: Thời khắc kỳ diệu nhất của Microsoft chính là khi công ty dùng thân phận kẻ đến sau để học tập, rồi đánh bại người đi trước để vươn lên vị trí số một. Dù vậy, một đội ngũ sản phẩm nếu mất đi kẻ địch giả tưởng rồi sẽ trở nên rời rạc. Gates và Ballmer sẽ rút đi hỗ trợ dành cho nó. Chẳng hạn như sau khi Internet Explorer đánh bại NestCape, Microsoft liền giảm đầu tư, khiến trình duyệt dậm chân tại chỗ không hề tiến bộ trong nhiều năm, mãi đến khi kẻ địch FierFox xuất hiện, Internet Explorer mới bắt đầu được vực dậy.

Thời khắc kỳ diệu nhất của Microsoft chính là khi công ty dùng thân phận kẻ đến sau để học tập, rồi đánh bại người đi trước để vươn lên vị trí số một.
Thời khắc kỳ diệu nhất của Microsoft chính là khi công ty dùng thân phận kẻ đến sau để học tập, rồi đánh bại người đi trước để vươn lên vị trí số một.

Tháng 10 năm 1997, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ buộc tội Microsoft độc quyền hệ điều hành, đem phần mềm trình duyệt Internet Explorer và hệ điều hành Windows tích hợp với nhau một cách phi pháp để tiêu thụ. Tháng 10 năm 1998, vụ kiện chống độc quyền chính thức thành lập, Bộ Tư pháp đề nghị chia nhỏ Microsoft. Bill Gates không ngừng kêu oan.

Bill Gates cũng yêu cầu toàn bộ nhân viên Microsoft đều tỏ thái độ phản kháng với vụ kiện này. Microsoft quyết định xây dựng một hình tượng cứng rắn, không hợp tác, phê bình chính phủ, đồng thời cương quyết nói với toàn thế giới rằng chính phủ Hoa Kỳ là một chính phủ ấu trĩ, không hiểu biết gì về khoa học công nghệ cao, bị đối thủ của Microsoft đem ra làm trò đùa.

Microsoft quyết định xây dựng một hình tượng cứng rắn, không hợp tác, phê bình chính phủ, đồng thời cương quyết nói với toàn thế giới rằng chính phủ Hoa Kỳ là một chính phủ ấu trĩ, không hiểu biết gì về khoa học công nghệ cao, bị đối thủ của Microsoft đem ra làm trò đùa.
Microsoft quyết định xây dựng một hình tượng cứng rắn, không hợp tác, phê bình chính phủ.

Sau này, Microsoft đặc biệt chú ý và tránh sử dụng từ “tích hợp”. Công ty bắt đầu huấn luyện tất cả nhân viên cao cấp không được dùng từ “tích hợp”, chỉ được dùng từ “kết hợp sáng tạo”, “giá trị sử dụng”, v.v … Tiếp theo, luật sư của công ty đưa ra một Từ điển viết email, trong đó có những dẫn chứng, ví dụ: “khi bạn viết một email để nói về việc tích hợp tính năng nào đó vào Windows, để làm tăng thị phần, xin làm ơn đừng bao giờ nói theo cách này. Bạn hãy nói: Nhằm tạo ra sự thuận tiện cho người sử dụng, chúng tôi sẽ dùng phương pháp kết hợp sáng tạo, đưa nó đến với người dùng Windows.”

Sau khi Microsoft bị kiện, Gates quyết định đích thân bàn luận đối sách cùng đoàn luật sư, đồng thời dùng một nửa thời gian của mình để giải quyết vụ việc. Gates chưa bao giờ cho rằng Microsoft làm sai bất cứ điều gì. Ông không tài nào chịu nổi những luật sư thích thỏa hiệp, cho nên ông muốn tham gia vào cuộc chiến trường kỳ này.

Có lần Bill Gates xuất hiện làm chứng trong phiên tòa, biểu hiện của ông hoàn toàn khác với lần làm chứng trước đó. Ông dùng lời chứng thực dài 155 trang để tấn công lời cáo buộc của 9 bang, khiến tòa tin rằng những đối thủ của Microsoft không rõ ràng và có ác ý. Thêm vào đó, Microsoft nói luôn đặt tương lai kinh tế nước Mỹ, thị trường máy tính cá nhân cũng như quyền lợi người tiêu dùng ở vị trí đặc biệt trong tim mình.

Ông dùng lời chứng thực dài 155 trang để tấn công lời cáo buộc của 9 bang, khiến tòa tin rằng những đối thủ của Microsoft không rõ ràng và có ác ý
Ông dùng lời chứng thực dài 155 trang để tấn công lời cáo buộc của 9 bang, khiến tòa tin rằng những đối thủ của Microsoft không rõ ràng và có ác ý

Qua nhiều năm tố tụng chống độc quyền vô cùng gian nan, năm 2001, Bộ Tư pháp Mỹ cùng Microsoft đã dành xếp hòa giải thành công ngoài tòa án. Cuối cùng Microsoft cũng thoát khỏi nguy cơ bị chia nhỏ. Điều này rõ ràng không thể phủ nhận tâm sức và công lao chuẩn bị kỹ lưỡng của Bill Gates. Tuy nhiên, sau vụ kiện, Bill Gates quyết định dần trở về tuyến sau, vì ông đã phải chịu áp lực quá lớn. Bên cạnh đó, ông muốn dành nhiều thời gian hơn để dành cho gia đình và công tác từ thiện.

Vậy là, từ năm 1999, Gates quyết định giao chức vụ giám đốc điều hành cho Ballmer, còn mình giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị và kiến trúc sư trưởng của công ty. Từ năm 2000, Gate giao trách nhiệm quản lý công ty cho Ballmer.

Bill Gates rơi nước mắt

Phong cách quản lý của Gates và Ballmer hoàn toàn khác nhau.

Bill Gates mê đắm công nghệ, mỗi năm đều “bế quan” khoản một tuần trong một ngôi nhà gỗ hai tầng bên hồ. Dành thời gian cho việc đọc báo cáo công nghệ, vẽ lại bản đồ chi tiết mới cho đế quốc Microsoft. Kết thúc một tuần, trực thăng sẽ đến đón chủ nhân ngôi nhà gỗ này đi.

Mỗi lần kết thúc tuần “bế quan” của Bill Gate, Microsoft đều có những bước đi kinh động thế giới: sự ra đời trình duyệt IE, Tablet PC, kinh doanh trò chơi trực tuyến (game online) v.v…

Mỗi lần kết thúc tuần “bế quan” của Bill Gate, Microsoft đều có những bước đi kinh động thế giới: sự ra đời trình duyệt IE, Tablet PC, kinh doanh trò chơi trực tuyến
Mỗi lần kết thúc tuần “bế quan” của Bill Gate, Microsoft đều có những bước đi kinh động thế giới: sự ra đời trình duyệt IE, Tablet PC, kinh doanh trò chơi trực tuyến

Steve Ballmer không chuyên chú vào công nghệ như Bill Gates. Ông đích thực là một người “cuồng quản lý”. Có thể nói, ông là đội trưởng đội cổ vũ cho Microsoft, vô cùng hăng hái nhiệt tình. Giọng của ông sang sảng đầy sức mạnh, nồng nhiệt và cảm tính, dễ đi vào lòng người. Ông là tuýp lãnh đạo toàn năng, vừa có đầu óc kinh doanh, vừa có tầm nhìn chiến lược, biết cách đẩy mạnh sĩ khí, lại vừa tràn đầy đam mê, vừa tinh thông tài chính.

Nhưng sự nghiêm khắc của Ballmer cũng thường khiến các bộ phận không rét mà run. Ballmer luôn chọn lúc họp để làm khó các trưởng bộ phận. Khi báo cáo tổng kết vừa được đưa lên, ông chỉ cần cầm đọc lướt qua là có thể lẩy ngay được ra từ vài vấn đề đến mười mấy vấn đề chưa thỏa đáng. Vì thế hầu hết các trưởng bộ phận rất sợ xuất hiện trước mặt ông. Có trưởng bộ phận nói: “Tôi thà cho tay vào máy sinh tố để xay nát còn phải báo cáo trước mặt Ballmer.”

Thế nhưng, nhiệt huyết của Ballmer luôn ảnh hưởng tích cực đến nhân viên Microsoft. Giọng nói sang sảng của ông rất nổi tiếng trong giới công nghệ. Ngày 27 tháng 7 năm 1998, trong hội nghị bán hàng được tổ hức mỗi năm một lần của Microsoft tại New Orleand, Ballmer được dịp gào rách giọng: “Tôi yêu Microsoft! Tôi yêu Microsoft!”, khiến hơn 50 nghìn nhân viên bán hàng bên dưới bị kích động, tiếng reo hò vỗ tay dài đến 5 phút. Năng lực lãnh đạo, sự gần gũi và nhiệt tình của Ballmer dành cho Microsoft quả thực vô địch!

Nhiệt huyết của Ballmer luôn ảnh hưởng tích cực đến nhân viên Microsoft

Sau khi Ballmer nhậm chức, vấn đề lớn nhất ông phải đối mặt là : 1. Microsoft sau khi bị kiện thì danh tiếng bị ảnh hưởng, sĩ khí nhân viên giảm sút; 2. Trong bối cảnh nền kinh tế ảm đạm, Microsoft lại không có sản phẩm mới được tung ra, làm sao để tránh việc cổ phiếu mất giá.

Ballmer có ý muốn thay đổi hình tượng cung cấp và hợp tác mang tính chất lạnh lùng cao ngạo, một đối thủ cạnh tranh hùng mạnh vốn có của Microsoft. Để giải quyết vấn đề trước mắt, Ballmer đưa ra khẩu hiệu “thay đổi giá trị quan”. Ông đề xướng bảy giá trị quan mới của công ty, đứng đầu là “thành tín”. Ông bắt đầu nói với nhân viên: “Trước đây, khi không đồng ý, chúng ta tranh cãi. Bây giờ, khi không đông ý, chúng ta vẫn phải kính trọng đối phương. Trước đây, nhiệt huyết của chúng ta bao gồm tranh cãi, thậm chí cạnh tranh. Nhưng bây giờ, chúng ta nên đua nhiệt huyết ấy vào công nghệ, vào đối tác, vào khách hàng. Khi sáng tạo, chúng ta nhất định phải đặt người dùng lên hàng đầu.” Thế nhưng, khi giải quyết vấn đề nan giải thứ 2, Ballmer lại tỏ ra mâu thuẫn gay gắt với giá trị mình đặt ra. Phương án giải quyết vấn đề của ông xung đột và mâu thuẫn nghiêm trọng với nhau. Điều này cũng phản ánh mâu thuẫn nội tại trong việc nắm bắt giá trị kinh doanh và tuân thủ giá trị quan của Microsoft.

Mùa hè năm 2001, “bong bóng” Internet đang khiến rất nhiều công ty chỉ còn thoi thóp. Để bảo vệ lợi ích của chính mình, đúng thời điểm này Microsoft đưa ra chính sách mới “licensing 6.0”. Mỗi người dùng khi mua phần mềm bị buộc phải chi thêm “phí duy trì”. Phí duy trì này còn đắt hơn phí nâng cấp. Tệ hơn là, nếu người dùng không trả phí duy trì, khi nâng cấp sẽ phải trả toàn bộ tiền để mua bản mới. Cho nên, đây là chính sách nâng cấp biến tướng nhằm làm cho người dùng phải trả một giá cao hơn. Mục đích của nó kỳ thực dùng phương thức điều chỉnh giá thành để bảo vệ lợi nhuận và giá cổ phiếu công ty.

Người dùng đang lúc kinh tế khó khăn còn bị Microsoft nâng giá, nên không ngớt phàn nàn. Cách làm này của Microsoft đã làm phương hại đến lòng tin và sự cam kết của rất nhiều khách hàng quen thuộc. Thời điểm đó lại vừa khéo Ballmer hy vọng thể thiện giá trị quan của Microsoft. Trước việc “ép buộc nâng giá” và giá trị quan của Microsoft, rất nhiều người trong đội ngũ quản lý của công ty thực ra đều có ý kiến, nhưng không thể làm gì được Ballmer. Thế nhưng, có một quản lý cấp cao cuối cùng đã thể hiện thái độ của mình trong một cuộc họp cấp cao cấp và tôi được tận mắt chứng kiến.

Tháng 6 năm 2002, Microsoft tổ chức cuộc họp phó giám đốc toàn cầu mỗi năm một lần, gồm gần 100 vị cấp bậc phó giám đốc ngồi trên hai máy bay do Microsoft sắp xếp, từ Seattle bay đến một thị trấn nhỏ thuộc bang Oregon. Tại cuộc họp này, Ballmer đưa ra “giá trị quan mới của công ty”.

“Trước đây chúng ta thích cạnh tranh, sau này chúng ta không cần bớt cạnh tranh. Nhưng trước đây vì cạnh tranh là mục tiêu duy nhất, nên chúng ta gặp phải một số vấn đề. Chúng ta bị coi là ngạo mạn, bì thế tôi hy vọng mọi người sau này có thể tôn trọng người khác hơn. Đồng thời, luôn đặt khách hàng lên hàng đầu…”

Khi Ballmer đang giảng giải việc làm sao đặt khách hàng lên hàng đầu, Orlando Ayala, một quản lý cấp cao của Microsoft, đứng lên. Anh hắng giọng, sau đó phát biểu một bài diễn văn “kinh động lòng người”. Orlando Ayala là người Colombia, từng từ chức vụ trưởng phòng kinh doanh thuận lợi lên chức vụ phó giám đốc bán hàng toàn cầu, được công nhận là nhân vật thứ ba trong Microsoft, sau Gates và Ballmer.

Orlando Ayala
Orlando Ayala

“Steve, ngày hôm nay, tôi với tư cách là một nhân viên Microsoft, cảm thấy xấu hổ.” Mắt Ayala như có lửa.
“Vì vụ kiện của chúng ta, con tôi trong trường bị bạn bè đàm tiếu, nói rằng cha nó phạm pháp, ích kỷ, không biết nhận lỗi. Nhưng thế cũng chưa sao, biết sai thì sửa, ai lại không sai? Thế nhưng, bài diễn văn về giá trị quan của anh khiến tôi cảm thấy thật sự bị sỉ nhục. Bởi vì, Microsoft không nhận lỗi. Microsoft nói với mọi người rằng: vẫn tiếp tục làm như vậy đi, chẳng qua chỉ là thêm cái khẩu hiệu tôn trọng khách hàng và đặt giá trị khách hàng lên vị trí đầu tiên.

Gần đây chúng ta đưa ra chính sách nâng cấp, khiến tôi hoàn toàn mất hy vọng ở công ty. Chính sách bán hàng này rõ ép buộc người dùng phải bỏ ra nhiều tiền hơn. Tôi cảm thấy xấu hổ. Nhưng khi tôi nghe anh bảo tôi vẫn phải nói với người dùng : ‘Khách hàng là thượng đế’, thì lương tâm của tôi không cho phép tôi tiếp tục làm công việc này.

Chúng ta đều vì công nghệ, vì muốn thay đổi thế giới mà đến với công ty này. Vậy mà cái giá trị quan lời nói và hành động bất nhất của chúng ta và chính cách nâng cấp của chúng ta đã vượt quá giới hạn đạo đức. Chính sách nâng cấp lần này đã cho tôi hiểu rằng: giá trị của chúng ta thực ra là kiếm tiền và vượt qua đối thủ cạnh tranh. Xin lỗi, Steve, tôi không thể tiếp tục lừa dối khách hàng của chúng ta được nữa.”

Nói xong, anh chảy nước mắt. Toàn bộ hội trường rơi vào trạng thái đóng băng trong phút chốc. Một sự im lặng đáng sợ bao trùm mọi người. Tất cả các phó giám đốc đều kinh ngạc và không biết phải làm sao. Bởi trong công ty có lãnh đạo mạnh mẽ và hiếu thắng, chưa ai dám trực tiếp đối đầu cùng Gates và Ballmer. Lúc bấy giờ, tôi chỉ thấy lời của Ayala quả thật là đã nói hộ những điều đã chất chứa trong lòng tôi. Hầu hết các phó giám đốc toàn cầu khác đều dường như cảm nhận được một sự công hưởng. Mọi người đồng loạt vỗ tay vì Ayala. Những tiếng vỗ tay nào bao hàm cả sự tán dương, kính phục và đồng cảm.

Khi ấy, trong mắt Ballmer ngập tràn sự phẫn nộ, nhưng ông biết hiện không phải lúc thể hiện cơn thịnh nộ. Thế là, ông nói: “Orlando, anh nói rất có lý. Tối nay tôi sẽ nói chuyện với Bill đến khuya, ngày mai sẽ cho anh câu trả lời. Bây giờ, chúng ta hãy tiếp tục công việc ngày hôm nay.”

Ngày hôm đó, chẳng ai còn lòng dạ nào tiếp tục tham dự cuộc họp. Sau sự việc kinh động này, Gates, Ballmer và chủ quản bộ phận nhân sự đều biến mất, xem ra quả thực phải chuẩn bị cho “câu trả lời” của ngày hôm sau.”

Câu trả lời Bill Gates dành cho Orlando Ayala vào ngày hôm sau là gì? Số phận người đàn ông dám đối đầu với hai ông lớn của công ty sẽ ra sao?

Nguồn: sách Thế giới khác đi nhờ có bạn  

Có thể bạn quan tâm: TỦ SÁCH KHỞI SỰ – KHỞI NGHIỆP – LÀM GIÀU

Bộ sách Khởi sự - Khởi nghiệp - Làm giàu

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề