fbpx

Thay đổi tư duy, quản lý tài chính hiệu quả: Bỏ ngay 4 “cái bẫy” sau đây

Bạn có đang gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính cá nhân? Bài viết này sẽ chỉ ra 4 “cái bẫy” ngớ ngẩn mà đa số người tiêu dùng hiện đại mắc phải, khiến họ mãi loay hoay trong vòng luẩn quẩn tài chính. 

Thay đổi tư duy, quản lý tài chính hiệu quả: Bỏ ngay 4 "cái bẫy" sau đây

Nhiều người muốn vượt qua mức lương cố định và tạo ra nhiều tài sản cho riêng mình nhưng vì chưa hiểu rõ và bản chất cùng cách thức thực hiện nên họ dễ lầm đường lạc lối. Cuối cùng, kết quả của việc quản lý tài chính hầu như là… số tiền mất đi còn nhiều hơn kiếm được.

Muốn biết rõ hơn đó là gì, hãy đọc tiếp bài viết này!

1. Không siết chặt mọi khoản nợ trước khi tính toán đến việc đầu tư

Nếu bạn muốn quản lý tiền bạc, trước tiên hãy tự hỏi bản thân một điều: “Bạn tiết kiệm được bao nhiêu tiền trong một tháng?”.

Tiết kiệm là nền tảng cơ bản, nhưng nhiều người lại bận quản lý tài chính mà không có nền tảng tiết kiệm. Ví dụ: Nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng để mua các sản phẩm tài chính, bạn sẽ phải trả lãi cho khoản nợ thẻ tín dụng trước khi bắt đầu mong muốn nhận được ưu đãi mà nó mang lại. Nhìn chung, bạn nên giải quyết các khoản nợ trước khi nghĩ tới những vấn đề khác.

2. Muốn đầu tư nhưng luôn mong ăn “xổi” lãi nhanh

Ưu điểm của đầu tư thường xuyên và cố định là có thể tích lũy của cải, đồng thời cũng có thể phân tán rủi ro. Tuy nhiên, đầu tư kiểu này luôn mất thời gian. Nhưng, con người lại ít nhìn vào tiềm năng dài hạn mà luôn có xu hướng nhìn vào những thứ ngắn hạn. Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu không thấy phát sinh lãi tăng lên ngay lập tức sau khi đầu tư, họ sẽ trở nên thiếu kiên nhẫn và muốn chấm dứt việc đầu tư này tại thời điểm đó.

Đây là 1 tư duy vô cùng sai lầm.

3. Không biết cách quản lý tài chính

Nghe có vẻ hợp lý nhưng logic cơ bản của việc kiếm tiền là không bao giờ thoát khỏi nguyên tắc “mua thấp, bán cao”. Đây là lý do tại sao người bình thường không thể kiếm tiền.

Hãy ngừng hỏi bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền, thay vào đó hãy tự hỏi bạn có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền.

Tất nhiên, cách tiếp cận tốt nhất là các trường học nên bắt đầu giáo dục quản lý tài chính một cách có hệ thống ngay từ khi còn đi học. Bởi vì dù bạn học giỏi đến đâu, nếu không biết cách quản lý tiền, bạn vẫn sẽ rơi vào tình trạng không thể tiết kiệm được tiền.

4. Phụ thuộc vào thẻ tín dụng

Nhiều người gặp vấn đề về nợ thẻ tín dụng. Họ thường sẵn sàng quẹt thẻ để mua những gì họ thích rồi sau đó trả dần dần. Tuy nhiên, họ thường bỏ qua mức lãi suất định kỳ 20% trên thẻ tín dụng. Nó có vẻ giống như một thứ bạn mua với số tiền nhỏ, nhưng sau khi tính đến lãi suất định kỳ, nó thực sự đắt hơn nhiều. Nếu không nhanh chóng trả hết, bạn sẽ có cảm giác như chưa bao giờ được trả hết. Cứ như vậy, bạn sẽ luôn sống trong nợ nần mà không cách nào thoát ra nổi.

Lời kết 

Sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng

Bạn đã áp dụng những phương pháp quản lý tài chính nào nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn? Bạn muốn gia tăng thu nhập, tạo dựng nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai?

Cuốn sách “Thiết kế cuộc đời thịnh vượng” của tác giả Thái Phạm sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc và mang đến cho bạn bí quyết quản lý tài chính hiệu quả.

Cuốn sách không chỉ cung cấp cho bạn kiến thức nền tảng về tài chính mà còn chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, giúp bạn:

– Lập kế hoạch tài chính thông minh: Thiết lập mục tiêu rõ ràng, phân bổ thu nhập hợp lý và theo dõi hiệu quả chi tiêu.

– Tích lũy tài sản: Xây dựng thói quen tiết kiệm hiệu quả, tối ưu hóa khoản tiết kiệm và đầu tư thông minh.

– Tạo dựng dòng tiền thụ động: Khám phá bí quyết tạo ra nhiều nguồn thu nhập khác nhau, gia tăng thu nhập và đảm bảo an ninh tài chính.

– Quản lý rủi ro: Lường trước những rủi ro tiềm ẩn, xây dựng kế hoạch phòng ngừa và bảo vệ tài sản hiệu quả.

Hãy dành thời gian tìm hiểu thêm về cuốn sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng để bắt đầu hành trình xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho bản thân và gia đình!

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các nguồn tài liệu uy tín khác về quản lý tài chính (tham khảo tại đây) để có thêm kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân.

Chúc bạn thành công!

Hoai An Le (Theo Phụ nữ số)

Có thể bạn quan tâm: Thiết Kế Cuộc Đời Thịnh Vượng – Thái Phạm

Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng cuộc đời đáng mơ ước của bạn

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề