Thị trường chứng khoán hiện tại đang bắt đầu phát đi các thông điệp rủi ro tăng cao hơn cơ hội kiếm lời.
William O’Neil – nhà đầu tư sáng lập ra phương pháp đầu tư CANSLIM huyền thoại và là nhà sáng lập công ty môi giới William O’Nei & Company, Inc., sau nhiều năm đầu tư, đã rút ra các dấu hiệu thị trường đạt đỉnh như sau:
Thứ nhất, sau một giai đoạn tăng điểm của thị trường, khối lượng khớp lệnh gia tăng nhưng giá chứng khoán bắt đầu chững lại và không tăng điểm, biên độ biến động lớn.
Thứ hai, thị trường được phân làm ba nhóm cổ phiếu, nhóm cổ phiếu dẫn sóng, nhóm cổ phiếu thế vai và nhóm cổ phiếu đội sổ. Trong giai đoạn đầu của sóng, nhóm cổ phiếu dẫn sóng tạo đáy trước thị trường và hồi phục mạnh hơn thị trường, sau đó nhóm này dần đạt đỉnh và điều chỉnh trước thị trường. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu thế vai và đội sổ lại bắt đầu tăng điểm khi nhóm dẫn sóng đạt đỉnh. Khi đó, các cổ phiếu thị giá thấp, đầu cơ và chất lượng kếm hút dòng tiền và tăng đểm mạnh.
Thứ ba, nhà đầu tư thực hiện trading, việc mua vào bằng chiến lược chọn hàng phá vỡ xu hướng “Break out” sau giai đoạn thành công và kiếm lời nhanh chóng. Sau đó bắt đầu mua vào các cổ phiếu và liên tục lỗ nhẹ hoặc cổ phiếu đi ngang liên tiếp với 3 tới 5 cổ phiếu mặc dù điểm số thị trường vẫn xanh.
Dựa trên các tiêu chí xác định đỉnh của William O’Neil, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại với các diễn biến:
Trong thống kê 10 phiên trở lại đây, cổ phiếu sinh lời tốt nhất thuộc về chủ yếu các cổ phiếu thị giá thấp như CTCP Tập đoàn Tiến Bộ (Mã CK: TTB) tăng 60,23%, CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (Mã CK: ITA) tăng 45,59%, CTCP Đầu tư Sao Thăng Long (Mã CK: DST) tăng 41,94%… trong khi hàng cơ bản không hề có trong nhóm cổ phiếu tăng điểm.
Trong khi đó, hai chỉ số VN-Index và VN30 đều cho thấy tạo đáy vào đầu tháng 4, những cổ phiếu tạo đáy trước thị trường hoặc có câu chuyện kỳ vọng hưởng lợi khi nền kinh tế hồi phục đều bật tăng mạnh.
Cụ thể, nhóm cổ phiếu kỳ vọng chính sách đầu tư công của Chính phủ như CTCP Tập đoàn Hòa Phát (Mã CK: HPG), CTCP Tập đoàn Hoa Sen (Mã CK: HSG), CTCP Xây lắp điện 1 (Mã CK: PC1), Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex – CTCP (Mã CK: PLC) …
Nhóm cổ phiếu thủy sản, dệt may với kỳ vọng hồi phục việc xuất khẩu như CTCP May Sông Hồng (Mã CK: MSH), CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (Mã CK: TCM), CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (Mã CK: TNG), CTCP Vĩnh Hoàn (Mã CK: VHC), CTCP Nam Việt (Mã CK: ANV)
Cổ phiếu tiêu dùng hàng thiết yếu như CTCP Tập đoàn MaSan (Mã CK: MSN), CTCP Sữa Việt Nam (Mã CK: VNM)
Điểm chung nhóm cổ phiếu có câu chuyện kỳ vọng và hồi phục đầu tiên đều đang cho thấy dấu hiệu đi ngang và bắt đầu giảm như PLC, TNG, VHC, TNG, ANV, MSN, HPG …
Việc kiếm lời từ nhóm cổ phiếu dẫn sóng này đang gặp khó khăn, nên dòng tiền bắt đầu dịch chuyển vào một vài cổ phiếu khu công nghiệp, cũng như các cổ phiếu nhỏ tạo hiệu ứng lan tỏa. Tuy nhiên, quan sát thị trường cho thấy, có hiện tượng biên độ biến động lớn trên sàn trong từng phiên, thanh khoản tăng nhưng VN-Index lại không tăng.
Hiện tượng dòng tiền dịch chuyển sang cổ phiếu nhỏ thời gian qua được lý giải do sau giai đoạn nhà đầu tư thận trọng với cổ phiếu cơ bản sau nhịp bán tháng 3; dần kiếm được lợi nhuận, độ tự tin tăng lên và cách chọn cổ phiếu sẽ dễ dãi hơn trước; tâm lý cổ phiếu chưa tăng còn rẻ khi các cổ phiếu dẫn sóng đã tăng quá mạnh. Điều này tạo nên sóng cổ phiếu đầu cơ thời gian qua.
Hiện tượng thanh khoản tăng, biên độ biến động lớn trong phiên nhưng chỉ số và giá cổ phiếu có dấu hiệu đi ngang cho thấy thói quen lướt trong phiên của nhà đầu tư và điều này đã kéo dài trong gần 2 tuần trở lại đây.
Theo dõi diễn biến giá chứng khoán cho thấy, nhiều cổ phiếu thị trường và cả cơ bản cũng có diễn biến tượng tương tự như chỉ số, tức dòng tiền vào tăng, nhưng giá không tăng. Chính vì vậy, có thể thấy, sau giai đoạn kiếm tiền dễ dàng, nhà đầu tư bắt đầu khó kiếm lợi nhuận hơn.
Như vậy, thị trường đang phát đi thông điệp rủi ro với một số dấu hiệu của phân phối đỉnh, chưa kể các chỉ báo RSI đang quá mua (nằm trên 70 kéo dài), điều này sẽ gây nên rủi ro giảm điểm sắp tới.
Đặc biệt, nếu xem xét nhịp tăng vừa rồi có thể thấy, thị trường chứng khoán đã tách rời với hoạt động kinh tế. Trong ngắn hạn, diễn biến của thị trường như vừa qua là bước đi ngẫu nhiên, nhưng về mặt trung và dài hạn sẽ phải đi theo tình hình kinh tế. Điều này đã được lặp đi lặp lại trong nhiều chu kỳ kinh tế (thường 8 – 12 năm), và lần này, nhiều khả năng cũng không thay đổi, chỉ có thời điểm xuất hiện là rất khó để dự đoán chính xác.
Chiều 18/12, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo điều hành năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tại đây, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu UBCKNN tập trung vào 8 nhiệm vụ trọng tâm ngành chứng khoán trong năm 2025.
Theo vị lãnh đạo, để sẵn sàng đón được dòng vốn ngoại khi TTCK được nâng hạng, các DNNY cần tập trung nâng cao chất lượng về công bố thông tin và quản trị doanh nghiệp tốt.
Năm 2025, kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ dần phục hồi nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều sự không chắc chắn. Sự trở lại của ông Donald Trump trên cương vị Tổng thống Mỹ với các chính sách mới về thuế và thương mại, kết hợp với các động lực tăng trưởng từ trong nước, sẽ tạo ra những tác động đáng kể. Trong bối cảnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam được dự báo sẽ có nhiều biến động lớn hơn nhưng vẫn trong xu hướng tăng. Những yếu tố định hình thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2025 Kinh tế toàn cầu phục hồi nhưng phân hóa Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào tháng 6-2024, tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến đạt 2,6% trong năm 2024 và tăng nhẹ lên 2,7% vào năm 2025. Mặc dù có dấu hiệu phục...
Bản chất của Nguyên Lý Cổ Phiếu Lớn là bất cứ chu kỳ kinh tế và thị trường chứng khoán nào cũng có một vài công ty xuất hiện với tư cách là đại diên cho những nhân tố mũi nhọn trong tình hình kinh tế, đó có thể là các ngành công nghiệp mới.
Trong bối cảnh VN-Index tiếp tục giảm -1,1%, hầu hết các quỹ đầu tư cũng đều ghi nhận hiệu suất âm. Chỉ có 13/66 quỹ ghi nhận hiệu suất dương trong tháng 11.
Nếu bạn không thành công ở tài khoản nhỏ thì bạn sẽ không thành công ở tài khoản lớn, vậy theo bạn có bao nhiêu tiền trong tài khoản thì có thể đầu tư được? Bài viết bên dưới sẽ chia sẻ cho bạn một chút kinh nghiệm và cái nhìn khác về cách sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất.
Theo BSC, trong đợt cơ cấu quý IV, các mã có thể được FTSE ETF và VNM ETF mua vào nhiều nhất theo khối lượng gồm SHB, EIB, VIX, NAB… Phía đối diện, áp lực bán nhiều nhất rơi vào các mã VND, SSI, VIC, HUT…