fbpx

Thứ Ba đen tối là gì?

Là một người tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán, chắc hẳn các bạn đều đã đọc qua hoặc nghe qua về Đại Suy thoái kinh tế diễn ra vào năm 1929. Sự kiện này có thể được tính là một trong những đợt suy thoái trầm trọng nhất của thị trường chứng khoán từ trước đến giờ, để lại một bài học sâu sắc cho những thế hệ đầu tư sau này. Hãy cùng Happy Live tìm hiểu xem ngày thứ Ba đen tối – phát súng đầu tiên cho cuộc đại khủng hoảng là gì nhé.

Thứ Ba Đen Tối là gì?

Thứ Ba Đen Tối là vụ sụp đổ thị trường chứng khoán xảy ra vào ngày 29 tháng 10 năm 1929. Nó được coi là vụ sụp đổ thị trường thảm khốc nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ. Sự kiện này khởi phát từ ngày 24 tháng 10 (còn được gọi là “ngày thứ Năm đen tối”) và tiếp tục cho đến ngày 29 tháng 10 năm 1929 (“ngày thứ Ba đen tối”), khi mà giá cổ phiếu bị bán tháo hoảng loạn trên Thị trường Chứng khoán New York và sự sụt giảm nghiêm trọng của các chỉ số thị trường chính.

Thứ Ba đen tối là gì?

Thứ Ba Đen Tối là điểm khởi đầu của cuộc Đại Khủng hoảng ảnh hưởng đến nền kinh tế của Hoa Kỳ và các nước khác trên khắp châu Âu.

Trước khi xảy ra sự sụp đổ của Thị trường vào ngày Thứ Ba Đen Tối

Những năm 1920 (còn được gọi là “Những năm hai mươi bùng nổ”) được đặc trưng bởi sự tăng trưởng kinh tế và văn hóa xã hội năng động trên khắp thế giới. Thế giới đang hồi phục sau những hậu quả tàn khốc của Chiến tranh thế giới thứ nhất, và người dân đang chi tiêu nhiều hơn cho hàng tiêu dùng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hoa Kỳ, quốc gia chịu thiệt hại ít hơn đáng kể so với các nước lớn ở châu Âu trong Thế chiến thứ nhất, đã trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Mỹ chuyển thành công nền kinh tế của nước họ sang điều kiện thời bình. Các ngành công nghiệp tương đối mới, chẳng hạn như sản xuất ô tô, công nghiệp phim và đài phát thanh, và sự ra đời của sản xuất hàng loạt, thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng và mở rộng kinh tế sau đó.

Những năm 1920 cũng được phân biệt bởi sự tăng trưởng liên tục trên thị trường chứng khoán. Lúc bấy giờ tồn tại một tâm lý công chúng mạnh mẽ về một nền kinh tế gần như tăng trưởng vĩnh viễn và kèm theo là sự mở rộng thị trường chứng khoán. Trong bối cảnh nền kinh tế tăng đột biến, sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán được khuyến khích một phần bởi sự đầu cơ. Các hoạt động đầu cơ, trở nên trầm trọng hơn bằng việc vay nợ khổng lồ được thực hiện để tài trợ cho việc mua bán cổ phiếu, dẫn đến một bong bóng kinh tế lớn.

Vào cuối những năm 1920, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Vì không có sự hỗ trợ nào cho việc thị trường chứng khoán mở rộng hơn nữa, việc bong bóng sụp đổ chỉ còn là vấn đề thời gian.

Các sự kiện của ngày Thứ Ba Đen Tối

Tháng 9/1929, nhà tài chính người Anh Clarence Hatry bị bắt vì cáo buộc gian lận. Sự kiện gây sập sàn chứng khoán London cũng làm thay đổi tâm lý lạc quan của các nhà đầu tư Mỹ. Thị trường chứng khoán Mỹ trở nên biến động và trải qua sự kiện Thứ Hai Đen ngày 28/10/1929.

Vào ngày 28 tháng 10, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA) mất 13% giá trị. Ngày hôm sau, sự sụt giảm tiếp tục khi DJIA giảm thêm 12%. Một đợt bán tháo chứng khoán hoảng loạn vẫn chưa dừng lại sau đó.

Thứ Ba đen tối là gì?

Hậu quả của Thứ Ba Đen Tối

Thứ Ba Đen Tối dẫn đến những hậu quả tàn khốc không chỉ cho nền kinh tế Mỹ mà cho các nền kinh tế khác trên thế giới. Sự sụp đổ của thị trường đã kết thúc thời kỳ tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng và dẫn đến cuộc Đại suy thoái. Thứ Ba Đen đã gây ra một chuỗi các sự kiện kinh tế vĩ mô thảm khốc ở Mỹ và châu Âu, bao gồm phá sản hàng loạt và thất nghiệp, đồng thời sản xuất và cung ứng tiền tệ giảm mạnh.

Thị trường chứng khoán Mỹ chỉ phục hồi hoàn toàn sau những hậu quả của Thứ Ba Đen trong những năm 1950.

Nguồn: corporatefinanceinstitute, Happy Live tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm

Tủ sách Tinh hoa chứng khoán toàn tập

Tủ sách Tinh hoa Chứng khoán toàn tập - Đầu tư hiệu quả trong mọi thị trường

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề