fbpx

Thương vụ sáp nhập giữa 2 hãng xe Porsche và Volkswagen

Nói về sáp nhập thương hiệu, không thể bỏ qua thương vụ đình đám giữa Porsche AG và Volkswagen. Porsche AG, thường được gọi tắt là Porsche, là một công ty chuyên sản xuất xe hơi thể thao hạng sang của Đức, thương hiệu con trực thuộc tập đoàn ô tô số 1 thế giới – Volkswagen AG. Trước khi sáp nhập làm một, cả 2 đều là những tập đoàn ô tô hàng đầu của Đức lúc bấy giờ.

Trước đây, Porsche và Volkswagen đã từng là những anh em thân thiết kể từ ngày được thành lập, nhưng lại có giai đoạn cả 2 “đấu đá” thâu tóm lẫn nhau trong suốt quãng thời gian dài. Và cuối cùng, Porsche đã đành chấp nhận về một nhà với Volkswagen. Hãy cùng xem qua cuộc chiến sáp nhập này trong bài viết bên dưới.

Thương vụ sáp nhập giữa 2 hãng xe Porsche và Volkswagen

Bối cảnh ra đời và mối quan hệ của 2 anh em

Từ những năm 1930 thời điểm mà Adolf Hitler lên nắm quyền nước Đức, cũng đồng thời là lúc kỹ sư đại tài người Hungary gốc Áo – Ferdinand Porsche chính thức đứng ra thành lập một công ty riêng. Và một trong những hợp đồng mà Ferdinand Porsche nhận được xuất phát từ lãnh đạo nước Đức lúc bấy giờ.

Hitler đã nhận thấy được tầm quan trọng của các phương tiện cơ giới và phương tiện di chuyển trong bối cảnh của Đức thời bấy giờ, ông đã yêu cầu Ferdinand Porsche thiết kế một chiếc xe nhỏ gọn nhưng vẫn phải đủ 4 chỗ ngồi, có máy móc, động cơ bền bỉ, nhưng phải tiêu hao ít nhiên liệu, được trang bị hệ thống làm mát bằng không khí và quan trọng là phải rẻ hơn 1000 Mark (khoảng 250$).

Và Porsche đã đồng ý chế tạo mẫu xe theo như ý muốn của Hitler. Đây là mẫu xe đòi hỏi phải hướng đến việc phù hợp với mọi đối tượng người dùng, và như thế, năm 1937 hãng xe Volkswagen, với ý nghĩa “xe của nhân dân”, được thành lập và bắt đầu có những thiết kế với những chiếc xe đầu tiên sản xuất trong nhà máy tại Wolfsburg.

Sau 13 năm kể từ khi nhận lệnh của Hitler, năm 1946 chiếc Volkswagen Beetle đầu tiên ra đời với thiết kế đơn giản nhưng độc đáo giống như hình “con bọ” cùng màu sắc tinh tế và sang trọng Volkswagen Beetle đã trở thành dòng xe được yêu thích trên khắp thế giới ngay sau khi được tung ra thị trường và thực sự trở thành chiếc xe của nhân dân như mong muốn ban đầu của Hitler.

Kể từ khi thành lập, mối quan hệ giữa Porsche và Volkswagen được cho là vô cùng gắn bó. Volkswagen ban đầu là tài sản của chính phủ Đức cho đến khi nó được bán lại. Mối quan hệ của Porsche và Volkswagen bị chia rẽ khi mà chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra. Quân đội Anh đã tiếp quản nhà máy sản xuất đã bị bom đạn tàn phá của Volkswagen và tái khởi động dây chuyền sản xuất xe Beetle. 

Nhà máy của Volkswagen làm việc dưới quyền chỉ đạo của đại tá Ivan Hirst. Sau chiến tranh thứ hai, năm 1948, chính phủ trao lại nhà máy cho người Đức nhưng lúc đó người tiếp quản Volkswagen lại là Heinrich Nordhoff – cựu lãnh đạo của hãng xe Opel. Kể từ đó, Volkswagen dần xa lánh quyền ảnh hưởng của gia đình Porsche.

Sau đó, Ferry Porsche – con trai của kĩ sư Ferdinand Porsche tiếp tục theo đuổi giấc mơ năm xưa của cha mình. Ông ấp ủ hi vọng một ngày nào đó Porsche sẽ là chủ sở hữu hợp pháp Volkswagen. Bên cạnh đó, đây cũng là một động thái cần thiết của Porsche trước một loạt các đối thủ nước ngoài vẫn đang nhăm nhe nuốt chửng mình, Và nguyên nhân thúc đẩy sáp nhập Volkswagen vào Porsche bắt đầu từ đó. 

Holger Haerter và chiến lược thâu tóm đình đám đầu thế kỷ XXI

Từ năm 2005, chủ tịch của Porsche, Wendelin Wiedeking và chiến lược gia trưởng Holger Härter ấp ủ một kế hoạch bí mật để kiểm soát Volkswagen, nơi bán ra doanh số gấp sáu mươi lần so với Porsche. Và đây là một chiến lược bài bản được vạch ra và tiến hành dưới sự cố vấn của Holger Haerter. 

Lý lịch của Holger Haerter rất đơn giản. Haerter là người Đức, sinh năm 1956, sau khi tốt nghiệp đại học đã đi làm cho một số công ty trước khi bắt đầu làm việc cho Tập đoàn Porsche năm 1996 và tại đây, ông đã leo lên tới cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị phụ trách tài chính cho Tập đoàn. 

Former Porsche boss Holger Haerter fined €630,000 for fraud | The ...

Đầu cơ không phải là đam mê của Haerter. Con người này làm cái gì cũng chắc chắn và chắc thắng, cái gì cũng theo nguyên tắc và có bài bản cụ thể, có chiến lược khả thi và định hướng rõ ràng. Đầu cơ chỉ là phương cách được Haerter sử dụng để kiếm tiền và nâng cao vị thế cho tập đoàn. 

Đáng kể nhất trong sự nghiệp đầu cơ của Haerter là hai chiến dịch. Chiến dịch đầu tiên là đầu cơ vào bảo hiểm tỷ giá hối đoái để tránh thiệt hại mà sự biến động của tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và đồng Mark có thể xảy ra cho tập đoàn. Chiến dịch thứ hai là bày binh bố trận và tấn công để giành quyền kiểm soát hãng Volkswagen.

Từng bước “nuốt trọn” gã khổng lồ

Quay lại với kế hoạch thâu tóm của Porsche, giữa năm 2005, công ty đã gây chấn động giới tài chính với việc mua lại hơn 20% cổ phần của Volkswagen và trở thành cổ đông lớn nhất. Giá trị cổ phiếu của Volkswagen là 35 Euro/1 cổ phiếu.

Chiến lược đầu cơ lần này của Haerter nhằm 2 mục tiêu: chiếm áp đảo số cổ phiếu của Volkswagen và đẩy tỷ giá cổ phiếu của Volkswagen lên cao để kiếm lời. Hiểu đơn giản hơn, Haerter mua một lượng lớn số cổ phiếu và tạo sự khan hiếm cũng như độ hấp dẫn cho cổ phiếu của Volkswagen. Từ đó giá cổ phiếu bắt đầu tăng và thu hút các nhà đầu tư, họ sẽ bỏ tiền ra mua cổ phiếu và Haerter sẽ bán đi số cổ phiếu vừa mua để kiếm phần lợi nhuận. 

Ngày 15/11/2006, Porsche tuyên bố đã sở hữu gần 30% cổ phiếu của Volkswagen và ngay sau đó bỏ ra 1 tỷ Euro để nâng tỷ lệ này lên 31%. Với tỷ lệ này, Porsche được quyền đưa ra cho các cổ đông của Volkswagen một lời chào mua lại cổ phần của họ.

Ngày 16/9/2008, với 35,14% số cổ phiếu của Volkswagen, Porsche đã giành được quyền quản lý VW trên thực tế. Ngày 26/10/2008, khi mà Porsche công khai ý định thôn tính Volkswagen thì tập đoàn này đã sở hữu đến 46%, và Porsche tuyên bố sẽ tăng tỷ lệ cổ phần ở Volkswagen lên tới 74%. Giá cổ phiếu của Volkswagen cứ thế mà leo thang vùn vụt.

Ngày 28/10/2008, giá này vượt quá mốc 1.000 Euro/1 cổ phiếu. Ngày 29/10/2008, Porsche tuyên bố bán ra cổ phiếu của Volkswagen khiến giá cổ phiếu này bắt đầu giảm, nhưng vẫn còn cao hơn rất nhiều so với mức giá mà Porsche đã trả để mua cổ phiếu của VW. Chiến lược đầu cơ này của Haerter đã giúp Porsche thâu tóm được hãng Volkswagen lớn gấp 15 lần chính Porsche. 

Cú trượt dài đáng thương

Và vào đầu năm 2009, số cổ phần Porsche ở Volkswagen nằm vào khoảng 50,76%. Với giấc mơ ngày nào đang dần trở thành hiện thực, các thành viên của Porsche vẫn nuôi hi vọng đẩy con số đó lên tới 74% để trở thành người có quyền quyết định tuyệt đối với người khổng lồ của nước Đức.

Có lẽ mọi việc sẽ diễn ra theo kịch bản của Haerter nếu như không có cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, suy thoái kinh tế thế giới và khủng hoảng trầm trọng trong hầu hết các, và ngành chế tạo ô tô cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ kể từ cuối năm 2008. Cũng vào đầu năm 2009, Porsche nợ khoảng 16,1 tỷ Euro và không có sự lựa chọn nào khác, đành phải bán mình cho chính hãng Volkswagen và nhà nước Qatar.

Breaking Wall With Painted Logo Of Porsche. Crisis Conceptual ...

Cuối năm 2009, Volkswagen đã mua 49,9% cổ phần của Porsche với giá gần 4,9 tỉ USD trong giai đoạn đầu của thỏa thuận, và từng bước thực hiện quy trình sáp nhập mua lại toàn bộ Porsche AG. Đến tháng 8/2012 đã hoàn thành 50,1% còn lại với tổng giá trị cho cả hai lần là gần 8,4 tỷ Euro. 

Về cơ bản, Porsche sụp đổ vào vòng tay của Volkswagen và việc sáp nhập sẽ hoàn tất vào năm 2011. Nhà sản xuất xe thể thao độc lập một thời – công ty ô tô có lợi nhuận cao nhất thế giới – sẽ trở thành thương hiệu thứ mười của Tập đoàn Volkswagen, ngang hàng với Audi và Bentley. Tuy nhiên, các rào cản pháp lý và thuế quan đã kéo dài giai đoạn sáp nhập toàn bộ Hãng Porsche đến tận năm 2012

Nguồn: babuki

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề