fbpx

Bí quyết làm chủ đồng tiền: tại sao người giàu lại cần nhiều sổ tiết kiệm? (kỳ 2)

Rất nhiều người trong chúng ta không có thói quen sử dụng sổ tiết kiệm như một công cụ để quản lý tiền bạc, chúng ta chỉ xem đó là nơi “rót tiền” vào để cất giữ mà thôi. Thế nhưng, những người có tư duy giàu có lại khác, họ sở hữu nhiều sổ tiết kiệm và cấp cho mỗi tài khoản một “nhiệm vụ” riêng: tài khoản dùng cho sinh hoạt hằng ngày, tài khoản để tự do tài chính, tài khoản để đầu tư, tài khoản dành cho các dịp vui chơi của gia đình và tài khoản… dùng tặng quà cho người khác!

Nếu ở phần trước của seri Bí quyết làm chủ đồng tiền, Ken Honda đã chia sẻ với đọc giả những sai lầm khi tiết kiệm và tâm lý “tiết kiệm hoang phí”, thì trong phần này có rất nhiều thông tin thú vị ông đưa ra giúp chúng ta nhìn thấy tầm quan trọng của việc quản lý tiền bạc thông qua các tài khoản tiết kiệm và đập tan những suy nghĩ mê tín rằng bóp tiền càng xịn, càng tốt thì sẽ càng giữ được nhiều tiền:

“Cách thức quản lý tiền

Bạn quản lý tiền như thế nào? Bạn đang có bao nhiêu tài khoản ngân hàng. Hầu hết những người làm công ăn lương chỉ có một tài khoản ngân hàng dùng để nhận lương thôi. Họ cũng có sổ tiết kiệm nhưng chắc là cũng chỉ có một, hai cuốn là nhiều. Mỗi tháng, sau khi đã tính toán các khoản chi tiêu như tiền nhà, tiền đóng bảo hiểm cộng với những chi phí sinh hoạt khác, còn lại bao nhiêu họ mới đem gửi tiết kiệm. Có nhiều người cả năm trời mới gửi tiết kiệm được một lần. Đó là cuộc sống điển hình của một người không có duyên với tiền bạc.

Mỗi tháng, sau khi đã tính toán các khoản chi tiêu như tiền nhà, tiền đóng bảo hiểm cộng với những chi phí sinh hoạt khác, còn lại bao nhiêu họ mới đem gửi tiết kiệm.
Mỗi tháng, sau khi đã tính toán các khoản chi tiêu như tiền nhà, tiền đóng bảo hiểm cộng với những chi phí sinh hoạt khác, còn lại bao nhiêu họ mới đem gửi tiết kiệm.

Ngược lại, những người giàu có rất nhiều tài khoản tiết kiệm đến nỗi họ phải mất khá nhiều thời gian để kiểm tra định kỳ chúng.

Những người không có duyên với tiền thường thiếu khả năng quản lý tiền. Nhiều người vì không biết cách quản lý mà đâm ra khốn khó, và họ vô cùng lo lắng mỗi khi nhìn thấy số dư tài khoản của mình chỉ còn vài đồng ít ỏi.

Còn bạn, bạn quản lý tiền bạc của mình như thế nào?

Tạo nhiều sổ tiết kiệm

Những người giàu có thường có nhiều sổ tiết kiệm. Ngoài tài khoản dùng để quản lý chi tiêu cho sinh hoạt hằng ngày, họ còn quản lý tiền bằng cách phân chia ra nhiều tài khoản khác nữa, chẳng hạn như tài khoản để tự do tài chính, tài khoản dùng để tặng quà cho người khác, tài khoản để đầu tư, tài khoản dành cho các dịp vui chơi của gia đình,…

Khi nghe như thế, nhiều người thắc mắc: “Sao lại phải có một tài khoản dùng để tặng quà chứ?” Nhiều người cho rằng, chỉ có những người giàu có, dư dả tiền bạc mới có thể nghĩ đến việc tặng quà cho ai đó. Nhưng thực tế là điều đó chẳng liên qua gì đến thu nhập của bạn cả. Chỉ một tấm thiệp, một tấm bưu thiếp gửi đến người khác cũng có thể là một mới quà tuyệt vời. Khi bạn định sẵn một tài khoản như vậy, bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ đến việc tặng quà cho ai và tặng cái gì. Dù không dư dả đi chăng nữa thì cách dùng tiền đó cũng sẽ thay đổi cách sống của bạn tích cực hơn.

Dù không dư dả đi chăng nữa thì cách dùng tiền để tặng quà cho người khác cũng sẽ thay đổi cách sống của bạn tích cực hơn.
Dù không dư dả đi chăng nữa thì cách dùng tiền để tặng quà cho người khác cũng sẽ thay đổi cách sống của bạn tích cực hơn.

Trong đó, những tài khoản đã kể ra ở trên thì tài khoản để tự do tài chính là một trong những tài khoản quan trọng nhất. Nó giúp cho cuộc đời con người thay đổi mạnh mẽ. Tài khoản này một khi bạn đã bỏ tiền vào thì nhất định không được lấy ra. Không cần phải bỏ vào quá nhiều, mỗi tháng chỉ cần một chút, miễn là khi bỏ tiền vào, bạn sẽ có ý thức “rồi mình sẽ có trong tay sự tự do tài chính” là được. Và rồi bạn sẽ tận hưởng được cảm giác sung sướng khi thấy tài khoản của mình dần dần tăng lên.

“Không lấy ra” ở đây có nghĩa là suốt đời không được rút tiền ra. Có thể bạn sẽ nghĩ “thật là lãng phí” nhưng nó thể hiện đúng đắn bản chất của người giàu, có nghĩa là đến chết cũng phải cầm tiền theo.

Ý nghĩa của tài khoản suốt đời không rút ra

Người giàu khác với người không giàu ở tư duy. Trong một dịp đến Mỹ năm 20 tuổi, tôi đã có cơ hội gặp gỡ nhiều triệu phú và thấy thấm thía với điều này. Những người giàu có suy nghĩ về tiền như thế nào? Sử dụng tiền ra sao Tôi gọi đó là tư duy của triệu phú.

Để có được tư duy như thế không hề khó. Giống như ở mục trước tôi đã nói về việc người giàu có luôn có “một tài khoản cả đời không rút ra”. Bất cứ ai, bất cứ lúc nào cũng có thể tạo một tài khoản như vậy.

Người giàu luôn có một tài khoản trọn đời không lấy ra
Người giàu luôn có một tài khoản trọn đời không lấy ra

Nhiều người sẽ vịn vào cớ “tôi không có tiền” để phản bác lại ý kiến trên. Những thực sự là không cần quá nhiều, chỉ cần vài trăm ngàn thôi cũng được. Tài khoản này được gọi là “tài khoản trọn đời”.

Nếu nghĩ “không thể tạo được tài khoản trọn đời chỉ với vài trăm ngàn” thì chẳng khác nào xem xong cuốn sách hướng dẫn du lịch nước ngoài rồi thầm nghĩ “dù sao mình cũng không đi được”.

Vậy nếu bạn có 1 tỷ đồng thì thế nào? Lúc đó hẳn bạn sẽ nghĩ ngay lập tức đến việc “Mình sẽ chọn khách sạn này”, “Không, khách sạn kia thì chắc là tốt hơn”, “Ăn uống thì ở đâu đây”, “Tài xế riêng thì…”,… Đương nhiên cũng có khi dù có rất nhiều tiền nhưng bạn không đi du lịch được vì mắc công việc đột xuất hoặc gia đình có việc gì quan trọng.

Nhưng không đi du lịch được vì “không có tiền”, và không đi được vì “không có thời gian” là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Bởi một bên thì nghĩ rằng “vì nghèo nên không làm” còn một bên thì nghĩ “đây chưa phải là thời điểm hợp lý nên chưa làm”. Đây là sự khác biệt rất lớn trong tư duy giữa người giàu và người nghèo.

Khi đã tạo tài khoản “tự do về tài chính”, số dư mỗi tháng sẽ tăng dần lên, nó sẽ trở thành thỏi nam châm thu hút sự giàu có đến với bạn. Ban đầu tôi cũng chỉ bắt đầu với mỗi tháng 200 ngàn đồng thôi và rồi tăng lên 2 triệu đồng, 10 triệu đồng. Và khi con số trong tài khoản càng tăng lên, sự tự tin về năng lực của tôi cũng tăng lên.

Khi đã tạo tài khoản “tự do về tài chính”, số dư mỗi tháng sẽ tăng dần lên, nó sẽ trở thành thỏi nam châm thu hút sự giàu có đến với bạn.
Khi đã tạo tài khoản “tự do về tài chính”, số dư mỗi tháng sẽ tăng dần lên, nó sẽ trở thành thỏi nam châm thu hút sự giàu có đến với bạn.

Nhà sáng lập McDonald Nhật Bản – Den Fujita đã viết rằng ngay từ khi còn nhỏ, ông ấy đã thực hành điều này rồi và có lúc tài khoản của ông đã lên đến hàng tỷ đồng. Nhờ có tài khoản này mà sau này, dù có làm việc gì đi nữa bạn cũng không sợ thất bại. Lúc nào bạn cũng có thể nghĩ rằng “dù chuyện gì đi nữa mình vẫn còn số tiền này”. Đấy chính là tư duy triệu phú.

Một chiếc ví xịn có thể thu hút tài lộc?

Tôi đã từng đọc một cuốn tạp chí, trong đó có chuyên mục rất thú vị: “Chiếc ví nào sẽ giúp bạn trở thành người giàu có?”

Có rất nhiều lời khuyên được đưa ra, nhưng nếu những điều đó là đúng thì con người dễ bị ảnh hưởng thật. Mặc dù không phải là vì tin điều này nhưng khi gặp gỡ với những người giàu có, tôi luôn muốn được xem ví của họ. Và tôi nhận ra là ví tiền hầu như không quyết định đến tình hình tài chính của họ. Có người làm giám đốc công ty, sở hữu vài trăm tỷ đồng nhưng xài chiếc ví rách nát, thủng lỗ chỗ. Có người cũng làm giám đốc công ty, cũng giàu có nhưng lại xài ví hàng hiệu đắt tiền. Việc nghĩ rằng xài ví xịn sẽ giúp ta trở nên giàu có không hề có cơ sở. Nếu điều đó là đúng thì có lẽ khắp thế giới này chẳng còn ai nghèo nữa, chỉ cần đổi một chiếc ví là xong.

Dùng ví tiền thế nào không liên quan đến khả năng tài chính
Dùng ví tiền thế nào không liên quan đến khả năng tài chính của bạn

Vậy nên, bạn đừng bao giờ có những suy nghĩ kiểu như: “Có cái ví này thì tài vận sẽ tốt!” Nếu cứ đắm chìm vào những suy nghĩ mê tín đó thì sớm muộn gì bạn cũng gặp khốn đốn về chuyện tiền bạc. Thay vào đó hãy tìm cách trao dồi kiến thức về tiền cũng như về cách sử dụng tiền, nó sẽ giúp ích hơn rất nhiều cho tương lai của bạn.

Tóm lại, bạn dùng ví màu vàng cũng được ví dài cũng được, ví lòe loẹt nổi bật cũng tốt, hay mỗi năm mỗi loại ví cũng không sao,… Chiếc ví không quyết định gì đến tài lộc của bạn.”

Nguồn: sách Bí quyết làm chủ đồng tiền

 

Có thể bạn quan tâm

Trọn bộ Sách phân tích kỹ thuật 2023

ĐẶT SÁCH NGAY

 

Các viết cùng chủ đề