Tóm lược sách: The Behavior Gap – Làm thế nào để đưa ra các quyết định tài chính sáng suốt?
Những tóm lược sau sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định tài chính tốt hơn. Bằng cách xác định các khoảng cách hành vi, sự rạn nứt giữa cái nên làm và cái thực tế làm, và giải thích cách để hàn gắn nó, Richards đưa ra những chỉ dẫn để đưa ra các quyết định tài chính khôn ngoan cho cuộc sống.
Cuốn sách dành cho ai?
– Bất kì ai muốn chi tiêu và đầu tư khôn ngoan;
– Bất kì ai thích thú với phát triển bản thân;
– Bất kì ai không nghĩ rằng tiền là tất cả và là điểm cuối cùng để có hạnh phúc
Tác giả sách
Carl Richards là chuyên viên hoạch định tài chính và là giám đốc của đơn vị làm về giáo dục đầu tư cho BAM ALLIANCE, một nhóm gồm hơn 130 nhà tư vấn độc lập về quản lý tài sản. Ông cũng là cây bút thường xuyên cho New York Times, từng xuất hiện trên Marketplace Money, Oprah.com và Forbes.com. Ông cũng là tác giả của cuốn sách The one-page financial plan (Lập kế hoạch tài chính trên 1 trang giấy).
Cuốn sách có gì?
1. Học cách để đưa ra các quyết định tài chính thông minh (và ngừng lo lắng quá nhiều về tiền)
Chúng ta bị quá tải với những lời khuyên và thông tin về tài chính, vậy thì tại sao nhiều người vẫn mất tiền và bị trói mình vào những hoàn cảnh hết sức khó khăn? Trong vai trò của một nhà hoạch định tài chính, tác giả Carl Richards đã nhìn thấy rất nhiều hậu quả nhãn tiền này. Bất kì đâu ông ngó đến, người ta đều đưa ra những quyết định tồi tệ và kết thúc trong đau khổ. Điều này tạo động lực để Richards viết cuốn “The Behavior Gap”.
Những tóm lược sau sẽ chỉ cho bạn bằng cách nào mà việc vượt qua những nhiễu loạn và tập trung vào mục tiêu cá nhân sẽ giúp bạn đầu tư khôn ngoan, bảo vệ tương lai tài chính của bạn, và làm bạn có cuộc sống hạnh phúc hơn.
Thêm vào đó, bạn sẽ học được:
– Tại sao bạn không nên chạy theo lời khuyên trên tờ The Economist;
– Tại sao cố gắng đoán trước tương lai có thể nguy hại đến tình hình tài chính của bạn; và
– Tại sao bạn nên nói chuyện với con cái của bạn về chuyện tiền bạc.
2. Khoảng cách hành vi xuất hiện bất kỳ lúc nào có những rạn nứt giữa điều chúng ta nên làm và điều chúng ta thực sự làm
Bạn có bao giờ thấy bản thân làm điều gì đó không nên làm, như là cố thêm một cái bánh nữa trong khi bạn đang muốn giảm cân?
Điều này gọi là khoảng cách hành vi: một sự rạn nứt giữa điều chúng ta nên làm và điều chúng ta thực sự làm.
Một hệ quả là chúng ta thường có tâm lý bầy đàn, trong đó, chúng ta hành xử hệt như những người xung quanh mà không ngừng lại xem xét để đưa ra quyết định của chính mình. Vì điều này, chúng ta giả định rằng điều đang làm là an toàn, đúng đắn vì mọi người đều đang làm như thế.
Điều này đã từng được thấy rõ trong thời kì “bong bóng dot-com”. Có vẻ như mọi người đều có được khoảng lợi nhuận khổng lồ từ những phi vụ đầu tư, kể cả những người bình thường cũng mượn tiền nhiều hơn tài sản thực có của họ và tổng đầu tư lên đến hơn 44 tỉ đô la vào chứng khoán. Sau đó, khi sàn NASDAQ rớt nửa giá trị, người ta mất trắng và rơi vào nợ nần. Kiểu lý luận này có thể xem như là nguyên nhân của bất kì bong bóng thị trường nào.
Những tình huống này tạo ra một khoảng cách hành vi: thay vì hành động có lý lẽ, người ta quá hào hứng và để cảm xúc dẫn dắt sự lựa chọn. Để nối lại khoảng cách, hãy nghĩ xa hơn những xu hướng hiện thời và nhớ lại những sự kiện bất ngờ đã qua như: khủng hoảng dot-com, bong bóng nhà đất, hay khủng hoảng nợ 2008.
Những sự vụ này xảy ra là do đánh giá quá thấp tầm quan trọng của đầu tư có cân nhắc kỹ lưỡng, không chạy theo trào lưu và chu kỳ bong bóng. Nghĩ về chúng sẽ giúp cho chúng ta nối lại khoảng cách hành vi bằng cách hình dung ra những hệ quả của tâm lý bầy đàn càng cụ thể càng tốt.
Thêm nữa, hãy tránh tự tin thái quá. Trong những năm 90, Vốn dài hạn, một quỹ đầu cơ điều hành bởi những người đạt giải Nobel đã có bài học này. Mù quá bởi năng lực của mình, ban giám đốc cảu công ty đã quá tự tin rằng doanh nghiệp này sẽ không bao giờ thua lỗ quá 35 triệu đô la mỗi ngày. Nhưng đã có ngày, nỗi sợ của họ đã đến khi khoản lỗ lên tới 553 triệu đô la. Cuối cùng thì, công ty bị bảo lãnh lại bởi Cục dự trữ liên bang vì khoảng nợ khổng lồ.
Chúng ta không thể đoán được tương lai; chúng ta chỉ có thể kiểm soát hành vi của mình.
3. Thay vì săn tìm khoản đầu tư tốt nhất thế giới, hãy đưa ra các quyết định tài chính dựa trên những mục tiêu cá nhân
Đã bao giờ bạn tự hỏi, đâu là khoản đầu tư tốt nhất thế giới? Nếu có, bạn đang hỏi sai câu rồi đấy.
Đây là lý do tại sao: Hoạch định tương lai của bạn đòi hỏi một sự cân bằng giữa cuộc sống hiện tại và tiết kiệm về sau.
Trong sự cân bằng giữa chi tiêu và tiết kiệm này, đầu tư – như nó là, một tài sản được kì vọng sẽ tăng giá trị về qua thời gian – chỉ là một phần nhỏ trong tương lai tài chính của bạn.
Để cộng thêm vào những khoản đầu tư sinh lời cao, bạn cũng cần đảm bảo tài chính bằng cách tiết kiệm thêm tiền, nghỉ hưu muộn, và theo đuổi công việc thứ hai.
Thực tế, vì là bất khả trong việc dự đoán khoản đầu tư sẽ ra sao qua thời gian, không một khoản đầu tư đơn lẻ nào được xem là “tốt nhất” cả. Thay vì theo đuổi điều huyễn hoặc này, hãy đánh giá các sản phẩm tài chính bằng cách xem xét nó sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu cá nhân ra sao.
Không một khoản đầu tư đơn lẽ nào có thể thỏa mãn tất cả mọi người, vậy hãy hỏi chính mình: đâu là khoản đầu tư tốt nhất cho chính bạn? Câu trả lời sẽ phụ thuộc và những yếu tố cá nhân: mục tiêu của bạn, tính cách của bạn, hiện trạng tài sản của bạn, và kể cả thẻ tín dụng của bạn.
Ví dụ, nếu bạn muốn chi trả cho học phí đại học của con cái, bạn có thể mở một tài khoản cho học phí hoặc đầu tư vào quỹ tương hỗ trong 18 năm trước khi đến kì nhập học đại học. Bạn có thể đặt mục tiêu tiết kiệm 240,000 đô la.
Dĩ nhiên, quỹ học phí này sẽ không được sử dụng cho đến khi con của bạn được nhận học ở đâu đó. Vì thế đừng quên giúp chúng làm bài tập về nhà nhé.
Như bạn có thể thấy, những khoản đầu tư thông minh là những mảnh ghép của một bức tranh lớn.
Vài người không xem xét cách tiếp cận này. Thay vào đó, họ hành xử với danh mục của mình như thể là những nhà sưu tập, mua cổ phiếu dựa trên lời khuyên trên các tạp chí mà không có một chiến lược chặt chẽ.
Đừng phạm phải sai lầm này. Bạn không phải là nhà sưu tập, bạn là một nhà đầu tư. Đánh giá sản phẩm tài chính theo cách chúng sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của bạn. Nếu chúng không giúp ích gì, vậy thì không đầu tư, hết chuyện.
Theo cách này, những quyết định tài chính của bạn sẽ dựa trên các nguyên tắc, nguyên lý chứ không phải cảm xúc.
4. Hãy bỏ ngoài tai những lời khuyên tài chính chung chung mà bạn nghe trên truyền thông; thay vào đó, hãy đưa ra quyết định tài chính của chính mình
Bạn biết đấy, chúng ta rất thích đưa ra lời khuyên. Nó làm chúng ta trông có vẻ quan trọng và thông thái.
Nhưng đó chính xác là lý do làm cho hầu hết các lời khuyên đều vô giá trị.
Tôi có gì khó chịu quá sao? Không hẳn đâu. Hầu hết các lời khuyên mà chúng ta nghe đều chung chung, điều này có nghĩa là nó không nhất thiết xài được trong tình huống cụ thể của chúng ta.
Điều này đặc biệt đúng khi nó là các lời khuyên tài chính. Một kế hoạch tài chính tốt thì có tính cá nhân và độc nhất, vì thế điều gì đúng cho bạn có khi lại là ác mộng cho người khác.
Dĩ nhiên, nhiều người không biết hoặc chả thèm quan tâm đến điều đó. Hàng triệu độc giả của tờ The Economist nghĩ rằng họ có thể đánh bại thị trường bằng cách đi theo những chỉ dẫn của các chuyên gia.
Nhưng những lời khuyên chung chung có thể làm chúng ta thất bại thê thảm. Ví dụ như: nhiều người muốn giảm cân và được bảo hãy đi tập thể dục mỗi ngày. Đó có thể là lời khuyên hữu ích với nhiều người, nhưng nó sẽ chẳng giúp được một người có vấn đề với bệnh tim.
Thêm nữa, hầu hết những “chuyên gia lời khuyên” này có những mâu thuẫn về mặt lợi ích.
Hầu hết chúng ta, trong trực giác, hiểu điều này. Vì thế chúng ta không bao giờ kì vọng một nhân viên bán hàng của Toyota sẽ nói cho chúng ta nghe rằng Honda đang tạo ra những dòng xe xịn nhất trên thế giới.
Thế đấy, có nhiều lý do để trở nên thường xuyên hoài nghi. Tin tốt là, một khi bạn nhận ra những lời khuyên không hợp lý và chẳng mấy liên quan, bạn có thể sau đó bắt đầu tìm thấy những lời khuyên thực sự hữu dụng cho bạn.
Và đến cuối cùng, bạn có thể ngừng chạy theo một khoản đầu tư hoặc một danh mục hoàn hảo. Thay vào đó, bạn có thể thiết kế danh mục phù hợp với những hiểu biết hiện tại về thị trường và thích nghi khi chúng thay đổi.
Nghĩ về điều này nhé: bạn không muốn ai đó bảo bạn mặc gì vào mỗi sáng. Thay vào đó, bạn tin vào sự nhạy bén về thời trang và phong cách và sự hiểu biết của bạn về chính mình.
Tương tự, không có lý do gì để trở thành một Warren Buffet cả. Bạn là bạn, thế thôi.
Giữ suy nghĩ này trong đầu, bởi trong phần tóm lược tới, bạn sẽ biết tại sao khám phá những mục tiêu, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân lại cần thiết cho chiến lược tài chính của bạn.
4. Tiền có thể chỉ mua được nhiều hạnh phúc; nhưng vượt qua một ngưỡng nào đó, nó chỉ là một công cụ để giúp bạn đạt được mục tiêu của bản thân
Tại sao nhiều người cố gắng có được an toàn về tài chính? Chúng ta có nhiều lý do cho nó: chúng ta muốn hạnh phúc và mang lại cuộc sống đủ đầy cho những người ta yêu thương.
Hạnh phúc rất quan trọng, nhưng chúng ta cần luôn cố gắng ghi nhớ rằng hạnh phúc thực sự liên quan mật thiết đến những kỳ vọng và ham muốn hơn là số tiền chúng ta kiếm được.
Có một bằng chứng như thế này: một nghiên cứu gần đây của một người đạt giải Nobel, Daniel Kahneman và giáo sư từ đại học Princeton, Angus Deaton tìm ra rằng hạnh phúc có liên quan mật thiết với thu nhập của một cá nhân khi nó đạt đến ngưỡng 75,000 đô la một năm. Vượt quá mức này, những người có thu nhập cao hơn có thể sẽ không đảm bảo được trạng thái cảm xúc cao hơn.
Điều này có nghĩa, hầu hết con người đã quá nhấn mạnh đến chuyện tài chính của họ. Nếu tiền có thể mua cho bạn nhiều hạnh phúc, thì vượt qua ngưỡng này, tiền chỉ còn là một công cụ để bạn theo đuổi những gì mang đến sự thoải mái cho cuộc sống của bạn.
Ví dụ, tiền có thể cho phép bạn du lịch và nhằm ngắm thế giới, mua một khu vườn lớn, hoặc giúp bạn ủng hộ giải quyết một vấn đề xã hội mà bạn rất quan tâm.
Vậy để có thể được ra các quyết định tài chính thực sự khôn ngoan, bạn cần hiểu về bản thân. Bằng cách này, bạn có thể liên kết việc sử dụng tài sản của bạn với các giá trị của bản thân.
David Brooks, một tay phê bình chuyên mục của tờ New York Times, là một người ủng hộ cách tiếp cận này, nhưng ở phạm vi rộng hơn. Ông nhận định rằng thay vì theo dõi diễn biến kinh tế, chính phủ nên tập trung nhiều hơn vào đo lường liệu các chương trình hay các tổ chức xã hội có trực tiếp gia tăng tổng hạnh phúc hay không.
Chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc này ở cấp độ cá nhân: ngừng lo lắng quá nhiều về tiền. Thay vào đó, theo đuổi các mục tiêu cá nhân. Điều này cho phép bạn đưa ra được những lựa chọn tài chính tốt nhất cho bản thân.
Để làm điều này, hãy nhìn vào bên trong thay vì nhìn ra ngoài.
Trong những tóm lược sau, bạn sẽ học cách loại bỏ những nhiễu loạn về nền kinh tế và duy trì sự tập trung.
5. Những kênh truyền thông chủ đạo tuyên truyền tâm lý bầy đàn, điều này có thể gây ra khoảng cách giữa bạn và mục tiêu tài chính thực sự mà bạn cần có
Chúng ta đều muốn được thông báo đầy đủ và có hiểu biết về thị trường tài chính và nền kinh tế. Nhưng cứ nghe theo truyền thông có thể dẫn bạn đến những sai lầm.
Đó là vì truyền thông thường thúc đẩy tâm lý bầy đàn: làm cho chúng ta cảm giác an toàn theo số đông. Vì thế, khi chúng ta đi theo lời khuyên từ truyền thông, chúng ta thấy an tâm vì biết rằng sẽ có người làm như chúng ta.
Về mặt trực giác, chúng ta có thể hiểu là chỉ vì ai cũng làm điều này, không có nghĩa chúng ta làm theo – nhưng con người chúng ta là giống loài sống trong lo âu vì thế bầy đàn trở nên hấp dẫn.
Trong khi hiểu rất rõ rằng, chạy theo đám đông có thể sẽ rất tốn kém. Hãy xem khủng hoảng nợ dưới chuẩn năm 2006, khi giá nhà giảm trung bình 30%. Tệ hơn nữa, thị trường chứng khoản giảm 57% từ mức đỉnh vào tháng 10 năm 2007. Những sụp đổ này là kết quả của việc cả hai loại tài sản này đã bị định giá quá cao bởi đám đông, và vì mọi người đều chạy theo đám đông và mua chúng, nên chúng bị đẩy lên mức giá cao ngất ngưởng.
Vậy thì hãy khôn ngoan: đừng chạy theo bầy đàn. Mặc kệ hầu như những gì truyền thông loan báo.
Truyền thông, dĩ nhiên, sẽ đưa những thông tin hợp lý; tuy nhiên, truyền thông chỉ toàn dựa vào số lượng tin làm cho nó không thể được xem xét cẩn thận và chọn lọc điều gì là quan trọng. Sự quá tải tin tức làm cho việc đưa ra lời khuyên sai lầm là không thể tránh khỏi.
Ví dụ về những nhầm lẫn thông tin truyền thông là vô kể. Chẳng hạn: trong một bài báo vào năm 2010, tờ The Economist đã tuyên bố mạnh dạn rằng “Nước Mỹ đã trở lại!”. Bài báo cung cấp một danh sách rất dài những chỉ báo lạc quan về sự hồi phục kinh tế. Nhưng hóa ra, những dự đoán này sai cả và nên kinh tế vẫn trở lại trì trệ như cũ.
May thay, có cách để chúng ta xử lý những thông tin kiểu này: hãy để ý hơn đến những gì ẩn sau tin tức, tin đồn mà bạn nghe thấy trên truyền thông chính thống, và nói chung hãy bớt lo lắng về tiên. Khi bạn rõ ràng trong tâm trí rằng mọi thứ ngoài kia chủ yếu là thông tin nhiễu, bạn có thể dễ dàng trở lại với những mục tiêu thực sự của mình.
Với cách này, khi bạn phải suy nghĩ về tiền, đồng nghĩa bạn nghĩ về những gì bạn đang quan tâm.
6. Duy trì hiện trạng theo dõi mục tiêu tài chính bằng cách chuẩn bị cho những bất ngờ và đưa ra điều chỉnh khi cần thiết
Bạn có biết sự khác biệt giữa hoạt động lập kế hoạch (planning) và công thức hóa một kế hoạch (formulating a plan)?
Đây là điểm phân biệt: một kế hoạch đưa ra những giả định về tương lai. Nhưng dù chúng ta có cố ra sao đi nữa để dự báo tương lai, chúng ta luôn sai.
Mặt khác, hoạt động lập kế hoạch lại không hề về việc dự báo tương lai, nó về chuyện chuẩn bị cho tương lai. Hoạt động lập kế hoạch bao gồm đưa ra quyết định dựa trên tình hình hiện tại, không phải dự trù cho điều sẽ đến. Và nó rất có giá trị vì có chỗ dự phòng cho những bất ngờ có thể xảy ra.
Ví dụ: trong năm 2004, tác giả mua một căn nhà trị giá 575,000 đô la cho căn nhà mà người chủ cũ từng mua với giá 400,000 đô la. Khi giá trị của căn nhà đạt mức 1 triệu đô la trong năm 2007, tác giả kì vọng giá nhà sẽ tiếp tục tăng nên không bán để kiếm lời. Nhưng khi thị trường đi xuống, tác giả nhận ra là ông nợ nhiều hơn mức giá trị của căn nhà.
Không may là, trong một thị trường tài chính đầy hỗn loạn, chúng ta sẽ đều phải đối mặt với nhiều điều bất ngờ như thế vào một lúc nào đó. Vậy làm sao để bạn có thể đối mặt với chúng?
Chỉ cần có sự điều chỉnh ngay lập tức trong cách mà ta theo dõi mục tiêu tài chính của mình, thực hiện liên tục điều chỉnh hoạt động lập kế hoạch khi hoàn cảnh thay đổi.
Nghĩ theo cách này: hình dung bạn đang bay qua xuyên quốc gia từ Los Angeles đến Miami. Nếu giờ bay hoặc lộ trình chỉ bị lệch một chút khi bạn cất cánh, thì bạn vẫn bay đúng hướng, dù là bạn cuối cùng phải dừng lại ở Maine. Hầu hết phi công sẽ công để chuyện này xảy ra.
Tương tự, duy trì theo đuổi mục tiêu tài chính đòi hỏi bạn chú ý vào nơi bạn đang đứng và đưa ra những điều chỉnh nhỏ theo thời thế.
Để làm được điều này, tốt nhất là hãy nghĩ theo những khoảng thời gian ngắn: tập trung vào 3 năm tới, không phải 15 năm. Cách này giúp bạn hướng đến mục tiêu lớn hơn mà không bị ngộp thở vì bức tranh tổng thể.
Đầu tư có lý trí đòi hỏi bạn phải chân thành, để từ bỏ những tài sản gây ra trì trệ và chỉ đầu tư theo mục tiêu cá nhân
Cảm xúc làm cho chúng ta thực sự là con người, nhưng bạn sẽ phải trả giá nếu để cho cảm xúc định hình các quyết định tài chinh của bạn. Vậy bằng cách nào để tránh cảm xúc xâm chiếm các quyết định?
Thứ nhất, hãy thành khẩn với chính mình: những khoản đầu tư lớn đòi hỏi sự may mắn nhiều như năng lực mà ta có. Đôi khi bạn đưa ra những quyết định khôn ngona dẫn đến những phi vụ thành công. Những lúc khác, bạn chỉ là gặp may.
Một cách khác để tránh đưa ra các quyết định đầy xúc cảm là thực hiện “bài kiểm tra qua đêm” (Overnight Test): hãy hỏi chính mình, nếu ai đó bán toàn bộ khoản đầu tư của bạn qua đêm, bạn nghĩ bạn sẽ mua lại chứng khoán nào?
Trong tình huống giả định này, bạn có lẽ sẽ để vài khoản đầu tư ra đi. Chúng ta thường giữ vài khoản đầu tư chỉ vì chúng ta quen thuộc với nó, chuyện tương tự xảy ra trong mối quan hệ yêu đương quá khứ, chúng ta luyến tiếc muốn níu chỉ vì ta còn có những dễ chịu và quen thuộc với nó. Lúc này, một bài kiểm tra qua đêm sẽ giúp chúng ta dứt bỏ những định kiến trước đây và đánh giá lại các khoản đầu tư một cách khách quan.
Vậy nếu bạn không chắc chắn khoản nào nên giữ, hãy hỏi mình rằng: liệu bạn có muốn mua lại vào ngày mai? Nếu là không, hãy bỏ nó vào sọt rác.
Cách thức ba là hãy đảm bảo là những quyết định này có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu cá nhân.
Nhiều người đã không làm điều này. Thay vào đó, họ mua chứng khoán vì đó là “điều vĩ đại kế tiếp” (the next big thing). Nhưng đầu tư vào gì đó chỉ vì trào lưu thì không phải là một lựa chọn tài chính thực sự. Nhưng tạo dựng khoản tiết kiệm hưu trí lại là lựa chọn thực sự.
Thử nghĩ về điều mà bạn thực sự mong muốn cho bản thân và gia đình trong tương lai. Sau đó, hãy hỏi lại chính mình liệu những khoản đầu tư tiềm năng có giữ vai trò rõ ràng trong việc tạo danh mục bạn cần để đạt những mục tiêu tài chính này.
Dĩ nhiên, luôn có thể là những quyết định lý trí này không có được kết quả như mong muốn. Vì kể cả bạn đã cân nhắc rủi ro, việc đầu tư luôn kéo chúng ta vào việc đưa ra quyết định trong những mông lung và bất ổn.
Thứ duy nhất bạn có thể làm là đưa ra quyết định tốt nhất có thể vào hôm nay và chịu trách nhiệm cho mọi khả năng có thể xảy ra.
7. Chịu trách nhiệm cho quyết định của mình, nhưng nhớ rằng: bạn sẽ không bao giờ có thể kiểm soát hoàn toàn kết quả
Trẻ con được dạy để thừa nhận chúng đã làm sai. Nhưng liệu người lớn có làm theo những chỉ dạy từ chính họ?
Nếu bạn không quen nhận trách nhiệm cho hành động của mình, có lẽ sẽ khó khăn đấy. Nhưng nó cần thiết để cải thiện tình hình tài chính của bạn.
Ví dụ, một người quen của tác giả tin rằng mua quần áo đắt tiền và lái BMW giúp anh ta thành công hơn. Nhưng bên dưới sự hào nhoáng này, anh ta không có gì cả, và chi phí để theo đuổi vẻ ngoài dẫn anh ta đến tình trạng nợ nần nghiêm trọng.
Thay vì thành công giả tạo, anh ta nên nghiêm chỉnh làm việc và thăng tiến trên con đường sự nghiệp của mình. Sự chăm chỉ này đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn và kỷ luật. Nhưng để tạo ra thay đổi thì sự chăm chỉ này là cần thiết.
Một điều quan trọng nữa để cải thiện tình hình tài chính là giữ thói quen đánh giá những giả định về điều gì đang thực sự tác động lên tình hình tài chính của bạn. Thường thì chúng ta tập trung vào những thứ chẳng liên quan.
Ví dụ, một ngày nọ tác giả đi một quãng đường dài để đổ xăng giá rẻ. Giữa đường, ông làm một bài tính trong đầu, ông nhận ra là nếu ông tiết kiệm 10 cents/gallon trong tổng 20 gallon, ông tiết kiệm được 2 đô la. Con số này chỉ đủ một phần nhỏ tiền xăng mà ông dùng đi đến chỗ đổ xăng. Nếu ông nhận ra sớm hơn thì có sẽ đỡ phải lái xa như vậy rồi.
Như bạn có thể thấy, kể cả kế hoạch tài chính dường như chắc chắn như mua xăng giá rẻ hơn lại cũng cần xem xét tỉ mỉ hơn.
Tuy nhiên, dù là một sự xem xét thấu đáo cho các quyết định giúp chắc chắn hơn một kết quả khởi sắc, bạn vẫn cần hiểu là bạn không bao giờ hoàn toàn kiểm soát được mọi thứ.
Ví dụ, nếu bạn cho con gái học ở Harvard, bạn đang có một khoản đầu tư rất lớn vào tương lai tài chính của cô gái.
Nhưng sau khi tốt nghiệp, con gái bạn quyết định đi dạy những đứa trẻ kém may mắn ở một trường trung học với mức lương 19,000 đô la mỗi năm. Với cô ấy, đây là điều cô ấy mong muốn. Tuy nhiên, nó không hẳn là điều bạn kỳ vọng khi quyết định đầu tư cho con gái mình.
Những bất ngờ này thường xuyên xảy ra và tốt hơn là ta hãy biết chấp nhận từ trước đó.
8. Trò chuyện về tài chính với bạn bè và gia đình có thể không thoải mái nhưng rất quan trọng
Nhiều người cảm thấy việc trò chuyện về tiền với bạn bè và người thân là điều cấm kỵ. Vì mọi người có kinh nghiệm và thái độ khác nhau về tiền, nên tiền có thể trở thành vấn để có vẻ nguy hiểm. Nhưng nếu bạn thực sự muốn đưa ra những quyết định tài chính hợp lý, trò chuyện tài chính là điều quan trọng cần làm.
Vậy nếu chúng ta muốn tránh hiểu lầm, chúng ta cần cân nhắc những thiên kiến của mình và nỗ lực tìm tiếng nói chung.
Có một hiểu lầm về tiền từng xảy ra với tác giả: ông và vợ mình nói chuyện với một người bạn về sự kiện làm mới nội thất căn bếp gần đây của người bạn này, và vì anh rất chi tiết tất cả những gì cần làm trong công trình này, tác giả ngay lập tức tính toán chi phí của công trình này. Sau đó, ông kể với vợ rằng họ không đủ chi phí để làm mới căn bếp của họ.
Vợ của ông cảm thấy bối rối, vì cô mới chỉ nói về việc làm mới căn bếp của người khác chứ không có dự định bắt đầu vào một công trình cụ thể nào. Và đó là đã sau 15 năm cưới nhau rồi đấy.
Một ví dụ khác cũng từ chính cuộc đời của tác giả: bạn của ông muốn thành thật với con cái của bà về chuyện tài chính. Bất kì lúc nào lũ trẻ đòi mua những món đồ không hợp lý, bà nói với lũ trẻ “chúng ta không đủ tiền mua nó.”
Để không trở nên kỳ quặc, chiến thuật này sẽ giúp có được buổi trò chuyện hiệu quả cho gia đình: đứa con 14 tuổi của họ hỏi gia đình chúng ta nghèo khó đến mức nào, trong mức từ 1 đến 10. Lúc này, cha mẹ em nhanh chóng nhận ra, cậu không hề thất vọng về tình hình tài chính của gia đình, thay vào đó, cậu biết lo lắng về tình trạng hạnh phúc của gia đình.
Vậy thì, nói tóm lại việc trò chuyện về tiền với gia đình và bạn bè sẽ thực sự hữu ích, kể cả nó có thể không vui. Cuối cùng thì, những cuộc đối thoại này có thể được diễn ra trong thẳng thắn và đơn giản.
9. Đến lúc phải đưa ra lựa chọn tài chính, hãy giữ cho nó đơn giản và trông có vẻ chán
Bạn đã bao giờ nghe “sự đơn giản là đỉnh cao của sự tinh tế?”. Nó cũng phù hợp với việc quản lý tài chính của bạn.
Những giải pháp đơn giản có thể giúp chúng ta tiến tới gần hơn các mục tiêu, trong khi sự phức tạp lại làm chậm tiến trình này.
Ví dụ: chúng ta tiêu 40 tỉ đô la mỗi năm vào các chương trình giảm cân cho cách tiếp cận kiểu tự làm (do-it-yourself) – ăn ít calories và tập thể dục – vẫn là cách hiệu quả hơn cả. Mặc cho chúng ta lạc lối trong những chế độ ăn uống có tính phí và những sản phẩm ăn kiêng, thường chúng ta lại không đạt mục tiêu. Nếu không, việc giảm cân đã không là ngành công nghiệp 40 tỉ đô.
Lúc này sự đơn giản nên được ngó tới. Hãy thật đơn giản, thay vì mua những sản phẩm đắt tiền, hãy chạy bộ đều đặn mỗi sáng.
Nguyên tắc này cũng có thể là chỉ dẫn cho việc quản lý tài chính. Đừng dính vào những thú vui, món đồ nhất thời, hãy chi tiêu cẩn trọng và tiết kiệm dần dần. Cách thức này được gọi là vốn chậm và chắc.
Tạo dựng nguồn vốn chậm và chắc kiểu “kiến tha lâu đầy tổ”, “năng nhặt chặt bị” cần bạn tránh những hứng thú bất chợt.
Thực tế, trì hoãn sự hài lòng cực kỳ quan trọng cho thành công trong dài hạn. Trong những năm 50, Stanford ra mắt nghiên cứu dài một thập kỷ để xem khả năng trì hoãn sự hài lòng, và nghiên cứu chỉ ra rằng những người có khả năng trì hoãn sự thỏa mãn ham muốn trải qua những thành công to lớn hơn trong dài hạn so với những người thường chiều chuộng bản thân nhất thời.
Vì thế khi tích lũy vốn chậm và chắc, đừng nhìn vào những khoản lợi lớn ngắn hạn; thay vào đó, đi từng bước nhỏ để tích lũy của cải dài hạn chầm chậm và chắc ăn. Nó sẽ giúp bạn tránh những thất thoát lớn và đảm bảo an toàn tài chính.
Nghe có vẻ chán nhỉ? Tốt đấy. Hãy biết chán với những thói quen tài chính của bạn.
Tiêu ít hơn thu. Để một khoản tiền sang một bên. Trả hết các khoản nợ. Tránh các khoản thua lỗ lớn.
Cách tiếp cận có vẻ thận trong này sẽ dẫn bạn đến kết quả to lớn trong tương lai.
Ví dụ, tác giả gặp một quý ông người đã biến một khoản thừa kế nhỏ thành một khối tài sản kếch xù. Tác giả hỏi người đàn ông về bí mật của thành công tài chính đáng nể này và ông ấy trả lời rằng, ông bối rối quá vì không có bí mật nào hết. Ông chỉ tránh những khoản chi tiêu quá tay, và thay vào đó mua những thứ trông có vẻ chán chán, đầu tư vào chúng một cách chậm rãi như nhiều người thôi.
Kết
Thông điệp của cuốn sách
Đôi khi có một sự rạn nứt trong điều ta nên làm với điều thực tế ta làm. Điều này gọi là khoảng cách hành vi và nó ngăn cản chúng ta đưa ra những quyết định tài chính khôn ngoan. Chúng ta phải có những bước đi để tránh tình trạng này, tức hàn gắn lại khoảng cách hành vi, bằng cách chân thật với bản thân và đánh giá kỹ lưỡng những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của chúng ta. Chìa khóa của những khoản đầu tư bền vững là giữ mọi thứ đơn giản và chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
Lời khuyên hành động
Mỗi tháng, hãy dành thời gian nhìn nhận lại các mục tiêu của bản thân và hãy đảm bảo rằng khoản đầu tư của bạn đi đôi với những mục tiêu ấy.
Cách tốt nhất để đạt các mục tiêu đầu tư là liên kết chúng với các mục tiêu của bản thân. Với cách này, các quyết định tài chính của bạn và giá trị của bản thân sẽ hỗ trợ thay vì đối kháng lẫn nhau.
Giả sử bạn định quyết định hoặc đầu tư vào khoản tiết kiệm ngân hàng hoặc vào chứng khoán. Nếu một trong những mục tiêu của bạn là mua xe máy trong 6 tháng có lẽ tài khoản ngân hàng sẽ là lựa chọn hợp lý hơn, vì nó ít biến động hơn chứng khoán và dễ dàng rút tiền hơn.
Nhưng nếu mục tiêu cá nhân của bạn là tiết kiệm cho học phí của con cái bạn, và bạn chỉ định rút tiền sau 20 năm nữa, chứng khoán có lẽ là lựa chọn tốt hơn vì chúng tạo ra lợi nhuận cao hơn trong dài hạn.
Nguồn: Minh Nhật, Nhatkyhoctap/ Blinkist