Tổng hợp các loại hình ngân hàng trung gian
Các loại ngân hàng trung gian hiện nay gồm có: Các ngân hàng thương mại, Ngân hàng đặc biệt, ngân hàng tiết kiệm và các liên hiệp tín dụng.
1. Các ngân hàng thương mại
Các ngân hàng này thu hút vốn bằng cách nhận tiền gửi: tiền gửi có thể phát hành séc (tiền gửi thanh toán), tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (là tiền gửi có thể thanh toán ngay nhưng không cho phép người gửi viết séc) và tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi có kỳ hạn thanh toán định trước).
Sau đó họ dùng những vốn này để thực hiện cho vay: cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay thế chấp và mua trái khoán chính phủ, trái khoán của chính quyền địa phương, ở Mỹ có khoảng 12000 ngân hàng thương mại, với tư cách là một nhóm, họ là những trung gian tài chính lớn nhất và có một khối tài sản dưới hình thức các chứng khoán rất đa dạng.
Mặc dù có một biên giới mỏng manh giữa các ngân hàng thương mại với các tổ chức tiết kiệm khác, người ta vẫn tách ngân hàng thương mại ra một nhóm riêng vì những lý do đặc biệt của nó. Một trong những lý do này là tổng tài sản có của ngân hàng thương mại luôn là một khối lượng lớn nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Hơn nữa khối lượng séc hay tài khoản tiền gửi không kỳ hạn mà nó có thể tạo ra cũng là một bộ phận quan trọng trong tổng cung tiền M1 của nền kinh tế.
Cho đến cuối những năm 60, điểm đặc thù để phân biệt một ngân hàng thương mại với các ngân hàng trung gian là ở chỗ ngân hàng thương mại là đơn vị duy nhất được mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn cho công chúng. Nghĩa là người ta phân biệt nó dựa trên các thành phần của tài sản nợ. Lúc này tiền gửi không kỳ hạn bị cấm trả lãi, tuy nhiên vì nhu cầu giao dịch thông qua séc vẫn tăng gấp đôi hàng năm cho nên khối lượng séc có thể rút ra từ tài khoản tiếp tục là một bộ phận mạnh nhất sau tiền mặt pháp định.
Từ những những năm 80 khi tiền gửi không kỳ hạn đã được phép trả lãi, các ngân hàng tiết kiệm và các tổ chức tín dụng khác cũng bắt đầu mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, cho phép công chúng sử dụng séc dưới nhiều hình thức như sổ séc, thẻ tín dụng.. Với dự kiện này sự phân loại ngân hàng thương mại với các tổ chức khác dựa trên tài sản có.
Ngân hàng thương mại là một loại ngân hàng phổ biến nhất hiện nay trong các loại ngân hàng trung gian.
2. Ngân hàng đặc biệt
Ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng trung gian được thành lập để phục vụ cho những mục đích đặc biệt. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời loại hình ngân hàng này là do sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực trong nền kinh tế thị trường.
Để khắc phục điều đó đòi hỏi chính phủ phải có những chính sách hỗ trợ ưu tiên cho những ngành sản xuất kém phát triển để thúc đẩy nó phát triển nhanh. Trong lĩnh vực ngân hàng có những ngân hàng phục vụ riêng cho một ngành , một lĩnh vực nào đó như ngân hàng phát triển ngư nghiệp ở Hàn Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam..
Mặt khác đối với những ngành kinh tế mũi nhọn cần được hỗ trợ để phát triển trước, tạo tiền đề để thúc đẩy các ngành khác phát triển cũng đòi hỏi có những quan tâm hỗ trợ về vốn như ngoại thương, đầu tư dài hạn..Điều này dẫn tới sự hình thành của các ngân hàng chuyên biệt như ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng công nghiệp Hàn quốc.
Ngoài ra để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo, giúp nhân dân ổn định chỗ ở đã dẫn đến việc hình thành các ngân hàng chuyên biệt phục vụ mục đích này như Ngân hàng phát triển nhà ở Hàn quốc, ở Việt Nam..
Về nguyên tắc các ngân hàng đặc biệt không khác gì các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, vì chúng ra đời phục vụ những mục đích đã xác định trước theo tên gọi của chúng do vậy chúng không thể đầu tư cho thương mại hoặc sản xuất một cách tự do như ngân hàng thương mại. Sự khác nhau là ở chỗ, ngân hàng thương mại có đối tượng đầu tư khá rộng còn các ngân hàng đặc biệt có đối tượng đầu tư hạn hẹp hơn nhiều.
Riêng với ngân hàng đầu tư, nó có quá trình được tách ra từ ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại còn được gọi là ngân hàng tiền gửi là hình thức ngân hàng ra đời sớm nhất, gắn liền với sự xuất hiện của hoạt động ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng là nhận tiền gửi của công chúng và thực hiện nghiệp vụ cho vay.
Khi mới hình thành, ngân hàng tiền gửi của công chúng chưa có sự phân biệt giữa tiền gửi ngắn hạn và tiền gửi dài hạn đồng thời hoạt động cho vay cũng có sự phân biệt giữa cho vay ngắn hạn và cho vay dài hạn. Lúc này ngân hàng hoạt động theo mô hình “ngân hàng tổng hợp” có nghĩa là ngân hàng làm đủ mọi việc từ việc nhận tiền gửi cho vay đến đầu tư như hùn vốn thành lập công ty, mua bán chứng khoán, bảo hiểm…
Sau khủng hoảng kinh tế 29-33, việc phân chia ngân hàng tiền gửi thành ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư bắt đầu lan rộng như ở Mỹ, Canada và nhiều nước Âu, Anh, Pháp đã áp dụng từ những năm 1960. ở giai đoạn này ngân hàng hàng thương mại được hiểu là ngân hàng nhận tiền gửi của công chúng và thực hiện nghiệp vụ cho vay ngắn hạn.
Còn ngân hàng đầu tư thực hiện các nghiệp vụ trung hạn, dài hạn và không nhận tiền gửi ngắn hạn; nó cho vay bằng nguồn vốn riêng của mình là chủ yếu, nếu thiếu ngân hàng sẽ phát hành trái khoán để gọi vốn. Ngoài nghiệp vụ trung và dài hạn ngân hàng đầu tư còn tham dự tài chính vào các công ty công nghệ hay thương mại dưới hình thức hùn vốn hay mua cổ phần trong các công ty đó. Đôi lúc, ngân hàng đầu tư đứng ra thiết lập các công ty đó, sau nhượng lại một phần hay toàn bộ số vốn của công ty cho người khác.
Cũng có lúc, ngân hàng đảm nhiệm việc phát hành cổ phiếu hay trái phiếu cho các công ty. Ngoài ra, ngân hàng đầu tư còn cử người vào ban quản trị các xí nghiệp hay công ty mà nó tại trợ để kiểm soát hoạt động của các đơn vị này.
Ở Việt nam có nhiều ngân hàng với những tên gọi khác nhau, có thể coi là ngân hàng thương mại cũng có thể coi là ngân hàng đặc biệt như Ngân hàng ngoại thương Việt nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam, Ngân hàng phát triển nhà, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam, Ngân hàng phục vụ người nghèo.
3. Ngân hàng tiết kiệm
Ngân hàng tiết kiệm được hình thành với mục đích huy động những khoản tiền để dành của công chúng nhằm làm tăng thêm khoản sinh lời cho người lao động, mặt khác gia tăng nguồn tài chính cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất và trao đổi.
Tính chất: Ngân hàng tiết kiệm khác với các loại ngân hàng trung gian khác. Những đặc điểm đó là:
– Chủ nhân của các ngân hàng tiết kiệm là người đã gửi tiền tiết kiệm.
– Phương thức hoạt động của ngân hàng tiết kiệm mang nhiều tính tương trợ, khác với ngân hàng thương mại là nhằm mục đích kinh doanh là chính.
– Vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng tiết kiệm là tiền gửi của dân chúng hoặc là góp vốn đóng góp của các nhà hảo tâm với tính chất hỗ trợ người nghèo là chính hơn là đóng góp để kiếm lời. Loại ngân hàng này không phát hành phiếu nợ để vốn của công chúng và hầu như không vay của tổ chức nước ngoài hay ngân hàng trung ương trừ trường hợp đặc biệt thiếu tiền mặt.
– Do tính chất đặc biệt của vốn huy động, các ngân hàng cho vay rất thận trọng. Tiêu chuẩn hàng đầu trong vấn đề cho vay là an toàn. Điều này đã giúp cho các ngân hàng tiết kiệm đứng vững trong các cuộc khủng hoảng tài chính 1857, 1866, 1873 ở Anh và 1873, 1929, 1933 ở Hoa kỳ. Cho đến nay các nguồn cho vay chính của ngân hàng tiết kiệm cũng vẫn giống như thập niên trước, chủ yếu bằng việc cầm cố nhà cửa, tài sản hoặc chứng khoán.
Tiếp đó là đầu tư vào chứng khoán hoặc cho các ngân hàng thương mại vay. Nhìn chung những người được vay tiền tại các ngân hàng cũng chính là những người đã gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Do vạy, lãi suất cho vay là rất thấp vì nó mang tính chất tương trợ nhiều hơn là kinh doanh.
Ngoài tổ chức với tên gọi chính thức là ngân hàng tiết kiệm, còn có một số tổ chức có hoạt động gần tương tự như ngân hàng tiết kiệm với những tên gọi khác nhau, ví dụ ở Đức có quỹ tiết kiệm thuộc quyền sở hữu của nhà nước và đặc dưới sự quản lý của chính quyền địa phương. Hoạt động của nó gần giống một ngân hàng có quy mô nhỏ.
Ở Việt nam không có ngân hàng tiết kiệm riêng biệt, hầu như tất cả các ngân hàng thương mại, ngân hàng đặc biệt đều có bộ phận quỹ tiết kiệm để huy động vốn nhàn rỗi trong dân chúng nhằm hình thành nguồn vốn chung của ngân hàng thương mại để có thể cho vay theo nhu cầu hoạt động của các ngân hàng thương mại.
4. Các liên hiệp tín dụng
ở Việt nam, theo “Luật các tổ chức tín dụng” được Quốc hội nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá 10, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 12/12/1997, có hiệu lực thi hành 1/10/1998 xác định tổ chức tín dụng là pháp nhân hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Ngân hàng (ở đây là chúng ta hiểu là các ngân hàng trung gian) là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động ngân hàng có liên quan. Căn cứ vào tính chất mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng trung gian theo luật này gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng đầu tư, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng trung gian khác.
– Ngân hàng thương mại (còn gọi là ngân hàng tiền gửi hay ngân hàng tín dụng) với nghiệp vụ truyền thống là huy động vốn phần lớn dưới hình thức ngắn hạn và cho vay ngắn hạn dưới hình thức chiết khấu thương phiếu là chính. Nhưng do thị trường tiền tệ ngày càng phát triển dần dần các ngân hàng này đi vào kinh doanh tổng hợp, làm các nghiệp vụ huy động vốn là cho vay trung hạn, dài hạn và làm hầu như tất cả các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên nét đặc trưng nổi bật của ngân hàng thương mại là cho vay duy trì quy mô của khách hàng là chính.
– Ngân hàng phát triển: Nét đặc trưng nổi bật là những ngân hàng này là tập trung huy động vốn trung, dài hạn và đầu tư trung dài hạn vì sự phát triển (không duy trì quy mố cũ, chất lượng cũ). Hoạt động đầu tư của loại ngân hàng này chủ yếu đầu tư trực tiếp qua các dự án.
– Ngân hàng đầu tư hoạt động với mục tiêu đầu tư trung hạn, dài hạn cũng có sự phát triển (nhưng thông qua các hình thức đầu tư gián tiếp vào giấy tờ có giá). Hoạt động của loại ngân hàng này gần gũi với nghiệp vụ chứng khoán. Các giấy tờ có giá được mở rộng thì loại ngân hàng này cũng phong phú và phát triển.
– Ngân hàng chính sách: thông thường là ngân hàng thương mại 100% vốn nhà nước hoặc ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước (gồm sở hữu nhà nước và sở hữu các tổ chức kinh tế quốc doanh) được lập ra để phục vụ cho một số chính sách của nhà nước (hiện nay có ngân hàng cho người nghèo, ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu long) loại ngân hàng này không hoạt động vì mục đích lợi nhuận. Nó được tạo vốn dưới hình thức đặc thù để cho và ưu đãi hoặc tạo vốn bình thường trên thị trường để vay ưu đãi nhưng được nhà nước bù phần chênh lệch lãi suất.
– Ngân hàng hợp tác: (hay gọi rộng là tổ chức tín dụng hợp tác) là những tổ chức tín dụng thuộc sở hữu tập thể, được các thành viên tự nguyện lập nên không phải vì mục đích lợi nhuận mà vì yêu cầu tương trợ lẫn nhau về vốn và dịch vụ ngân hàng. Nó có thể là tổ chức tín dụng hợp tác độc lập (như hợp tác xã tín dụng)hoặc là một hệ thống tín dụng độc lập ở từng mắt và có sự liên kết toàn hệ thống (như quỹ tín dụng nhân dân)
Như vậy ranh giới giữa các loại hình ngân hàng trung gian hiện nay chỉ là tương đối. Căn cứ vào nguồn vốn và sử dụng vốn hoặc tính chất sở hữu có các tên gọi ngân hàng khác nhau, ví dụ ngân hàng công thương, ngân hàng đầu tư, ngân hàng cổ phần á châu…
Tính đến cuối năm 1998, hệ thống các ngân hàng thương mại bao gồm:
– 4 ngân hàng thương mại quốc doanh (ngân hàng công thương Việt nam, ngân hàng ngoại thương Việt nam, ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn)
– 2 ngân hàng chính sách là ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu long (thành lập năm 1998) và ngân hàng phục vụ người nghèo (thành lập năm 1996)
– 51 ngân hàng thương mại cổ phần (ngân hàng Hàng hải, ngân hàng Đại nam, ngân hàng Sài gòn thương tín…)
– 4 ngân hàng liên doanh (Indovina, Vid Public Bank…)
– 24 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Indo Suel bank, Bankok Bank, ANZ..)
Nguồn: Luanvanviet