fbpx

Lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản (Liquidity Preference theory) là gì?

Lí thuyết về sự ưa thích thanh khoản (tiếng Anh: Liquidity Preference theory) là lí thuyết cho rằng nhà đầu tư sẽ yêu cầu một tỉ suất sinh lời cao hơn đối với các chứng khoán có kì hạn dài.

Lĩnh vực : Thuật ngữ

Định nghĩa

Lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản (tiếng Anh: Liquidity Preference theory) là lý thuyết cho rằng nhà đầu tư sẽ yêu cầu một tỉ suất sinh lời cao hơn đối với các chứng khoán có kì hạn dài.

Lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản (Liquidity Preference theory)

Định nghĩa

Lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản trong tiếng Anh là Liquidity Preference theoryLý thuyết về sự ưa thích thanh khoản là lý thuyết cho rằng nhà đầu tư sẽ yêu cầu một tỉ suất sinh lời cao hơn đối với các chứng khoán có kì hạn dài.

Lý do là vì các chứng khoán có thời gian nắm giữ càng dài thì có rủi ro càng lớn. Bên cạnh đó trong điều kiện các nhân tố khác là như nhau, các nhà đầu tư thích ưa thích nắm giữ tiền mặt hoặc các chứng khoán có tính thanh khoản cao khác.

Nội dung

– Cách tiếp cận của lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản bắt đầu từ quan điểm cho rằng lãi suất là giá cả của phương tiện thanh toán hay là giá cả của tiền. Lý thuyết này được đưa ra bởi Maynard Keynes, thường được gọi là lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản hay mô hình cung cầu tiền.

– Điểm xuất phát của lý thuyết này là Keynes giả thiết rằng người dân trong nền kinh tế sẽ chỉ nắm giữ của cải dưới hai dạng: tiền (tiền mặt và tiền gửi thanh toán) và trái phiếu.

– Keynes cho rằng việc nắm giữ tiền sẽ không mang lại thu nhập (tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng không trả lãi và tài sản thay thế duy nhất của tiền là trái phiếu sẽ mang lại lợi nhuận (tiền lãi) cho người nắm giữ trái phiếu.

Mô hình cung cầu tiền

Lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản (Liquidity Preference theory) là gì?

– Xuất phát từ các giả thiết trên, mô hình cung cầu tiền phát biểu rằng lãi suất là giá cả của tiền và được xác định dựa theo cung và cầu đối với tiền – phương tiện thanh toán.

– Xuất phát từ nhu cầu nắm giữ tiền với mục tiêu giao dịch, lượng cầu tiền sẽ có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với lãi suất.

– Vì lãi suất là chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền, nếu lãi suất cao, người dân sẽ ưa thích việc nắm giữ trái phiếu hơn là nắm giữ tiền. Ngược lại, nếu lãi suất thấp, người dân sẽ thấy nắm giữ trái phiếu không hấp dẫn vì tiền lãi thấp, họ sẽ nắm giữ nhiều tiền hơn. Do đó đường cầu tiền đi xuống về bên phải

– Đối với cung tiền, chúng ta thấy rằng ngân hàng trung ương là cơ quan kiểm soát lượng tiền cung ứng, và lượng cung tiền này không bị ảnh hưởng bởi lãi suất, do vậy đường cung tiền là đường thẳng đứng tại mức cung tiền.

Giao điểm của cung và cầu tiền xác định mức lãi suất cân bằng trên thị trường.

Screenshot (138)
Nguồn: Giáo trình Lý thuyết Tài chính tiền tệ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

Nguồn: Giáo trình Lý thuyết Tài chính tiền tệ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

Các bạn có thể tham khảo thêm về các thuật ngữ khác tại đây

Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ bạn bằng cách Nhấn vào đây