fbpx

Bán giải chấp cổ phiếu (Force Sell) là gì? Kinh nghiệm phòng tránh bị Force Sell trong giao dịch đầu tư chứng khoán

Bán giải chấp cổ phiếu bản chất là việc nhà đầu tư chứng khoán bị bắt buộc bản cổ phiếu để hạ tỷ trọng nợ margin về mức giới hạn an toàn theo quy định. Bán giải chấp cổ phiếu, hay còn gọi là Force Sell hoặc Force Liquidation, là một thuật ngữ quen thuộc với các nhà đầu tư chứng khoán, đặc biệt trong các giai đoạn thị trường giảm mạnh. Trong bài viết này, Happy Live sẽ đưa ra một vài lưu ý cho các nhà đầu tư xoay quanh thuật ngữ này, đồng thời điểm lại một số đợt Force Sell điển hình trên thế giới cũng như tại Việt Nam. | 1. Định nghĩa và ví dụ về Force Sell Force Sell bản chất là việc nhà đầu tư chứng khoán bị bắt buộc bản cổ phiếu để hạ tỷ trọng nợ margin về mức giới...

Lĩnh vực : Thuật ngữ

Định nghĩa

Bán giải chấp cổ phiếu bản chất là việc nhà đầu tư chứng khoán bị bắt buộc bản cổ phiếu để hạ tỷ trọng nợ margin về mức giới hạn an toàn theo quy định.

ban-giai-chap-co-phieu-force-sell-la-gi-kinh-nghiem-phong-tranh-bi-force-sell-trong-giao-dich-dau-tu-chung-khoan-happy-live-7

Bán giải chấp cổ phiếu, hay còn gọi là Force Sell hoặc Force Liquidation, là một thuật ngữ quen thuộc với các nhà đầu tư chứng khoán, đặc biệt trong các giai đoạn thị trường giảm mạnh. Trong bài viết này, Happy Live sẽ đưa ra một vài lưu ý cho các nhà đầu tư xoay quanh thuật ngữ này, đồng thời điểm lại một số đợt Force Sell điển hình trên thế giới cũng như tại Việt Nam.

| 1. Định nghĩa và ví dụ về Force Sell

Force Sell bản chất là việc nhà đầu tư chứng khoán bị bắt buộc bản cổ phiếu để hạ tỷ trọng nợ margin về mức giới hạn an toàn theo quy định. Điều lưu ý là force sell chỉ áp dụng cho các nhà đầu tư đang vay nợ, tức sử dụng hình thức margin kỹ quỹ tại các công ty chứng khoán.

Để tìm hiểu kỹ hơn về quy trình diễn ra force sell, nhà đầu tư cần hiểu rõ các mức đại lượng quan trọng là tỷ lệ ký quỹ ban đầu, tỷ lệ ký quỹ cảnh báo và tỷ lệ ký quỹ tối thiểu để xử lý (giải chấp).

Tỷ lệ ký quỹ ban đầu hiểu đơn giản là tỷ lệ giữa giá trị tài sản cổ phiếu chia cho tổng nợ vay – đây là tỷ lệ cho biết số tiền nhà đầu tư được vay tối đa để giao dịch chứng khoán. Tỷ lệ ký quỹ cảnh báo là tỷ lệ dùng để cảnh báo về biến động tài khoản cho nhà đầu tư để họ chuẩn bị có phương án phòng ngừa rủi ro. Cuối cùng là tỷ lệ ký quỹ tối thiểu để xử lý là mức tỷ lệ tối thiểu nhà đầu tư cần phải đáp ứng để được vay – nói cách khác khi tỷ lệ ký quỹ xuống dưới mức này, công ty chứng khoán sẽ force sell cổ phiếu của nhà đầu tư để đảm bảo an toàn cho công ty.

Trường hợp Ảnh hưởng đến tài khoản nhà đầu tư:
– Tỷ lệ ký quỹ = Tỷ lệ ký quỹ cảnh báo – Tài khoản hoạt động bình thường
– Tỷ lệ ký quỹ cảnh báo > Tỷ lệ kỷ quỹ = Tỷ lệ kỷ – quỹ tối thiểu để xử lý giải chấp = Tài khoản bị cảnh báo (call margin), nhà đầu tư cần
nộp thêm tiền/ bán bớt cổ phiếu đề tài khoản đạt ngưỡng ký quỹ quy định.
– Công ty chứng khoán sẽ gửi các thông báo đến nhà đầu tư trước 1-2 ngày để nhà đầu tư chuẩn bị phương án Tài khoản bị force sell để đưa tỷ lệ ký quỹ về ngưỡng an toàn.
– Tỷ lệ ký quỹ – Tỷ lệ ký quỹ tối thiếu để xử lý giải chấp – Tài khoản bị force sell để đưa tỷ lệ ký quỹ về ngưỡng an toàn 

Sau đây là một ví dụ đơn giản trong thực tế để hiểu rõ hơn về force sell:

Nhà đầu tư X mua 100.000 cổ phiếu ABC với tổng giá trị là 10 tỷ đồng (thị giá cổ phiếu là 100.000 đồng), gói vay là 5:5, tức là nhà đầu tư có vốn tự có là 5 tỷ đồng, số còn lại 5 tỷ đồng sẽ vay của công ty chứng khoán.

Thông thường, công ty chứng khoán sẽ quy định tỷ lệ ký quỹ tối thiểu để xử lý phải lớn hơn 30% và tỷ lệ kỷ quỹ cảnh báo (margin call) là 35-40%.

– Trường hợp 1: Khi thị trường xảy ra biến động, giá cổ phiếu ABC giảm xuống mức 75.000 đồng (giảm 25%), khi đó tổng giá trị cổ phiếu ABC khách hàng đang nắm giữ sẽ là 75.000 x 100.000 = 7,5 tỷ đồng. Vì phần nhà đầu tư vay cố định là 5 tỷ đồng như vậy số vốn khách hàng còn lại là 7,5 – 5 = 2,5 tỷ đồng.

Khi đó, tỷ lệ ký quỹ mới là 2,5 / 7,5 = 33,33%. Tỷ lệ này cao hơn 30% và thấp hơn mức 35-40%, do đó, nhà đầu tư sẽ bị call margin, nghĩa là công ty chứng khoán sẽ có biện pháp cảnh báo tới nhà đầu tư để nộp thêm tiền vào tài khoản hoặc bán bớt cổ phiếu để đưa tỷ lệ ký quỹ lên mức cao hơn 35-40%.

– Trường hợp 2: Khi thị trường hứng chịu nhiều tin tức tiêu cực mạnh, giá cổ phiếu ABC giảm xuống mức 65.000 đồng, tổng giá trị cổ phiếu ABC nhà đầu tư đang nắm giữ chỉ còn 65.000 × 100.000 = 6,5 tỷ đồng. Phần nhà đầu tư vay vẫn là 5 tỷ đồng, như vậy số vốn khách hàng còn lại là 6,5 – 5 = 1,5 tỷ đồng.

Tỷ lệ ký quỹ lúc này là 1,5 / 6,5 = 23%, thấp hơn khá nhiều so với mức tối thiểu 30%. Như vậy, trong trường hợp này, nhà đầu tư đã bị force sell để đảm bảo an toàn cho công ty chứng khoán thu hồi được khoản vay margin đã cung cấp cho khách hàng.

2. Force sell ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán?

Force sell là một tình huống bất đắc dĩ và thông thường không nhà đầu tư nào mong muốn. Hiệu ứng ảnh hưởng của force sell sẽ tùy vào việc quy mô cổ phiếu bị bán thế nào hoặc lý do khởi phát là gì. Tuy nhiên nhìn chung, nếu có force sell xảy ra, thị trường chứng khoán có thể chịu một đợt giảm kha khá do hiệu ứng “bầy đàn” lây lan dẫn đến sự bất ổn hay hoảng loạn đến tâm lý nhà giao dịch.

Việc thanh lý cổ phiếu do force sell có thể gây tác động chung tiêu cực đến thị trường và thậm chí cả nền kinh tế. Nó có thể gây ra một vòng xoáy giảm giá vì lượng cổ phiếu buộc phải bán ra tạo ra nhiều cung hơn cầu và làm giảm giá trị của tài sản. Ngoài ra, nó có thể làm giảm tính thanh khoản cũng như tính hiệu quả của thị trường vì việc ép bán làm gián đoạn các hoạt động thông thường, làm tăng rủi ro hệ thống do phản ứng dây chuyền thanh lý, vỡ nợ và phá sản cũng như ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các chủ thể tham gia.

Mặc dù vậy, force sell cũng có một số mặt tích cực cho một số nhóm ít nhà đầu tư. Đó có thể là những người đang nằm giữ nhiều tiền mặt và có khả năng mua được tài sản với giá chiết khấu rẻ hơn tương đối. Ngoài ra, ở góc độ rộng lớn hơn, force sell còn giúp thị trường có thể điều tiết không bị tăng trưởng quá nóng (bong bóng) trong một số ít trường hợp nếu nguyên nhân force sell không phải đến từ các yếu tố cần bàn (suy thoái kinh tế, vỡ nợ, tin tức xấu của công ty…).

3. Cần lưu ý gì để không bị force sell?

Như vậy, chúng ta đã hiểu cơ bản về force sell và các tác động tiêu cực của nó. Vậy câu hỏi đặt ra là nhà đầu tư nên chuẩn bị những gì để không bị force sell? Và trong trường hợp nếu nhà đầu tư bị call margin thì nên xử trí thế nào?

Điều đầu tiên, nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng margin. Bản chất margin là một hình thức giúp nhà đầu tư có thêm vấn đề tham gia giao dịch, giúp tăng tỷ lệ đòn bẩy lên và thúc đẩy lợi nhuận trong một thị trường có xu hướng thuận lợi. Tuy nhiên, margin cũng là con dao hai lưỡi khi điều kiện thị trường trở nên bất lợi đi ngược với kỳ vọng và có thể khiến tài khoản của nhà đầu tư sụt giảm nhanh chóng. Do đó, nhà đầu tư cần cân nhắc thật kĩ khi nào nên sử dụng margin và nếu đã dùng thì chỉ nên sử dụng trong một phạm vi an toàn (tránh full margin) hoặc trong điều kiện thị trường thuận lợi (chẳng hạn đã rõ vào xu hướng tăng). Ngoài ra, nhà đầu tư cũng chỉ nên sử dụng khi đã có đủ kinh nghiệm và dấn thân vào thị trường lâu.

Bên cạnh đó, việc quản trị danh mục đầu tư thật chặt chẽ, kỉ luật, thiết lập các hạn mức rủi ro, dừng lỗ, phân bố đa dạng hóa danh mục và luôn đánh giá vị thế là điều tiên quyết để có được lợi nhuận bền vững trong dài hạn. Đối với nhà đầu tư đang vay margin, việc tuân thủ kỉ luật đầu tư cũng cần được đặc biệt chú trọng.

Nhà đầu tư cũng nên thường xuyên theo dõi, đánh giá, cập nhật các thông tin về điều kiện thị trường. Tự cập nhật thông tin về các chỉ số kinh tế, sự kiện địa chính trị và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thị trường tài chính và biến động tăng giảm của cổ phiếu công ty. Lưỡng trước các rủi ro có thể đến bất cứ lúc nào và chuẩn bị cho các kịch bản nếu thị trường không thuận lợi như kỳ vọng.

Đảm bảo phân bố tài sản hợp lý, luôn duy trì một khoản tiền mặt hoặc tài sản dễ thanh lý để phòng ngừa rủi ro bị call margin. Trong trường hợp bị call margin, nhà đầu tư không nên vay thêm margin để phòng tránh các rủi ro mới, mà thay vào đó là bình tĩnh xem xét phân bố lại danh mục, có thể bán một ít tài sản để cắt lỗ và tăng tỷ lệ ký quỹ lên.

Nhà đầu tư cũng nên tham vấn các nhà chuyên gia tài chính hoặc các nhà quản lý quỹ nhiều kinh nghiệm nếu không chắc chân về chiến lược đầu tư hoặc quản lý rủi ro của mình để gia tăng xác suất chiến thắng khi đưa ra các quyết định đầu tư.

4. Những trường hợp force sell nổi tiếng trên thế giới

Sau đây, hãy cùng Happy Live tìm hiểu lại lịch sử thông qua việc nhìn lại một số thương vụ force sell điển hình trên thế giới.

Thương vụ phá sản của tập đoàn Enron (2001):

Biểu đồ cổ phiếu Enron – Nguồn – Investopedia

Tập đoàn Enron từng là một trong những công ty năng lượng lớn nhất thế giới. Mặc dù vậy, công ty này đã buộc phải đệ đơn phá sản với các cáo buộc gian lận kế toán hàng loạt và thao túng thị trường năng lượng do sử dụng các công cụ ngoài bảng cần đối kế toán để che giấu nợ và tạo lợi nhuận “ảo”. Khi công ty bị phá sản, các đợt thanh lý cổ phiếu của nó đã gây hiệu ứng rất lớn cho thị trường chứng khoán Mỹ thời điểm đó. Cổ phiếu Enron đã đạt mức đỉnh khoảng 90 USD/ cổ phiếu vào tháng 9 năm 2000, tuy nhiên nó đã giảm mạnh về mức 0,26 USD khi phá sản chính thức vào tháng 12 năm 2001.

Thương vụ của Long-Term Capital Management (LTCM) (1998)

Năm 1998, quỹ LTCM vốn là một quỹ đầu cơ sử dụng mô hình tài chính định lượng và đòn bẩy cao để tận dụng những cơ hội trên thị trường. Quỹ này đã đối mặt với khủng hoảng thanh khoản sau khi gặp tổn thất lớn từ khủng hoảng tài chính Nga và sụp đổ của thị trường châu Á. Hệ quả là họ buộc phải thanh lý tài sản với giá “hạ giá” và cuối cùng được một liên minh của các ngân hàng và Cơ quan Dự trữ Liên bang cứu trợ. Nhiều nhà đầu tư đã bị liên lụy và phải force sell vì sự kiện trên, dẫn đến các hậu quả sâu rộng trên thị trường.

Thương vụ của Bear Stearns (2008)

Bear Stearns là một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới trước khi bị khủng hoảng thanh khoản vào năm 2008 do có quy mô các khoản nợ thế chấp dưới chuẩn lớn. Khi các khoản nợ này chuyển thành nợ xấu, hiệu ứng bán tháo cổ phiếu

Bear Stearns đã xảy ra và buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tạo điều kiện để sắp nhập Bear Sterns với JP Morgan Chase, tránh một cuộc đổ vỡ diện rộng. Sự kiện này được đánh dấu là khởi đầu cho khủng hoảng tài chính năm 2008, dẫn đến một cuộc phá sản lớn tiếp theo của Lehman Brothers sau đó.

Thương vụ của Lehman Brothers (2008)

Năm 2008, Lehman Brothers – một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất trên thế giới thời điểm đó đã đệ đơn xin phá sản sau khi không thành công trong việc tìm đối tác mua hoặc một sự cứu trợ từ chính phủ. Ngân hàng này đã phải đối mặt với khủng hoảng thanh khoản nặng nề khi các đối tác và nhà đầu tư mất niềm tin vào khả năng thanh toán của nó. Sự phá sản này đã kích phát ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tình trạng thiếu hụt tín dụng, vì nhiều tổ chức tài chính và thị trường khác có mối liên hệ chặt chẽ với Lehman Brothers. Tình trạng force sell bán tháo diễn ra trên diện rộng do sự bất ngờ của nó.

5. Những trường hợp force sell điển hình trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Tuy có quy mô không lớn như các cuộc force sell trên thế giới, các cuộc force sell điển hình tại Việt Nam cũng có bản chất tương tự khi đều được kích hoạt bởi một số thông tin tiêu cực, dẫn đến tâm lý lo ngại lây lan mạnh trong ngắn hạn và hệ quả sau đó là đà bán thảo lây lan trên diện rộng. Một số thương vụ force sell điển hình tại Việt Nam là:

1) Thương vụ của cổ phiếu Louis Capital (TGG) giai đoạn tháng 9-10/2021;
2) Cổ phiếu FLC giai đoạn 2022-2023;
3) Cổ phiếu Novaland (NVL) giai đoạn tháng 11/2022.

Thương vụ của cổ phiếu Louis Capital (TGG)

ban-giai-chap-co-phieu-force-sell-la-gi-kinh-nghiem-phong-tranh-bi-force-sell-trong-giao-dich-dau-tu-chung-khoan-happy-live-4
Biểu đồ: Diễn biến cổ phiếu TGG – Nguồn KungFu Stocks Pro

Đối với trường hợp của TGG, cổ phiếu này đã tăng hơn 6 lần từ quanh mức 11 nghìn đồng/ cổ phiếu lên mức hơn 75 nghìn đồng/ cổ phiếu chỉ trong hơn 1 tháng trong giai đoạn tháng 8-9/2021, trước khi đảo chiều giảm sâu về mức 21 nghìn đồng/ cổ phiếu chỉ trong 2 tháng sau đó. Đợt sụt giảm này đã khiến rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường bị call margin và sau đó là force sell, ngay cả lãnh đạo công ty cũng không tránh khỏi. Sau thông tin Chủ tịch công ty bị bắt, cổ phiếu TGG đã tiếp tục giảm gần 100% giá trị và hiện chỉ còn gần 3 nghìn đồng/ cổ phiếu.

Thương vụ của cổ phiếu FLC

ban-giai-chap-co-phieu-force-sell-la-gi-kinh-nghiem-phong-tranh-bi-force-sell-trong-giao-dich-dau-tu-chung-khoan-happy-live-5
Biểu đồ: Diễn biến cổ phiếu FLC- Nguồn KungFu Stocks Pro

FLC là một trong những trường hợp đặc biệt thuộc vào hàng “kinh điển” trên thị trường chứng khoán Việt Nam bởi nó có tính thanh khoản rất lớn và thu hút nhiều cổ đông tham gia nằm giữ. Cổ phiếu này đã tạo cơn sốt nóng trong nhiều năm khi tăng liên tục trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối năm 2022, sau thông tin chủ tịch công ty bị phanh phui vụ bán chui cổ phiếu và thao túng thị trường chứng khoán, cổ phiếu này đã quay đầu lao dốc và cuối cùng chịu cảnh hủy niêm yết vào đầu năm 2023.

Cổ phiếu Novaland (NVL)

ban-giai-chap-co-phieu-force-sell-la-gi-kinh-nghiem-phong-tranh-bi-force-sell-trong-giao-dich-dau-tu-chung-khoan-happy-live-6
Biểu đồ: Diễn biến cổ phiếu NVL – Nguồn KungFu Stocks Pro

Ngày 31/10/2022 đánh dấu khởi đầu cho chuỗi ngày giảm của cổ phiếu NVL với 17 phiên giảm liên tiếp từ mức giá hơn 70 nghìn đồng/ cổ phiếu xuống quanh mức hơn 20 nghìn đồng/ cổ phiếu. Nhiều nhà đầu tư đã bị force sell trong giai đoạn này. Yếu tố cơ bản khiến cổ phiếu bị giảm là do lo ngại của nhà đầu tư về thị trường trường bất động sản gặp khó khăn sau sự kiện SCB và Vạn Thịnh Phát.

Như vậy, có thể thấy các đặc điểm chung của các sự kiện trên đó là việc cổ phiếu thường có xu hướng tăng rất mạnh trong một giai đoạn dẫn đến việc thu hút các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường cùng việc tăng sử dụng margin. Sau đó, vì một số các thông tin bất lợi, các cổ phiếu này sẽ sụt giảm nhanh chóng trong nhiều phiên liên tiếp, dẫn đến việc các công ty chứng khoán phải force sell để bảo vệ tài khoản về ngưỡng an toàn.

| 6. Tổng kết

Force Sell là việc các nhà đầu tư chứng khoán bị bắt buộc phải thanh lý bớt cổ phiếu để hạ tỷ trọng vay margin về mức an toàn. Hành động này thực hiện bởi công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản vay, và được thực hiện sau khi công ty gửi lời cảnh báo cho nhà đầu tư về tỷ lệ ký quỹ không đạt mức yêu cầu theo quy định (call margin).

Force sell thường là điều bất đắc dĩ, không mong muốn với nhà đầu tư. Do đó, nhà đầu tư nên tuần thủ quản trị rủi ro tài khoản, phân bổ vốn, thường xuyên cập nhật tin tức và có chiến lược hợp lý khi thị trường biến động không thuận lợi để bảo vệ tài khoản, tránh để rơi vào tình trạng force sell.

Happy live team sưu tầm/mitrade

Có thể bạn quan tâm: Bộ sách được chọn lọc tinh gọn dành riêng cho những F0 “chập chững”

gia nhập phương pháp đầu tư Kungfu Chứng Khoán

ĐẶT SÁCH NGAY

 

Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ bạn bằng cách Nhấn vào đây