Bẫy tăng giá (Bull Trap) là gì? Cách phòng ngừa bẫy tăng giá
Bẫy tăng giá (tiếng Anh: Bull Trap) là một tín hiệu không chính xác cho thấy xu hướng giảm giá của thị trường đã kết thúc và thị trường đang có xu hướng đi lên.
Định nghĩa
Bẫy tăng giá là một tín hiệu không chính xác cho thấy xu hướng giảm giá của thị trường đã kết thúc và thị trường đang có xu hướng đi lên.
Bẫy tăng giá
Bull có nghĩa là con bò đực, thuật ngữ này đại diện cho thị trường tăng giá. Trap là cái bẫy. Bull Trap dùng để chỉ bẫy tăng giá hay bẫy phục hồi.
Trong giao dịch trên thị trường chứng khoán, Bull trap (bẫy tăng giá) là một tín hiệu không chính xác cho thấy xu hướng giảm giá của thị trường đã kết thúc và thị trường đang có xu hướng đi lên.
Nhà đầu tư bị mắc “bull trap” khi họ nhìn thấy tín hiệu break out và cho rằng giá cổ phiếu sẽ tăng. Ngay lập tức, họ mua vào với tâm lý FOMO – sợ bị bỏ lỡ. Nhưng sau đó, phe mua không thể giữ được động lực tăng giá. Lực mua giảm dần và đường giá tiếp tục quay đầu giảm. Lúc này, những người ở vị thế mua trước đó bắt buộc phải cắt lỗ. Hậu quả là bull trap đã khiến nhiều nhà đầu tư quyết định sai lầm và mất nhiều tiền bạc.
Hiểu về bẫy tăng giá
– Bẫy tăng giá xảy ra khi một nhà giao dịch hoặc nhà đầu tư mua chứng khoán vượt ra khỏi ngưỡng kháng cự – một chiến lược dựa trên phân tích kĩ thuật phổ biến.
– Ban đầu, giá cắt lên đường xu hướng giảm, tạo cảm giác phá vỡ đường xu hướng và xoay chiều xu hướng từ giảm sang tăng, nhưng sau đó lại giảm xuống dưới đường xu hướng trở lại, khiến các nhà giao dịch mua vào chứng khoán khi giá phá vỡ đường xu hướng giảm bị mắt kẹt trong bẫy giá tăng.
Các giai đoạn của bull trap?
Bẫy tăng giá thường xuất hiện khi đường giá đang trong xu hướng giảm. Không có quy luật tuyệt đối nào để tạo nên bull trap. Nhưng nhìn chung, bull trap sẽ trải qua 5 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đường giá đảo chiều đi lên và tiếp cận ngưỡng kháng cự.
Giai đoạn 2: Đường giá phá vỡ ngưỡng kháng cự (cây nến xanh). Nhà đầu tư cho rằng giá đã vào xu hướng tăng trở lại nên đặt lệnh mua. Thực chất, cây nến xanh này là bull trap do đường giá không thể giữ được đà tăng sau đó.
Giai đoạn 3: Lực mua yếu dần, bên mua bị áp đảo bởi bên bán. Thể hiện ở hai cây nến đỏ liên tiếp nhau, trong đó một cây có bóng nến dài.
Giai đoạn 4: Giá giảm xuống dưới ngưỡng kháng cự (nay đã trở thành đường hỗ trợ).
Giai đoạn 5: Giá giảm sâu khiến nhà đầu tư đã mua trước đó bắt buộc phải cắt lỗ. Tới đây, bull trap đã hình thành và những người không cẩn thận đã “mắc bẫy”.
Cách phòng ngừa bẫy tăng giá
– Nhà giao dịch và nhà đầu tư có thể tránh bẫy tăng giá bằng cách tìm kiếm xác nhận sau khi breakout. Breakout (tạm dịch: sự phá vỡ) xảy ra khi giá phá vỡ một khu vực giá đã và đang được củng cố vững, hay phá vỡ ra một biên độ giao dịch vững trước đó.
Ví dụ, một nhà giao dịch có thể tìm kiếm khối lượng trung bình cao hơn và các mẫu hình nến tăng giá sau khi breakout để xác nhận rằng giá có thể sẽ tăng cao hơn. Một breakout tạo ra nến có khối lượng thấp và thiếu quyết đoán – chẳng hạn như một ngôi sao doji – có thể là dấu hiệu của bẫy tăng giá.
– Từ quan điểm tâm lí học, bẫy tăng giá xảy ra khi những con bò không hỗ trợ giai đoạn tăng giá duy trì liên tục trên mức breakout, điều này có thể là do thiếu động lực hoặc do chiến lược chốt lời của nhà đầu tư.
– Cách tốt nhất để xử lí bẫy tăng giá là nhận ra các dấu hiệu cảnh báo trước (chẳng hạn như sự phá vỡ với khối lượng thấp hoặc mẫu hình nến xấu) và thoát khỏi giao dịch càng nhanh càng tốt nếu nghi ngờ bẫy tăng giá.
– Lệnh dừng lỗ có thể hữu ích trong những trường hợp này vì nó giúp nhà đầu tư tránh để cho cảm xúc thúc đẩy quá trình ra quyết định, đặc biệt trong trường hợp thị trường đang chuyển động nhanh chóng.
Nguồn: Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town
(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)