Biểu tượng bò và gấu trong thị trường chứng khoán là gì?
Thị trường gấu (Bear market) và thị trường bò (Bull market) phản ánh hai xu hướng đối nghịch nhau trong chứng khoán. Thị trường bò (Bull market) sử dụng hình ảnh con bò để ẩn dụ cho thị trường tăng giá, đại diện cho xu thế đi lên. Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ định nghĩa, thị trường bò là thời điểm ghi nhận giá cổ phiếu tăng và tâm lý thị trường lạc quan. Khi đó, chỉ số đại diện cho thị trường khi đó tăng từ 20% trong khoảng thời gian ít nhất 2 tháng. Tại Việt Nam, thời điểm tháng 3/2020 được coi là giai đoạn của thị trường bò với mức tăng 130%% từ 655,87 điểm lên 1500 điểm. Ngược lại, thị trường gấu (Bear market) lại biểu thị cho thời điểm giá cổ phiếu giảm, tâm lý thị trường bi quan. Ví dụ,...
Định nghĩa
Thị trường gấu (Bear market) và thị trường bò (Bull market) phản ánh hai xu hướng đối nghịch nhau trong chứng khoán.
Thị trường bò (Bull market) sử dụng hình ảnh con bò để ẩn dụ cho thị trường tăng giá, đại diện cho xu thế đi lên. Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ định nghĩa, thị trường bò là thời điểm ghi nhận giá cổ phiếu tăng và tâm lý thị trường lạc quan. Khi đó, chỉ số đại diện cho thị trường khi đó tăng từ 20% trong khoảng thời gian ít nhất 2 tháng.
Tại Việt Nam, thời điểm tháng 3/2020 được coi là giai đoạn của thị trường bò với mức tăng 130%% từ 655,87 điểm lên 1500 điểm.
Ngược lại, thị trường gấu (Bear market) lại biểu thị cho thời điểm giá cổ phiếu giảm, tâm lý thị trường bi quan. Ví dụ, tại thời điểm đầu tháng 10/2022, VN-Index giảm 28% so với đầu năm và là tháng giảm điểm thứ 5 liên tiếp.
Theo các chuyên gia, đặc trưng của thị trường bò và thị trường gấu được biểu thị thông qua các khía cạnh như quy luật cung cầu chứng khoán, tình hình của nền kinh tế hay tâm lý nhà đầu tư.
– Cung cầu chứng khoán: Trong trạng thái Bull Market, cầu luôn lớn hơn cung do nhiều nhà đầu tư muốn mua chứng khoán trong khi ít người sẵn sàng bán. Ngược lại, trong trạng thái thị trường Bear market, nhiều nhà đầu tư tìm cách bán thay vì mua thêm. Chênh lệch giữa cung và cầu khiến giá chứng khoán giảm xuống.
– Tình hình của nền kinh tế: tình hình của thị trường chứng khoán phần nào phản ánh tình hình kinh tế. Theo đó, thị trường chứng khoán ở trạng thái Bear market gián tiếp thể hiện nền kinh tế đang suy giảm. Điều ngược lại xảy ra ở thị trường Bull market, các doanh nghiệp có sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận tác động tích cực lên tâm lý của nhà đầu tư. Điều này cũng ảnh hưởng và củng cố sự tăng trưởng của nền kinh tế.
– Tâm lý nhà đầu tư: Tình trạng thị trường chứng khoán và tâm lý nhà đầu tư luôn có mối liên hệ. Khi thị trường tăng điểm, tâm lý của nhà đầu tư luôn muốn đổ thêm tiền vào thị trường để kiếm thêm lời. Ngược lại, khi thị trường ở trong trạng thái gấu, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán làm lung lay tâm lý của nhà đầu tư, hầu hết sẽ có tâm lý muốn rút tiền khỏi thị trường để đầu tư sang các lĩnh vực khác.
Để đạt được lợi nhuận trong dài hạn, nhà đầu tư nên “học” cách ứng xử với thị trường, quản lý cảm xúc và danh mục đầu tư với từng dạng thị trường bò hay thị trường gấu.
Với thị trường bò, nhà đầu tư cần tận dụng lợi thế uptrend, giá các cổ phiếu có xu hướng tăng để xác định điểm mua và điểm bán hợp lý, thu được lợi nhuận kỳ vọng. Ở thị trường Bull Market, cũng sẽ có những thời điểm chứng khoán giảm, nhưng về dài hạn danh mục đầu tư vẫn có khả năng sinh lời.
Ngược lại, khi ở trong thị trường gấu, nhà đầu tư nên quản trị cảm xúc để tránh các rủi ro trong quá trình giao dịch. Các nhà đầu tư, nhất là những nhà đầu tư mới – F0 thường chạy theo hiệu ứng FOMO, mua ở mức cao trong sự hưng phấn của thị trường tăng giá và hoảng loạn bán ra ở mức thấp trong sự ảm đạm của thị trường giá xuống.
Ngoài ra, nhà đầu tư có thể thay đổi danh mục đầu tư thành các mã cổ phiếu phòng thủ. Các cổ phiếu phòng thủ như các mặt hàng chủ lực của người tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe và tiện ích, hay các công ty có bảng cân đối và kinh doanh chất lượng cao hơn… có nhiều khả năng vượt qua giai đoạn thị trường suy yếu. Nếu có vị thế tài chính mạnh mẽ, bao gồm lượng tiền mặt lớn để đáp ứng chi phí hoạt động, các công ty này có thể sớm phục hồi mạnh mẽ.
Các trạng thái thị trường Bull market hay Bear market đều ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư. Do đó, trước khi quyết định giao dịch, nhà đầu tư cần xác định trạng thái thị trường để xây dựng chiến thuật phù hợp.
Nguồn: vnexpress