fbpx

Cán cân thương mại (Balance of Trade) là gì?

Cán cân thương mại (tiếng Anh: Balance of Trade) phản ánh sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Cán cân thương mại được thể hiện bằng xuất khẩu ròng (Net Exports). Cán cân thương mại của một quốc gia có thể rơi vào một trong ba tình huống: thặng dư, thâm hụt và cân bằng. Cán cân thương mại (Balance of Trade) Định nghĩa Cán cân thương mại trong tiếng Anh là Balance of Trade. Cán cân thương mại phản ánh sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu.  Cán cân thương mại được thể hiện bằng xuất khẩu ròng (Net Exports).  Hệ số này có ý nghĩa đặc trưng cho quan hệ ngoại thương của các quốc gia. Cán cân thương mại bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Sự khác biệt giữa sản lượng của 2 chỉ số này cho thấy khả năng cạnh tranh của quốc...

Lĩnh vực : Thuật ngữ

Định nghĩa

Cán cân thương mại (tiếng Anh: Balance of Trade) phản ánh sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Cán cân thương mại được thể hiện bằng xuất khẩu ròng (Net Exports). Cán cân thương mại của một quốc gia có thể rơi vào một trong ba tình huống: thặng dư, thâm hụt và cân bằng.

Cán cân thương mại (Balance of Trade)

Định nghĩa

Cán cân thương mại trong tiếng Anh là Balance of TradeCán cân thương mại phản ánh sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu. 

Cán cân thương mại được thể hiện bằng xuất khẩu ròng (Net Exports). 

Hệ số này có ý nghĩa đặc trưng cho quan hệ ngoại thương của các quốc gia. Cán cân thương mại bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Sự khác biệt giữa sản lượng của 2 chỉ số này cho thấy khả năng cạnh tranh của quốc gia trong các lĩnh vực thương mại. Nếu xuất khẩu chiếm ưu thế so với nhập khẩu, đồng tiền quốc gia sẽ được củng cố và nền kinh tế đang phát triển theo hướng tích cực. Ngược lại, nếu giá trị nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu thể hiện khả năng cạnh tranh thấp của quốc gia. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.

Cán cân thương mại (Balance of Trade) là gì?

Công thức xác định

NX = X – IM

Trong đó:

NX (Net exports): xuất khẩu ròng

X (Export): Xuất khẩu

IM (Import): Nhập khẩu

Hàm xuất khẩu theo sản lượng

Hàm xuất khẩu theo sản lượng: X = f(Y) phản ánh lượng tiền mà nước ngoài dự kiến mua sắm hàng hóa và dịch vụ trong nước, tương ứng với từng mức sản lượng (trong nước) khác nhau.

Như vậy, nhu cầu xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người nước ngoài, có nghĩa là chủ yếu không liên quan đến thu nhập và sản lượng của nền kinh tế trong nước.

Do vậy, chúng ta có thể coi nhu cầu xuất khẩu là độc lập, không phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập trong nước.

Hàm xuất khẩu có dạng: X = X0

Hàm nhập khẩu theo sản lượng

Hàm nhập khẩu theo sản lượng: IM = f(Y) phản ánh lượng tiền mà người trong nước dự kiến mua sắm hàng hóa và dịch vụ nước ngoài, tương ứng với mức sản lượng (trong nước) khác nhau.

Nhu cầu nhập khẩu từ bên ngoài có thể là nguyên vật liệu cho sản xuất hàng tiêu dùng của nhân dân…

Như vậy, nhập khẩu phụ thuộc vào mức sản lượng và thu nhập của nước nhập khẩu.

Hàm nhập khẩu là một hàm của thu nhập:

IM = MPM x Y

Trong đó:

MPM (Marginal Propensity to Import) là xu hướng nhập khẩu biên. Nó cho biết khi thu nhập tăng lên một đơn vị thì công dân trong nước muốn chi thêm cho hàng nhập khẩu là bao nhiêu. Nói cách khác: MPM =  ΔIM / ΔY

Đồ thị cán cân thương mại

Screenshot (81)
Nguồn: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính

Cán cân thương mại của một quốc gia có thể rơi vào một trong ba tình huống: thặng dư, thâm hụt và cân bằng.

Hình 3.14 cho biết: nếu nền kinh tế tạo ra sản lượng tại điểm Y1 thì cán cân thương mại thặng dư (X > IM), tạo ra sản lượng Y0 thì cán cân thương mại cân bằng và tại mức sản lượng là Y2 thì cán cân thương mại thâm hụt.

Như vậy, khi mức xuất khẩu và nhập khẩu không thay đổi thì trong trường hợp sản lượng quốc gia có xu hướng tăng lên, cán cân thương mại sẽ có khuynh hướng thâm hụt cao.

Điều này có nghĩa là trong quá trình phát triển kinh tế, cần phải dịch chuyển đường xuất khẩu lên phía trên thì gia tăng sản lượng sẽ làm giảm thâm hụt thương mại.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính)

Nguồn: Minh Lan – Theo Dòng Vốn Kinh Doanh 

Có thể bạn quan tâm:

Basic Economics Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn cho nhà đầu tư

“Cuốn sách giúp thay đổi rất nhiều luận điểm còn đang mơ hồ và những lầm tưởng khi nghĩ về kinh tế học”

Basic Economics

ĐẶT SÁCH NGAY

Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ bạn bằng cách Nhấn vào đây