fbpx

Cắt lỗ: Bí quyết sinh tồn trong đầu tư

Cắt lỗ (cutloss) có thể là một quyết định khó khăn, nhưng điều quan trọng là phải nhớ rằng nó là một phần thiết yếu của việc đầu tư thành công. Bằng cách cắt lỗ sớm và thường xuyên, bạn có thể bảo vệ vốn của mình và tối đa hóa lợi nhuận. Cắt lỗ là việc nhà đầu tư chấp nhận một khoản lỗ và chủ động quyết định đóng vị thế của cổ phiếu này lại. Trên thực tế, xu hướng cổ phiếu có thể trùng khớp với những dự định của bạn nhưng cũng không tránh khỏi những thời điểm bạn rơi vào vị thế đi ngược lại dự đoán và cổ phiếu có chiều hướng đi xuống. Do đó, việc cắt lỗ sẽ giúp nhà đầu tư bảo vệ được nguồn vốn của mình và kiểm soát được rủi ro. Những phương pháp cắt lỗ thông...

Lĩnh vực : Thuật ngữ

Định nghĩa

Cắt lỗ (cutloss) có thể là một quyết định khó khăn, nhưng điều quan trọng là phải nhớ rằng nó là một phần thiết yếu của việc đầu tư thành công. Bằng cách cắt lỗ sớm và thường xuyên, bạn có thể bảo vệ vốn của mình và tối đa hóa lợi nhuận.

neu-cat-lo-la-nguyen-tac-so-1-dau-la-nguyen-tac-so-2-de-dau-tu-thanh-cong-happy-live-1

Cắt lỗ là việc nhà đầu tư chấp nhận một khoản lỗ và chủ động quyết định đóng vị thế của cổ phiếu này lại. Trên thực tế, xu hướng cổ phiếu có thể trùng khớp với những dự định của bạn nhưng cũng không tránh khỏi những thời điểm bạn rơi vào vị thế đi ngược lại dự đoán và cổ phiếu có chiều hướng đi xuống. Do đó, việc cắt lỗ sẽ giúp nhà đầu tư bảo vệ được nguồn vốn của mình và kiểm soát được rủi ro.

Những phương pháp cắt lỗ thông dụng

1. Cắt lỗ theo %

Đây là phương pháp cắt lỗ đơn giản và được áp dụng nhiều nhất. Nhà đầu tư sẽ lựa chọn giảm một mức phần trăm nào đó so với giá mua. Thông thường đa số nhà đầu tư sẽ giới hạn mức lỗ ở 7-8 %. Tuy nhiên số phần trăm sẽ tùy thuộc vào sự lựa chọn của nhà đầu và khẩu vị rủi ro của cũng như độ biến động (volatility) của từng loại cổ phiếu.

Ưu điểm nổi trội của cách cắt lỗ này là dễ dàng và linh hoạt, đặc biệt trong việc tính toán và quản trị mức lỗ. Nhà đầu tư có thể tự do tùy chỉnh mức phần trăm tuỳ thuộc vào khẩu vị rủi ro cũng như đặc tính của mỗi cổ phiếu.

Tuy nhiên tuỳ thuộc vào thời điểm vào lệnh mà mức stoploss sẽ có tính trọng yếu thấp (mức giá có tính trọng yếu cao hơn nếu nằm gần các loại hỗ trợ hoặc kháng cự, Fibonacci, trendline…)

2. Cắt lỗ khi thủng các vùng hỗ trợ trọng yếu

Với mức giá có lực cầu mạnh tại các vùng trọng yếu bao gồm các vùng đỉnh/đáy trong quá khứ, trendline, các mốc Fibonacci, các đường trung bình động… nhà đầu tư cần nhanh chóng đóng vị thế, khi phát hiện giá thủng ở các vùng hỗ trợ này (lưu ý khi hơn khối lượng lớn), xu hướng của cố phiếu đó có thể đã thay đổi.

Điểm quan trọng của cách cắt lỗ này là nhà đầu tư cần xác định rõ đâu là những vùng hỗ trợ trọng yếu. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ chịu mức lỗ lớn hơn nếu điểm vào của bạn cách xa so với các vùng hỗ trợ.

 

Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ bạn bằng cách Nhấn vào đây