fbpx

Chỉ báo kỹ thuật (Technical Indicator) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

Chỉ báo kỹ thuật (tiếng Anh: Technical indicator) là các kinh nghiệm hoặc sự tính toán dựa trên giá, khối lượng hay lãi suất mở của một chứng khoán hoặc một hợp đồng, được những người giao dịch theo phân tích kĩ thuật sử dụng.

Lĩnh vực : Thuật ngữ

Định nghĩa

Chỉ báo kỹ thuật (tiếng Anh: Technical indicator) là các kinh nghiệm hoặc sự tính toán dựa trên giá, khối lượng hay lãi suất mở của một chứng khoán hoặc một hợp đồng, được những người giao dịch theo phân tích kĩ thuật sử dụng.

Chỉ báo kỹ thuật

Khái niệm

Chỉ báo kỹ thuật, tiếng Anh gọi là technical indicator.

Chỉ báo này là các kinh nghiệm hoặc sự tính toán dựa trên giá, khối lượng hay lãi suất mở của một chứng khoán hoặc một hợp đồng, được những người giao dịch theo phân tích kĩ thuật sử dụng.

Bằng cách phân tích dữ liệu trong quá khứ, nhà phân tích kĩ thuật sử dụng các chỉ báo để dự đoán biến động giá trong tương lai. Ví dụ, những chỉ báo kĩ thuật phổ biến gồm có Chỉ số sức mạnh tương quan (RSI), Chỉ số dòng tiền (MFI), đường Stochastic, đường MACDdải Bollinger.

Hiểu rõ hơn về chỉ báo kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật là một bộ môn giao dịch được sử dụng để đánh giá các khoản đầu tư và xác định cơ hội giao dịch bằng việc phân tích xu hướng của những số liệu thống kê được từ hoạt động giao dịch, như là biến động của giá và khối lượng.

Không giống như các nhà phân tích cơ bản, là những người xác định giá trị nội tại của một chứng khoán dựa trên dữ liệu tài chính và kinh tế, các nhà phân tích kĩ thuật tập trung vào mẫu hình của biến động giá, chỉ báo giao dịch và nhiều công cụ phân tích đồ thị khác để đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của một chứng khoán.

Chỉ báo kỹ thuật (Technical Indicator) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

Chỉ báo chú trọng vào các dữ liệu giao dịch trong quá khứ, ví dụ như giá, khối lượng, hay lãi suất mở thay vì những nền tảng cơ sở của một doanh nghiệp, như là lợi nhuận, doanh thu hoặc biên lợi nhuận. 

Chỉ báo được sử dụng phổ biến bởi các nhà giao dịch chủ động vì chúng được thiết kế để phân tích những biến động giá trong ngắn hạn. Nhưng các nhà đầu tư dài hạn cũng có thể sử dụng chỉ báo kĩ thuật để xác định điểm vào lệnh và điểm thoát lệnh.

Chỉ báo có hai dạng cơ bản là:

– Phủ phía trên: Những chỉ báo kỹ thuật sử dụng cùng tỉ lệ với mức giá được vẽ lên trên giá trong một đồ thị cổ phiếu. Ví dụ như đường trung bình động MA và dải bollinger.

– Bộ dao động: Những chỉ báo kỹ thuật dao động giữa hai mức cực tiểu và cực đại thì được vẽ phía trên hoặc dưới đồ thị giá. Ví dụ như đường stochastic, đường MACD, và đường RSI.

Các trader thường sử dụng nhiều chỉ báo kĩ thuật khác nhau để phân tích một chứng khoán. Với hàng nghìn sự lựa chọn khác biệt, người giao dịch phải chọn được chỉ báo hoạt động tốt nhất với họ và phải làm quen với cách hoạt động của chúng.

Nguồn: Investopedia

Các bạn có thể tham khảo thêm về các thuật ngữ khác tại đây

Có thể bạn quan tâm

The art an Science of Technical Analysis: Sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật trong ĐTCK

ĐẶT SÁCH NGAY

Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ bạn bằng cách Nhấn vào đây