Chỉ báo tích lũy/phân phối A/D là gì? Ứng dụng trong phân tích kỹ thuật
Là dạng biến thể từ chỉ báo OBV, chỉ báo Accumulation Distribution A/D là chỉ báo khối lượng có vai trò hỗ trợ các trader theo dõi sự dịch chuyển của các dòng tiền lớn trên thị trường tài chính. Chỉ báo tích lũy/phân phối A/D là gì? Chỉ báo tích lũy/phân phối A/D sử dụng khối lượng và giá cả để đánh giá xem một loại tài sản đang được tích lũy hoặc phân phối. Khối lượng giao dịch được coi là tích lũy là trạng thái thị trường có mức giá đóng cửa hiện tại cao hơn mức giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm trước. Khối lượng giao dịch được coi là phân phối là trạng thái thị trường có mức giá đóng cửa hiện tại thấp hơn mức giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm trước. Chỉ báo A/D là dạng tương tự của một chỉ báo...
Định nghĩa
Là dạng biến thể từ chỉ báo OBV, chỉ báo Accumulation Distribution A/D là chỉ báo khối lượng có vai trò hỗ trợ các trader theo dõi sự dịch chuyển của các dòng tiền lớn trên thị trường tài chính.
Chỉ báo tích lũy/phân phối A/D là gì?
Chỉ báo tích lũy/phân phối A/D sử dụng khối lượng và giá cả để đánh giá xem một loại tài sản đang được tích lũy hoặc phân phối.
- Khối lượng giao dịch được coi là tích lũy là trạng thái thị trường có mức giá đóng cửa hiện tại cao hơn mức giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm trước.
- Khối lượng giao dịch được coi là phân phối là trạng thái thị trường có mức giá đóng cửa hiện tại thấp hơn mức giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm trước.
Chỉ báo A/D là dạng tương tự của một chỉ báo khác được biết đến rộng rãi hơn – Khối Lượng Cân Bằng (On Balance Volume – OBV). Cả hai chỉ báo này đều được dùng để xác định biến động giá thông qua việc đo lường khối lượng giao dịch trên thị trường.
Điều khác biệt giữa OBV và A/D chính là OBV chỉ thuần túy dựa khối lượng, A/D đưa thêm vào một hệ số điều chỉnh căn cứ theo giá đóng cửa qua mỗi phiên nhằm phản ánh chính xác hơn trạng thái của thị trường bằng sự kết hợp tính toán giữa giá và khối lượng.
Ý nghĩa của Chỉ báo tích lũy/phân phối A/D
Xác định phân kỳ
Chỉ báo A/D tìm cách xác định tín hiệu phân kỳ giữa giá và khối lượng. Điều này cung cấp cái nhìn khách quan về mức độ mạnh mẽ hay yếu ớt của một xu hướng.
- Nếu giá đang tăng nhưng chỉ báo lại giảm, thì điều đó cho thấy rằng áp lực mua có thể không đủ để hỗ trợ giá tăng và một đợt giảm giá có thể sắp xảy ra.
- Nếu giá đang giảm nhưng chỉ báo lại tăng, điều đó cho thấy áp lực bán có thể không đủ để đẩy giá giảm và một đợt tăng giá có thể sắp xảy ra.
Xác định xu hướng giá
- Nếu chỉ số tăng đi kèm với giá tăng và khối lượng lớn sẽ xác nhận xu hướng tăng.
- Chỉ số giảm cùng với giá và khối lượng giao dịch nhỏ dần xác nhận xu hướng giảm.
Xác định hành vi và tâm lý nhà giao dịch
Chỉ báo A/D có thể được sử dụng để dự đoán hành vi và tâm lý của nhà giao dịch do A/D phản ánh khối lượng dòng tiền luân chuyển.
Công thức tính chỉ báo A/D
Trong đó:
- Pclose: Giá đóng cửa
- Pmin: Giá thấp nhất trong phiên
- Pmax: Giá cao nhất trong phiên
- V: Khối lượng giao dịch
- A/D: Khối lượng dòng tiền luân chuyển.
Cách sử dụng chỉ báo tích lũy/phân phối trong phân tích kỹ thuật
Củng cố trạng thái xu hướng giá
- Nếu đường A/D tăng, nó thể hiện có nhiều người đang muốn mua vào, vì cổ phiếu đóng cửa tại mức giá cao hơn điểm giữa của vùng giao dịch. Điều này giúp xác nhận xu hướng tăng, nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua.
- Ngược lại, nếu A/D giảm, thì đồng nghĩa với việc giá đang kết thúc ở điểm thấp hơn của phạm vi hàng ngày, khi đó khối lượng cũng giảm. Điều này giúp xác nhận xu hướng giảm, nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán.
Xác định biến động giá
- Phân kỳ dương (tăng giá) xuất hiện khi giá đang giảm, A/D tăng: Tín hiệu cho thấy giá có khả năng đảo chiều. Nhà đầu tư có thể vào lệnh Mua.
- Phân kỳ âm (giảm giá) xảy ra khi giá đang tăng, A/D giảm: tín hiệu dự báo giá có khả năng đảo chiều. Nhà đầu tư có thể vào lệnh Bán.
Nhìn chung, Chỉ báo kỹ thuật A/D là một công cụ phổ biến được sử dụng để đánh giá độ mạnh, yếu của một xu hướng giá. Để có được tín hiệu giao dịch chính xác nhất, các nhà phân tích kỹ thuật thường kết hợp sử dụng A/D với các chỉ báo và các mẫu biểu đồ khác để có được bức tranh đầy đủ về diễn biến của giá cổ phiếu. Từ đó, họ có thể đưa ra quyết định giao dịch đúng đắn và hiệu quả.
Nguồn: vi.money
Có thể bạn quan tâm: Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật
Những góc nhìn độc nhất về sức khỏe thị trường và những tín hiệu đảo chiều sớm