fbpx

Chi phí giao dịch (Transaction cost) là gì?

Chi phí giao dịch (tiếng Anh: Transaction cost) là một khái niệm khá quen thuộc khi thực hiện các giao dịch trên thị trường. Tuy nhiên, liệu chúng ta đã hiểu hết về chi phí giao dịch cụ thể trong các hoạt động tín dụng? Chi phí giao dịch (Transaction cost) Khái niệm Chi phí giao dịch – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Transaction cost. Giả sử, bạn có bạn có 10 triệu đồng và muốn đầu tư vào thị trường cổ phiếu. Vì bạn chỉ có 10 triệu đồng nên chỉ mua được rất ít cổ phiếu. Nếu bạn mua cổ phiếu qua nhà môi giới thì phí môi giới sẽ chiếm một tỉ lệ đáng kể trên mệnh giá. Khoản phí môi giới này được gọi là Chi phí giao dịch. Chi phí giao dịch tạo ra một thực tế, răng với số tiền nhỏ thì không thể đầu...

Lĩnh vực : Thuật ngữ

Định nghĩa

Chi phí giao dịch (tiếng Anh: Transaction cost) là một khái niệm khá quen thuộc khi thực hiện các giao dịch trên thị trường. Tuy nhiên, liệu chúng ta đã hiểu hết về chi phí giao dịch cụ thể trong các hoạt động tín dụng?

Chi phí giao dịch (Transaction cost)

Khái niệm

Chi phí giao dịch – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Transaction cost.

Giả sử, bạn có bạn có 10 triệu đồng và muốn đầu tư vào thị trường cổ phiếu. Vì bạn chỉ có 10 triệu đồng nên chỉ mua được rất ít cổ phiếu. Nếu bạn mua cổ phiếu qua nhà môi giới thì phí môi giới sẽ chiếm một tỉ lệ đáng kể trên mệnh giá. Khoản phí môi giới này được gọi là Chi phí giao dịch.

Chi phí giao dịch tạo ra một thực tế, răng với số tiền nhỏ thì không thể đầu tư trên thị trường tài chính trực tiếp để sinh lời như mong đợi. Bởi vì nếu danh mục đầu tư lớn sẽ làm cho chi phí giao dịch tăng lên. Điều này khiến chúng ta không thể đa dạng hóa được danh mục đầu tư với số tiền nhỏ, khiến nhà đầu tư phải đối diện với rủi ro thực sự. 

Ngân hàng thương mại giảm Chi phí giao dịch như thế nào?

Chi phí giao dịch (Transaction cost) là gì?

Ngày nay, các trung gian tài chính phát triển đã làm giảm được chi phí giao dịch và cho phép những người tiết kiệm và đi vay nhỏ lẻ thu được lợi ích từ sự tồn tại của các thị trường tài chính.

Tiết kiệm nhờ qui mô (economies of scare)

Giải pháp giảm thiểu chi phí giao dịch đó là, tập trung các nguồn vốn nhỏ lẻ lại để đầu tư, do đó sẽ giảm được chi phí giao dịch trên mỗi đồng vốn đầu tư. Ví dụ: chi phí để mua 1000 cổ phiếu sẽ không lớn hơn là bao so với mua 50 cổ phiếu.

Qui luật “tiết kiệm nhờ qui mô” giúp giải thích tại sao các trung gian tài chính lại phát triển và trở thành bộ phận quan trọng trong hệ thống tài chính ngày nay. Hơn nữa, khi đã tập hợp được nguồn vốn lớn, thì ngoài việc giảm chi phí giao dịch, trung gian tài chính còn có thể đa dạng hóa được các danh mục đầu tư, giảm thiểu đáng kể rủi ro.

Qui luật “tiết kiệm nhờ qui mô” còn có ý nghĩa trong việc giảm được chi phí cho các trang thiết bị như hệ thống máy tính, điện thoại, máy fax,… Nghĩa là với hệ thống trang thiết bị nhất định, thì khi giá trị giao dịch tăng, làm cho chi phí trên mỗi đồng vốn giao dịch giảm.

Tiết kiệm nhờ tính chuyên nghiệp (expertise)

Các trung gian tài chính có khả năng phát triển theo hướng chuyên nghiệp cao, do đó giảm được đáng kể chi phí giao dịch nhất định. Ví dụ, tính chuyên nghiệp trong công nghệ thông tin cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tiện ích như quay số điện thoại miễn phí để truy vấn thông tin về các khoản đầu tư hay kí phát tờ séc từ tài khoản.

Một ưu việt nổi bật của các trung gian tài chính trong quá trình giảm chi phí giao dịch đó là cung cấp cho khách hàng những dịch vụ thanh khoản, dễ dàng và thuận tiện cho khách hàng. Ví dụ, khách hàng không những được trả lãi cho các khoản tiền gửi, mà còn được phép kí phát các tờ séc để thanh toán một cách rất thuận tiện.

Nguồn: Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê

Các bạn có thể tham khảo thêm về các thuật ngữ khác tại đây

Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ bạn bằng cách Nhấn vào đây