Chỉ số giá sản xuất (Producer Price Index – PPI) là gì?
Chỉ số giá sản xuất (tiếng Anh: Producer Price Index, viết tắt: PPI) được thiết kế để phản ánh những thay đổi bình quân trong giá tất cả các hàng hoá và dịch vụ của người sản xuất ở tất cả các khâu của quá trình chế biến. Chỉ số giá sản xuất (Producer Price Index – PPI) Định nghĩa Chỉ số giá sản xuất trong tiếng Anh là Producer Price Index, viết tắt là PPI. Có nhiều cách định nghĩa chỉ số giá sản xuất: Chỉ số giá sản xuất được thiết kế để phản ánh những thay đổi bình quân trong giá tất cả các hàng hoá và dịch vụ của người sản xuất ở tất cả các khâu của quá trình chế biến. (Theo Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân) Chỉ số giá sản xuất là chỉ số đo lường mức giá chung của sản phẩm trung...
Định nghĩa
Chỉ số giá sản xuất (tiếng Anh: Producer Price Index, viết tắt: PPI) được thiết kế để phản ánh những thay đổi bình quân trong giá tất cả các hàng hoá và dịch vụ của người sản xuất ở tất cả các khâu của quá trình chế biến.
Chỉ số giá sản xuất (Producer Price Index – PPI)
Định nghĩa
Chỉ số giá sản xuất trong tiếng Anh là Producer Price Index, viết tắt là PPI. Có nhiều cách định nghĩa chỉ số giá sản xuất:
Chỉ số giá sản xuất được thiết kế để phản ánh những thay đổi bình quân trong giá tất cả các hàng hoá và dịch vụ của người sản xuất ở tất cả các khâu của quá trình chế biến. (Theo Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
Chỉ số giá sản xuất là chỉ số đo lường mức giá chung của sản phẩm trung gian và sản phẩm được bán buôn.
Chỉ số giá sản xuất – PPI cũng được Cục Lao động và Thống kê Mỹ tính toán và công bố hàng tháng và ghi lại mức giá sỉ bình quân thay đổi như thế nào theo thời gian.
Ý nghĩa của chỉ số giá sản xuất
– PPI là một chỉ số hữu dụng về xu hướng đối với giá cả và phản ánh trước xu hướng chỉ số giá tiêu dùng CPI. Khi giá cả sản xuất tăng thì sau đó một vài tháng chỉ số giá tiêu dùng cũng sẽ tăng, vì các công ty chuyển tiếp chi phí sang người tiêu dùng.
– PPI mô tả mức độ thay đổi giá cả trung bình trong rổ hàng hóa cố định được mua bởi nhà sản xuất và đo lường sự lạm phát trong khu vực sản xuất của một quốc gia.
– Tóm lại, tỉ lệ phần trăm thay đổi của PPI đo lường chi phí lạm phát và dự đoán sự thay đổi sắp tới của chỉ số giá tiêu dùng CPI.
*Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index, viết tắt: CPI) là một chỉ số cơ bản đo lường giá cả hàng hoá dịch vụ và cho biết liệu nền kinh tế có bị lạm phát hoặc giảm phát hay không.
Khi nào nên sử dụng chỉ số giá sản xuất PPI?
– Giá danh nghĩa của một hàng hóa là giá tuyệt đối của hàng hóa đó, không điều chỉnh theo lạm phát.
– Giá thực của một hàng hóa là giá tương quan với mức giá chung và được điều chỉnh theo tỉ lệ lạm phát.
– Câu hỏi đặt ra là nên dùng chỉ số nào để chuyển giá danh nghĩa sang giá thực? Điều này phụ thuộc vào loại sản phẩm mà bạn đang xem xét. Nếu đó là một sản phẩm hay một dịch vụ mà người tiêu dùng thường mua, thì chọn CPI. Nếu thay vào đó là một sản phẩm mà các doanh nghiệp thường mua thì chọn PPI.
(Tài liệu tham khảo: Kinh tế học vi mô, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; Vietnam Finance and Investment)
Nguồn: Vietnambiz