Chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân – ROAE là gì?
Chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân – ROAE được dùng kết hợp với chỉ số ROE khi phân tích một doanh nghiệp có hiện tượng biến động vốn chủ sở hữu quá lớn trong kỳ phân tích. Khái niệm ROAE hay Return on average equity là chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân. Đây là một trong những chỉ số quan trọng đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ROAE được dùng kết hợp với chỉ số ROE khi phân tích một doanh nghiệp có hiện tượng biến động vốn chủ sở hữu quá lớn trong kỳ phân tích. Công thức tính ROAE ROAE = [Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu bình quân] x 100% Trong đó: Vốn chủ bình quân = (Vốn chủ sở hữu đầu kỳ + Vốn...
Định nghĩa
Chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân – ROAE được dùng kết hợp với chỉ số ROE khi phân tích một doanh nghiệp có hiện tượng biến động vốn chủ sở hữu quá lớn trong kỳ phân tích.
Khái niệm
ROAE hay Return on average equity là chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân. Đây là một trong những chỉ số quan trọng đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
ROAE được dùng kết hợp với chỉ số ROE khi phân tích một doanh nghiệp có hiện tượng biến động vốn chủ sở hữu quá lớn trong kỳ phân tích.
Công thức tính ROAE
ROAE = [Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu bình quân] x 100%
Trong đó:
Vốn chủ bình quân = (Vốn chủ sở hữu đầu kỳ + Vốn chủ sở hữu cuối kỳ) /2
Nhược điểm của chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân – ROAE và sự cẩn thiết của nó
Chỉ số ROE được tính bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận ròng và vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận ròng khá dễ để xác định và ít bị ảnh hưởng từ bên ngoài. Tuy nhiên vốn chủ sở hữu thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: lợi nhuận giữ lại, sáp nhập; phát hành riêng lẻ để tăng vốn… Vì vậy xét trong 1 năm tài chính, nếu doanh nghiệp có sự biến động về vốn chủ sở hữu thì ROE sẽ không phản ánh chính xác khả năng sinh lời của việc sử dụng vốn của doanh nghiệp.
ROAE được coi là phiên bản điều chỉnh của ROE. ROAE đo lường chính xác hơn về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong trường hợp vốn chủ sở hữu đã có sự biến động trong năm tài chính nhờ việc tính bình quân vốn chủ sở hữu trong kỳ.
Xét ví dụ: Công ty A có vốn chủ sở hữu tại thời điểm 1/1/2022 là 200 tỷ đồng. Tháng 3/2022 công ty phát hành riêng lẻ huy động vốn thêm 300 tỷ đồng. Kết thúc năm tài chính công ty có lợi nhuận là 50 tỷ đồng.
Cách tính 1: ROE tính theo vốn chủ sở hữu tại thời điểm đầu kỳ
ROE = (50/ 200) *100% = 25%
Cách tính 2: ROE tính theo vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối kỳ
ROE = (50/500) *100% = 10%
Cách tính 3: ROAE tính theo bình quân vốn chủ sở hữu trong kỳ
Vốn chủ sở hữu bình quân = (200+300)/2 = 250 tỷ đồng
ROAE = (50/250) *100 = 20%
Trong trường hợp này, nếu nhà đầu tư sử dụng chỉ số ROAE sẽ có cái nhìn chính xác hơn về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Nếu một doanh nghiệp không có những thay đổi vốn chủ sở hữu trong năm tài chính, chỉ số ROAE chính là ROE.
Ý nghĩa của chỉ số ROAE
Chỉ số ROAE có ý nghĩa quan trọng khi định giá các doanh nghiệp có sự biến động vốn chủ sở hữu trong năm tài chính.
Cũng giống như ROE, việc đánh giá chỉ số ROAE của một doanh nghiệp cao hay thấp cần được xem xét tới yếu tố ngành. Các doanh nghiệp có chỉ số ROEA cao hơn các doanh nghiệp khác và trung bình ngành được coi là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Tóm lại, chỉ số ROE là chỉ số thường được các nhà đầu tư sử dụng để định giá doanh nghiệp tuy nhiên trong một số trường hợp ROE không phản ánh đúng được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, ROAE ra đời nhằm khắc phục các hạn chế của ROE. Việc kết hợp giữa hai chỉ số này sẽ giúp nhà đầu tư có được những kết quả khách quan khi đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các bạn có thể tham khảo thêm về các thuật ngữ khác tại đây
Nguồn: pinetree.vn