fbpx

Chỉ số RS là gì? Cách sử dụng RS Rating trong phân tích cổ phiếu

Chỉ số sức mạnh giá (RS Rating) là một chỉ báo khá cần thiết trong chứng khoán nhưng còn xa lạ với nhiều người. Đây là một chỉ số hữu ích không kém RSI mà được ít nhà đầu tư biết đến. Vậy chỉ số RS là gì?  Chỉ số sức mạnh giá (RS) là gì? Chỉ số sức mạnh giá là chỉ số đo lường sức mạnh của một cổ phiếu so với tất cả cổ phiếu trên thị trường. Chỉ số này dao động từ 1 đến 99, chỉ số càng lớn thì sức mạnh càng lớn. VD: Cổ phiếu MWG có chỉ số sức mạnh là 80. Điều này cho thấy cổ phiếu MWG đang mạnh hơn so với 80% cổ phiếu còn lại trên thị trường. Phân biệt RS và RSI Chỉ số sức mạnh giá (RS) là công cụ đo lường sức mạnh của một...

Lĩnh vực : Thuật ngữ

Định nghĩa

Chỉ số sức mạnh giá (RS Rating) là một chỉ báo khá cần thiết trong chứng khoán nhưng còn xa lạ với nhiều người. Đây là một chỉ số hữu ích không kém RSI mà được ít nhà đầu tư biết đến. Vậy chỉ số RS là gì? 

Chỉ số sức mạnh giá (RS) là gì?

Chỉ số sức mạnh giá là chỉ số đo lường sức mạnh của một cổ phiếu so với tất cả cổ phiếu trên thị trường. Chỉ số này dao động từ 1 đến 99, chỉ số càng lớn thì sức mạnh càng lớn.

VD: Cổ phiếu MWG có chỉ số sức mạnh là 80. Điều này cho thấy cổ phiếu MWG đang mạnh hơn so với 80% cổ phiếu còn lại trên thị trường.

Phân biệt RS và RSI

Chỉ số sức mạnh giá (RS) là công cụ đo lường sức mạnh của một cổ phiếu so với tất cả cổ phiếu trên thị trường.

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) là chỉ số thể hiện lực mua hoặc lực bán đang tăng lên hay giảm đi khi phân tích biểu đồ nến. 

Chỉ số RSI chỉ phân tích sức mạnh của 1 cổ phiếu. Tuy nhiên chỉ số RS phân tích sức mạnh của 1 cổ phiếu so với tổng quan tất cả cổ phiếu. RS Rating dao động từ 1 đến 99 trong khi RSI thường dao động trong khoảng 30-70. 

Chỉ số RS là gì? Cách sử dụng RS Rating trong phân tích cổ phiếu

Công thức tính RSI: 

RSI = 100 – 100/(1+RS)

Phương pháp tính chỉ số RS

RS = AG/AL

Trong đó 

  • AG: Average Gain, trung bình tổng số kỳ cổ phiếu tăng trong khoảng thời gian tính toán
  • AL: Average Loss, trung bình tổng số kỳ cổ phiếu giảm trong khoảng thời gian tính toán

Cổ phiếu sau đó được sắp xếp thứ tự theo chỉ số RS của mình và chấm điểm từ 1 đến 99. Số càng lớn thì sức mạnh của cổ phiếu so với các cổ phiếu còn lại càng lớn. Cổ phiếu đứng đầu bảng hệ thống sẽ có sức mạnh lớn hơn các cổ phiếu phía dưới.

Ý nghĩa của chỉ số RS trong giao dịch chứng khoán

RS Rating cung cấp cho nhà đầu tư khá nhiều thông tin hữu ích, qua đó, nhà đầu tư có thể:

  • Nhận định toàn cảnh thị trường và tìm ra ngành nghề dẫn dắt nhờ chỉ số.
  • Xác định trước các ngành nghề có cơ hội bùng nổ lợi nhuận trong tương lai để tích sản.
  • Lựa chọn ngành và cổ phiếu đứng đầu về chỉ số sức mạnh để luôn gia tăng lợi nhuận.
  • Nhận thấy các cổ phiếu ngược dòng trong khi thị trường “nhuộm đỏ”.

Cách sử dụng RS trong phân tích cổ phiếu

Một điều tiên quyết mà nhà đầu tư phải làm là luôn theo dõi biến động RS Rating của cổ phiếu. Bởi vì mọi quyết định mua bán cổ phiếu luôn bám sát sự biến động của chỉ số này. Việc mua bán cổ phiếu theo chỉ số RS là mua cổ phiếu giá cao và bán giá cao hơn trong trường hợp thị trường tăng ổn định. RS Rating sẽ thay đổi khi cổ phiếu có biến động nến giá về đường MA và khối lượng.

Lựa chọn cổ phiếu

Sử dụng RS trong phân tích cổ phiếu liên quan đến phương pháp CANSLIM. Đặc biệt trong yếu tố L (Leader of Laggard). Đây là yếu tố quan trọng nhằm xác định cổ phiếu dẫn đầu ngành mà bạn có thể lựa chọn. Xếp hạng chỉ số RS sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về thị trường; thêm vào đó, bạn có thể lựa chọn cổ phiếu có vị thế dẫn đầu. 

Tìm điểm mua cổ phiếu

Khi cổ phiếu có nến giá tăng đều qua khoảng thời gian và tiệm cận với đường MA20, MA50 để vượt lên; lúc này RS Rating đã tăng nhiều với trước đó. Khi cổ phiếu thực hiện phiên bùng nổ khối lượng và vượt lên đường MA20, MA50; đây chính là lúc mua vào cổ phiếu và đợi chờ cổ phiếu hướng đến vùng giá MA150.

Đây cũng là lúc chúng ta nên theo dõi sát chỉ số RS để xem xét những biến động. Sau khi có được lợi nhuận, tìm điểm bán cũng sẽ khó khăn không kém

Tìm điểm bán cổ phiếu

Ngược lại, khi cổ phiếu có xu hướng giảm liên tục trong nhiều phiên; khi đó nếu cổ phiếu chưa cắt đường MA100 và MA50; kết hợp với việc theo dõi RS rating nếu vẫn duy trì mức cao thì vẫn chưa vào pha giảm của cổ phiếu. Nhưng nếu cổ phiếu có những điều ngược với hai điều cuối cùng trên, điểm cắt MA50 chính là điểm cắt lỗ. Bởi vì lúc này, chỉ số trên sẽ giảm cùng nến giá và bạn sẽ tránh được khoản lỗ lớn.

VD: Cổ phiếu ABC trước khi công bố báo cáo tài chính với lợi nhuận khổng lồ thì giá cổ phiếu đã tăng trước đó. Tất nhiên trước đó chỉ số trên đã ở ngưỡng rất cao. Khi BCTC được công bố cũng là lúc cổ phiếu được bán ra rất mạnh; đây cũng chính là lúc chỉ số RS giảm vài chục điểm phần trăm với trước đó.

Nguồn: dnse.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Làm Giàu Từ Chứng Khoán (phiên bản mới) + Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM

(Kết hợp Phân tích cơ bản (FA) và Phân tích kỹ thuật (TA) để tìm kiếm Siêu cổ phiếu)

ĐỌC THỬ

Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ bạn bằng cách Nhấn vào đây