Chỉ số sức mạnh tương đối RSI (Relative strength index) là gì?
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI (tiếng Anh: Relative strength index) đo lường mức độ thay đổi giá cổ phiếu so với biến động giá trong quá khứ bằng cách so sánh số ngày tăng điểm với số ngày giảm điểm.
Định nghĩa
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI (Relative strength index)
Định nghĩa
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI trong tiếng Anh là Relative strength index. Chỉ số này được dùng để đo lường mức độ thay đổi giá cổ phiếu so với biến động giá trong quá khứ bằng cách so sánh số ngày tăng điểm với số ngày giảm điểm.
Nội dung
– Khi tính toán chỉ số này, Wilder giả định rằng ngưỡng quá mua xuất hiện sau khi thị trường đã tăng điểm trong một thời gian quá dài và ngưỡng quá bán xảy ra sau một thời gian dài thị trường giảm điểm.
– Chỉ số sức mạnh tương đối RSI đo lường sức mạnh của giá chứng khoán với giá lịch sử của chính chứng khoán đó chứ không phải với chứng khoán khác.
Công thức xác định chỉ số sức mạnh tương đối RSI (Relative strength index)
Công thức xác định chỉ số sức mạnh tương đối RSI
UPS = Tổng số ngày tăng điểm trong thời kì / N
DOWNS = Tổng số ngày giảm điểm trong thời kì / N
RS = UPS/DOWNS
RSI = 100 – 100/ (1+RS)
RSI thường nằm trong khoảng từ 0 đến 100. Wilder đã tính toán chỉ số RSI cho 14 ngày. Mặc dù một số nhà phân tích đã thử sử dụng chỉ số RSI trung bình trọng số thời gian, nhưng phương pháp đó không được chấp nhận và sử dụng rộng rãi.
Chỉ số RSI trong 14 ngày vẫn là chỉ số được sử dụng nhiều nhất.
Ý nghĩa của chỉ số sức mạnh tương đối RSI
– Chỉ số sức mạnh tương đối RSI có nhiều ý nghĩa trong việc xác định dấu hiệu.
Ví dụ, khi chỉ số RSI lớn hơn 50, xu hướng của thị trường thường là xu hướng tăng điểm. Ngược lại, xu hướng thị trường là giảm điểm nếu chỉ số RSI nhỏ hơn 50.
Ngưỡng quá mua được Wilder xác định khi chỉ số RSI lớn hơn 70 và khi chỉ số RSI nhỏ hơn 30 là ngưỡng quá bán.
Nhà phân tích sẽ cân nhắc điều chỉnh các ngưỡng xác định đó dựa trên xu thế hiện tại của thị trường. Ví dụ, ông Nam chọn ngưỡng 75 và 25 là ngưỡng quá mua và quá bán cho mình.
– Nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số RSI như một chiến lược đầu tư. Cụ thể, nhà đầu tư có thể đặt một lệnh dừng mua cao hơn mức giá cao nhất trong ngày khi mà chỉ số RSI giảm 10 điểm so với đỉnh gần nhất (đỉnh của RSI quá 70).
Lưu ý: Chỉ sử dụng chiến lược đầu tư này khi thị trường giảm điểm. Lệnh dừng mua có thể điều chỉnh hàng ngày cho đến khi được kích hoạt hoặc bị loại bỏ khi xu hướng thị trường đảo chiều và giảm điểm (chỉ số RSI tiếp tục giảm).
Nguồn: vietnambiz.vn (Tài liệu tham khảo: Giáo trình phân tích đầu tư chứng khoán, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
Có thể bạn quan tâm:
Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật
“Bộ vuốt” phân tích đồ thị cho những góc nhìn độc nhất về sức khỏe thị trường và những tín hiệu đảo chiều sớm