fbpx

Chính sách Diều hâu và Bồ câu là gì?

Chính sách Hawkish hay còn gọi là chính sách diều hâu, đây là chính sách được đặt ra nhằm thắt chặt tiền tệ qua đó kìm hãm lạm phát ở mức thấp. Chính sách này được áp dụng khi cung tiền nền kinh tế nhiều; điều này dẫn đến lạm phát, giá cả mọi thứ trở nên đắt đỏ. Chính sách có tên diều hâu bởi vì biểu tượng của diều hâu là bay xuống “bắt mồi”.

Lĩnh vực : Thuật ngữ

Định nghĩa

Trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, hai thuật ngữ “diều hâu” và “bồ câu” được sử dụng để mô tả hai quan điểm trái ngược nhau về cách thức điều chỉnh cung tiền và lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chính sách Diều hâu và Bồ câu là gì?

Chính sách Diều hâu và Bồ câu là gì?

Chính sách Hawkish là gì?

Chính sách Hawkish hay còn gọi là chính sách diều hâu, đây là chính sách được đặt ra nhằm thắt chặt tiền tệ qua đó kìm hãm lạm phát ở mức thấp. Chính sách này được áp dụng khi cung tiền nền kinh tế nhiều; điều này dẫn đến lạm phát, giá cả mọi thứ trở nên đắt đỏ. Chính sách có tên diều hâu bởi vì biểu tượng của diều hâu là bay xuống “bắt mồi”.

Những ngân hàng trung ương các quốc gia áp dụng chính sách này cho quốc gia nhằm đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định và không quá “nóng”. Diều hâu mang đến biểu tượng “lao xuống” và “tối đen” cho nền kinh tế như màu của nó.

Chính sách Dovish là gì?

Chính sách Dovish hay còn gọi là chính sách bồ câu; đây là chính sách được đặt ra nhằm nới lỏng tiền tệ; qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển sau giai đoạn trì trệ. Chính sách này được áp dụng khi nền kinh tế đã “kiệt quệ” vì khan hiếm tiền, tỷ lệ thất nghiệp cao, GDP tăng trưởng kém,…Bên cạnh đó là nhiều yếu tố tiêu cực tác động đến sự phát triển quốc gia.

Ngân hàng trung ương các quốc gia khi áp dụng chính sách này thường kỳ vọng vào nền kinh tế sẽ hồi phục mạnh mẽ sau suy thoái. Biểu tượng bồ câu cho thấy sự bay lên và màu trắng “lạc quan” cho nền kinh tế sắp tới.

Chính sách Hawkish & Dovish có tác động gì tới thị trường?

Hai loại chính sách trên khi được áp dụng sẽ ảnh hưởng đến thị trường theo hai chiều hướng hoàn toàn ngược nhau. Cụ thể:

Tác động lên thị trường của chính sách Hawkish

Khi quyết định áp dụng chính sách diều hâu, NHTW các quốc gia thường tăng lãi suất; việc này nhằm kìm hãm sức tăng nóng của thị trường. Lúc này,những nhà đầu tư sẽ có xu hướng chuyển tiền sang quốc gia áp dụng chính sách diều hâu để được hưởng mức lãi suất cao hơn. Khi đó, nhu cầu chuyển từ ngoại tệ sang nội tệ tăng sẽ dẫn đến tỷ giá tăng.

VD: Khi NHTW Hoa Kỳ (FED) áp dụng chính sách diều hâu, lãi suất tại Hoa Kỳ sẽ tăng. Nhà đầu tư Việt Nam “đổ xô” mua USD để tìm lợi nhuận từ Trái phiếu Kho bạc, Gửi tiết kiệm,…Khi đó tỷ giá USD/VND tăng lên khiến các doanh nghiệp nhập khẩu ở Việt Nam sẽ gặp bất lợi.

Khi một quốc gia có nền tài chính lớn áp dụng chính sách này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiến hành mua đồng tiền của quốc gia áp dụng Hawkish và đồng thời khiến cho đồng tiền các quốc gia khác sẽ mất giá, dẫn đến NHTW các quốc gia có đồng tiền bị mất giá phải đồng loạt tăng lãi suất để kìm hãm tỷ giá. Giống như ví dụ trên thì đồng VND sẽ mất giá so với USD nên NHNN Việt Nam sẽ tăng lãi suất để tránh VND mất giá so với USD.

Điều này sẽ khiến thị trường tài sản rủi ro như bất động sản, cổ phiếu bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nhà đầu tư sẽ lo sợ về thanh khoản khi lãi suất tăng.

Tác động lên thị trường của chính sách Dovish

Tác động của chính sách bồ câu sẽ ngược lại so với chính sách diều hâu. Khi áp dụng chính sách bồ câu, lãi suất sẽ giảm để khôi phục nền kinh tế sau suy thoái. Khi đó đồng tiền của các quốc gia áp dụng chính sách này sẽ trở nên “rẻ” hơn với nhà đầu tư.

Chính sách này sẽ thúc đẩy người dân tiêu dùng nhiều hơn bởi do lãi suất vay thấp. Các doanh nghiệp gặp khó khăn trước đó sẽ vay ngân hàng để mở rộng sản xuất và bù lại thời gian suy thoái trước kia.

Các tài sản tài chính như cổ phiếu, bất động sản,…sẽ vào chu kỳ tăng giá mạnh khi áp dụng chính sách bồ câu. Bởi do lãi suất vay giảm, nhà đầu tư kỳ vọng sẽ kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch quá lớn giữa tỷ suất lợi nhuận rất cao từ cổ phiếu, bất động sản so với mức lãi suất đã được cắt giảm quá thấp.

Chính sách diều hâu và bồ câu đều có những ưu và nhược điểm riêng, và việc lựa chọn áp dụng chính sách nào phụ thuộc vào tình hình kinh tế cụ thể của mỗi quốc gia. Việc kết hợp linh hoạt hai chính sách này là cần thiết để đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững và ổn định.

 

Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ bạn bằng cách Nhấn vào đây