Chứng khoán phái sinh là gì? Kiến thức chứng khoán phái sinh cơ bản
Tại thị trường Việt Nam, chứng khoán phái sinh là 1 sản phẩm cho phép bạn đặt cược vào cửa tăng hoặc giảm của chỉ số VN30. Nếu chỉ số VN30 thay đổi đúng như kỳ vọng, bạn có lời. Sản phẩm phái sinh này có tên chính xác là Hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Nghe có vẻ khá hấp dẫn vì chứng khoán Phái Sinh có số vòng quay liên tục đồng nghĩa với việc bạn có thể đóng mở vị thế một cách liên tục và gần như ngay lập tức. Chính điều này thu hút càng nhiều các nhà đầu tư tìm hiểu phái sinh bởi lợi nhuận khổng lồ mà nó mang lại. Vậy chứng khoán phái sinh là gì và có các loại chứng khoán phái sinh, hãy cùng tìm hiểu nhé ! Chứng khoán phái sinh là gì? Nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng...
Định nghĩa
Tại thị trường Việt Nam, chứng khoán phái sinh là 1 sản phẩm cho phép bạn đặt cược vào cửa tăng hoặc giảm của chỉ số VN30. Nếu chỉ số VN30 thay đổi đúng như kỳ vọng, bạn có lời. Sản phẩm phái sinh này có tên chính xác là Hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Nghe có vẻ khá hấp dẫn vì chứng khoán Phái Sinh có số vòng quay liên tục đồng nghĩa với việc bạn có thể đóng mở vị thế một cách liên tục và gần như ngay lập tức. Chính điều này thu hút càng nhiều các nhà đầu tư tìm hiểu phái sinh bởi lợi nhuận khổng lồ mà nó mang lại. Vậy chứng khoán phái sinh là gì và có các loại chứng khoán phái sinh, hãy cùng tìm hiểu nhé !
Chứng khoán phái sinh là gì?
Nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng chỉ có thể kiếm được tiền trên thị trường chứng khoán khi giá cổ phiếu đi lên bởi vì khi thị trường đi lên thì giá sẽ tăng và nhà đầu tư sẽ có lời và ngược lại khi thị trường đi xuống thì giá cổ phiếu sẽ giảm. Tuy nhiên thực tế vẫn có những công cụ tài chính cho phép chúng ta tạo ra lợi nhuận ngay cả khi giá cổ phiếu sụt giảm. Một trong các công cụ đó chính là chứng khoán phái sinh.
Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào giá của một tài sản nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh được chia làm 2 dạng chính là hàng hóa như thực phẩm/nông sản, năng lượng…hoặc các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số VN30…
Các loại chứng khoán phái sinh
Có 4 loại chứng khoán phái sinh cơ bản là:
– Hợp đồng tương lai
– Hợp đồng quyền chọn
– Hợp đồng kỳ hạn
– Hợp đồng hoán đổi
Cùng tìm hiểu về loại chứng khoán đầu tiên
1. Hợp đồng tương lai
Một giao dịch được lên kế hoạch dựa trên sự thỏa thuận của hai bên, bắt buộc phải trao đổi một loại tài sản với mức giá xác định và tại một thời điểm xác định trước trong tương lai.
Ví dụ : Giả sử giá CP của TPB ( Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong ) ngày 19/09/2022 đang là 25.000VNĐ/CP, bạn dự đoán trong 6 tháng tới giá của CP này sẽ nằm ở dưới mức 30.000VNĐ/CP, trong khi đó bạn của bạn dự đoán CP sẽ tăng cao hơn 30.000VNĐ trong thời gian đó và bạn đồng ý bán số cổ phần TPB bạn nắm giữ với mức giá 30.000VNĐ/CP tại thời điểm 6 tháng sau.
Sau 6 tháng :
TH1 : giá của TPB vẫn giữ ở dưới mức 30.000VNĐ/CP cụ thể là giá tại thời điểm này vẫn là 25.000VNĐ/CP không đổi, như vậy bạn sẽ được lãi 5.000VNĐ/CP
TH2: giá của TPB tăng lên 35.000VNĐ/CP thì bạn sẽ lỗ và bạn của bạn sẽ lãi khoản tiền 5.000VNĐ/CP
Quá trình trao đổi mua bán của bạn và người bạn của bạn đồng nghĩa 2 người đã tham gia vào một quá trình giao dịch chứng khoán phái sinh – Hợp đồng tương lai.
Tại Việt Nam hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đang là giao dịch được trao đổi, mua bán vô cùng sôi nổi trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hợp đồng tương lai có đòn bẩy tài chính lớn, nên bạn có thể thu về khoản tiền lãi lớn hơn rất nhiều so với số vốn bạn đã bỏ ra và ngược lại nếu tính toán sai thì đòn bẩy tài chính cũng sẽ làm bạn mất nhiều tiền hơn so với số vốn ban đầu.
2. Hợp đồng quyền chọn
Một thỏa thuận trong đó nhà đầu tư tham gia hợp đồng có quyền mua hoặc bán tài sản với một số lượng nhất định ở một mức giá được xác định trước, có thể xảy ra trước hoặc tại một thời điểm nhất định. Quyền khác với nghĩa vụ và cũng là khác biệt giữa hợp đồng quyền chọn so với hợp đồng tương lai. Nhà đầu tư nắm giữ quyền chọn có thể lựa chọn thực hiện quyền hay là không. Nếu thị trường thuận lợi theo hướng giả định của họ, họ có thể thực hiện quyền để kiếm lời. Nhưng nếu thị trường không thuận lợi, họ có thể từ bỏ không thực hiện quyền đây là đặc điểm cơ bản giữa hợp đồng quyền chọn so với các tài sản phái sinh khác như là hợp đồng tương lai hay hợp đồng kỳ hạn.
Ví dụ : Nếu nhà đầu tư mua quyền chọn mua, tức là họ đang dự đoán giá cổ phiếu sẽ tăng và khi thực tế giá tăng họ sẽ thu về lợi nhuận lớn hơn so với mức tăng của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cơ sở do có đòn bẩy tài chính cao. Ngược lại nếu cổ phiếu giảm, họ có thể từ bỏ không thực hiện quyền và lỗ tối đa là khoản phí mua quyền chọn
Nếu nhà đầu tư mua quyền chọn bán, tức là họ dự đoán giá cổ phiếu sẽ giảm, nếu giá tăng hõ sẽ lỗ tối đa khoản phí mua quyền còn nếu giá giảm họ sẽ thu về khoản lợi nhuận lớn hơn bằng việc thực hiện quyền.
Hợp đồng quyền chọn thường được sử dụng cho mục đích là bảo hiểm cho một khoản đầu tư hoặc đầu cơ đối với hàng hóa cơ sở như là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF, trái phiếu…Tuy nhiên do có cách tính phí hơi phức tạp đi kèm với thanh khoản thấp nên khiến hợp đồng quyền chọn thường kém hấp dẫn hơn so với các nhà giao dịch.
3. Hợp đồng kỳ hạn
Một hợp đồng giữa bên bán và mua về việc giao dịch một loại tài sản cơ sở vào một thời điểm trong tương lai cùng mức giá được xác định từ trước.
Vậy hợp đồng kỳ hạn khác gì so với hợp đồng tương lai
1. Hợp đồng kỳ hạn sẽ không được chuẩn hóa điều khoản, giá trị hay khối lượng tài sản như so với hợp đồng tương lai (được niêm yết & giao dịch trên sàn), do đó tài sản cơ sở của hợp đồng này có thể là bất kì loại tài sản nào
2. Hợp đồng kỳ hạn được giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC) so với hợp đồng tương lai là thị trường tập trung.
3. Rủi ro cũng vì thế sẽ cao hơn so với hợp đồng tương lai
4. Đối với hợp đồng kỳ hạn thì các bên ký kết hợp đồng không cần phải thực hiện ký quỹ ngược lại với hợp đồng tương lai thì bắt buộc phải ký quỹ để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán mang tính bắt buộc.
5. Đối với hợp đồng tương lai thì người tham gia hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện tại ngày đáo hạn còn đối với hợp đồng kỳ hạn thì không
6. Tính thanh khoản thấp hơn so với hợp đồng tương lai
7. Hợp đồng tương lai quy định bởi sở giao dịch chứng khoán còn hợp đồng kỳ hạn được tự điều chỉnh bởi các bên ký kết hợp đồng
4. Hợp đồng hoán đổi
Một thỏa thuận dạng hợp đồng giữa hai bên đối tác, theo đó các bên đồng ý thực hiện các khoản thanh toán định kỳ cho nhau, hay là đồng ý trao đổi các luồng tiền trong tương lai theo một phương thức đã định sẵn và trong một khoản thời gian xác định trước và có hiệu lực từ ngày khởi đầu (được gọi là ngày định giá ) và chấm dứt vào ngày kết thúc (được gọi là ngày đáo hạn ) của hợp đồng.
Các loại hợp đồng hoán đổi bao gồm
Hợp đồng hoán đổi lãi suất : là một hợp đồng phái sinh mà theo đó một bên trao đổi dòng lãi suất này để lấy dòng tiền mặt của một bên khác.
Các điều khoản của một hợp đồng hoán đổi lãi suất bao gồm : ngày bắt đầu HĐ, thời hạn HĐ, mức lãi suất làm cơ sở thanh toán (lãi suất cố định và thả nổi), tần suất thanh toán luồng tiền, giá trị danh nghĩa của hợp đồng và tiền định danh.
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ : là một hợp đồng trao đổi ngoại tệ. Theo đó hai bên sẽ thực hiện trao đổi khoản tiền gốc và lãi cố định của một khoản vay để lấy một khoản tiền gốc và lãi cố định tương đương một khoản vay của một loại đồng tiền khác. Hoán đổi tiền tệ thường kết hợp với hoán đổi lãi suất.
Hợp đồng hoán đổi tín dụng : là một hợp đồng phái sinh tín dụng mà theo đó bên mua sẽ thanh toán một khoản tiền định kỳ cho bên bán, ngược lại thì họ sẽ nhận được một khoản bồi thường nếu danh mục tài sản nắm giữ cơ sở bị mất khả năng thanh toán.
Hợp đồng hoán đổi hàng hóa : là một thỏa thuận mà trong đó giá thả nổi của hàng hóa được trao đổi lấy giá cố định trong một khoản thời gian xác định. Người sử dụng muốn đảm bảo giá ở mức tối đa và đồng ý trả cho tổ chức tài chính một mức giá cố định. Đổi lại với người sử dụng sẽ nhận được những khoản thanh toán dựa trên giá cả thị trường cho những hàng hoá liên quan. Ngược lại, người sản xuất muốn cố định thu nhập và đồng ý trả giá thị trường cho tổ chức tài chính, đổi lại cho việc nhận những khoản thanh toán cố định cho hàng hoá.
Hợp đồng hoán đổi chứng khoán : vốn là hợp đồng hoán đổi mà tổ hợp các dòng tiền được thỏa thuận trao đổi giữa hai bên vào một ngày xác định trong tương lai.
Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi
1. HĐHĐ là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng, trong đó các bên phải thống nhất với nhau trên tinh thần tự nguyện , bình đẳng khi ký kết hợp đồng
2. HĐHĐ có nội dung phải bao gồm về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết HĐ
3. Việc ký kết HĐ phải đảm bảo được lợi ích chung của các bên và không được làm trái quy định pháp luật và chuẩn mực xã hội
4. Các bên tham gia sẽ thỏa thuận với nhau, trong đó có một bên đồng ý hoán đổi một nguồn lợi ích từ thị trường tài chính này để đổi lấy một nguồn lợi ích khác từ một nguồn khác. Điều này nhằm đề phòng rủi ro tài chính không đáng có.
Ưu điểm của HĐHĐ:
Phòng ngừa được rủi ro biến động về giá trong trường hợp đã có những dự toán và kế hoạch cho tương lai, thỏa mãn nhu cầu về mua bán tại thời điểm HĐ có hiệu lực và cũng thỏa mãn nhu cầu mua bán vào ngày đáo hạn. Nếu có sự chắc chắn về dòng tiền trong tương lai thì HĐHĐ là một công cụ dự phòng rủi ro tuyệt vời
Nhược điểm của HĐHĐ:
Là HĐ bắt buộc thực hiện khi đáo hạn bất kể giá trên thị trường tại thời điểm đáo hạn. Nếu giá thay đổi theo chiều hướng không tốt như dự đoán thì thiệt hại sẽ rất lớn. Ngoài ra hợp đồng hoán đổi chỉ quan tâm đến giá tại ngày có hiệu lực và ngày đáo hạn mà bỏ qua quá trình thay đổi giá giữa hai thời điểm đó, nên HĐHĐ chỉ phù hợp là công cụ bảo hiểm rủi ro, tránh thất thoát tài sản hơn là nhu cầu kinh doanh hay đầu cơ kiếm lời.
Mỗi loại chứng khoán phái sinh đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy vào nhu cầu và kế hoạch giao dịch của mỗi người. Tuy nhiên tại thời điểm hiện tại thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ mới áp dụng cho giao dịch với sản phẩm là HĐ tương lai. Mặc dù tính đến hiện tại chứng khoán phái sinh có đến 3 sản phẩm nhưng chỉ có hợp đồng thanh lý chỉ số VN30 là nhà đầu tư cá nhân có thể tiếp cận được, trong khi ở Việt Nam nhà đầu tư cá nhân chiếm chủ lực. Căn cứ Thông tư số 127/2018/TT-BTC ngoài việc nộp thuế thu nhập cá nhân còn nộp tới 5 loại phí. Như vậy, chi phí khi tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh rất cao, mặc dù Thông tư số 101/2021/TT-BTC có giảm 5 loại phí nhưng vẫn còn cao. Nên các nhà đầu tư cần cân nhắc để có những quyết định đúng đắn và lựa chọn sản phù hợp với mục đích của mình.
Trên đây, chúng ta đã cùng tìm hiểu sơ lược về chứng khoán phái sinh, các đặc điểm cũng như ưu và nhược điểm của từng loại. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các anh chị nhà đầu tư những kiến thức cơ bản về chứng khoán phái sinh. Hãy cùng đón đọc các bài viết phân tích tiếp theo từ Happy Live. Chúc anh chị luôn thành công và dồi dào sức khỏe.
Nguồn: VietCap
Có thể bạn quan tâm:
“Thánh kinh” giao dịch theo xu hướng – Làm chủ dòng chảy thị trường tài chính