fbpx

CPI là gì? Mối quan hệ mật thiết giữa CPI và lạm phát

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thể hiện mức giá trung bình của một giỏ hàng hóa tiêu biểu. Đây là thước đo phổ biến nhất để thể hiện sự biến động trong chi phí sinh hoạt của người dân. Ngoài ra, nó cũng thường được sử dụng để tính lạm phát. 

Lĩnh vực : Thuật ngữ

Định nghĩa

Trong nền kinh tế vĩ mô, chỉ số CPI sẽ đo lường chi phí trong các lĩnh vực sau đây: Thực phẩm và đồ uống; Nhà ở; Quần áo; Phương tiện vận chuyển; Giáo dục và truyền thông; Giải trí; Dịch vụ y tế; Hàng hóa và dịch vụ khác.

cpi-la-gi-moi-quan-he-mat-thiet-giua-cpi-va-lam-phat-happy-live-1

CPI là gì?

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thể hiện mức giá trung bình của một giỏ hàng hóa tiêu biểu. Đây là thước đo phổ biến nhất để thể hiện sự biến động trong chi phí sinh hoạt của người dân. Ngoài ra, nó cũng thường được sử dụng để tính lạm phát. 

Ví dụ, vào năm 2021 bạn mua 1kg thịt bò với giá 100.000 đồng. Tuy nhiên, đến năm 2024, thịt bò tăng giá. Vẫn là 1kg thịt đó nhưng bạn phải mất 130.000 đồng mới mua được. Lúc này, chỉ số CPI sẽ tăng lên phản ánh sự gia tăng của chi phí mua hàng.

CPI thường được tính bằng công thức sau

cpi-la-gi-moi-quan-he-mat-thiet-giua-cpi-va-lam-phat

Lấy ví dụ đơn giản như phía trên thì lúc này, chỉ số CPI năm 2024 sẽ là:

100 x (130.000/100.000) = 130

Lạm phát là gì?

Lạm phát là hiện tượng gia tăng mức giá chung của hàng hóa. Lúc này, giá trị đồng tiền quốc gia sẽ bị giảm đi. Tức là với một khoản tiền nhất định thì lúc này bạn sẽ mua được ít hàng hóa hơn. Ví dụ, bình thường bạn phải bỏ ra 100.000đ cho 1kg thịt bò. Tuy nhiên, nếu lạm phát xảy ra thì bạn sẽ phải trả đến 130.000đ cho một 1kg thịt bò. Vẫn với khối lượng đó nhưng bạn lại phải trả nhiều tiền hơn để mua. Đây chính là lạm phát.

Ngoài ra, lạm phát cũng sẽ khiến đồng nội tệ mất giá so với ngoại tệ. Ví dụ, hiện tại bạn cần 23.000đ để mua 1 USD. Tuy nhiên, nếu lạm phát xảy ra, có thể bạn phải trả 40.000đ mới mua được 1 USD. Đồng nội tệ lúc này đã làm mất đi giá trị của nó trên trường quốc tế.

Lạm phát được chia thành 3 mức độ:

  • Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
  • Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1.000%
  • Siêu lạm phát: trên 1.000%

Trên thực tế, lạm phát nếu được duy trì ở mức thấp cũng góp phần thúc đẩy nền kinh tế. Do đó, các quốc gia thường giữ tỷ lệ lạm phát ở khoảng 2 – 5%. Tuy nhiên, nếu lạm phát quá cao sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.

Mối quan hệ giữa CPI và lạm phát

CPI là một công cụ phổ biến để đo lường lạm phát

CPI và lạm phát thường đi liền với nhau trong những báo cáo kinh tế. CPI chính là thước đo lạm phát được sử dụng rộng rãi nhất. Lạm phát được tính dựa theo CPI với công thức sau:

cpi-la-gi-moi-quan-he-mat-thiet-giua-cpi-va-lam-phat

Trong đó: 

  •  π tỷ lệ lạm phát cần tính
  • CPI^t là chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t
  • CPI^(t-1) là chỉ số giá tiêu dùng năm trước đó

Ví dụ: CPI năm 2019 là 122 và CPI năm 2020 là 130. Vậy tỷ lệ lạm phát sẽ là:

(130 – 122)/122 x 100% = 6.5%

Có thể thấy tỷ lệ lạm phát được tính dựa trên chỉ số giá tiêu dùng của các năm. Do đó, nếu năm sau giỏ hàng hóa có giá cao hơn năm trước càng nhiều thì tỷ lệ lạm phát sẽ càng lớn. CPI và lạm phát là ví dụ tiêu biểu nhất cho mối quan hệ thuận chiều. Giá tăng nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng tăng. Đồng thời, đồng tiền cũng mất đi một phần giá trị. Vì thế lạm phát cũng gia tăng.

Tuy nhiên, CPI chỉ là một trong những nhân tố để đo lường tỷ lệ lạm phát. Lạm phát còn được tính bằng những chỉ số khác nữa. Ví dụ như chỉ số giá sản xuất PPI, chỉ số giá cơ bản,…

Kết luận

Vâng đây là những gì mà bạn cần biết về mối quan hệ giữa CPI và lạm phát. Mong rằng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về tài chính – chứng khoán và kinh tế nói chung, hãy ghé thăm Happy Live thường xuyên bạn nhé!

Nguồn: DNSE

“Cuốn sách giúp thay đổi rất nhiều luận điểm còn đang mơ hồ và những lầm tưởng khi nghĩ về kinh tế học”.

Basic Economics

ĐẶT SÁCH

Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ bạn bằng cách Nhấn vào đây