Crypto whale là gì? Sức ảnh hưởng của cá voi trong crypto
Crypto whale là những thực thể được nhiều người nhắc đến, bởi lượng token khổng lồ mà họ nắm giữ. Vậy crypto whale là gì? Tâm lý của họ trong thị trường crypto như thế nào?
Định nghĩa
Crypto whale là những thực thể được nhiều người nhắc đến, bởi lượng token khổng lồ mà họ nắm giữ. Vậy crypto whale là gì? Tâm lý của họ trong thị trường crypto như thế nào?
Crypto whale là gì?
Crypto whale (cá voi crypto) là thuật ngữ ám chỉ những cá nhân/tổ chức nắm giữa một lượng lớn token nhất định, đi cùng với kích thước mua bán có thể lên tới hàng triệu/tỷ USD. Ví dụ, cá voi Bitcoin ám chỉ những thực thể sở hữu trên 1,000 BTC với khả năng giao dịch đủ lớn và đủ để làm dao động giá của Bitcoin.
Do sức ảnh hưởng lớn tới thị trường crypto, hầu hết các cá voi đều hạn chế giao dịch bình thường trên sàn giao dịch. Thay vào đó, các cá voi giao dịch tài sản thông qua hình thức OTC, nhằm hạn chế rủi ro về biến động thị trường khi họ mua bán crypto.
Tuy nhiên, vẫn có một số cá voi có ý định thao túng thị trường bằng khối lượng giao dịch của họ, với mục đích thu lợi cho bản thân.
Tại sao cộng đồng gọi họ là crypto whale?
Nhiều người cho rằng thị trường crypto tương tự như đại dương với nhiều loại cá khác nhau, trong đó whale (cá voi) là những thực thể có kích thước khổng lồ cùng số lượng tương đối ít. Vì vậy, trong thị trường crypto, “giai cấp” cũng được chia từ cá nhỏ như “tôm”, “cá”, “cua”… với số lượng nắm giữ tài sản chiếm khoảng 20-30% tổng cung.
Cá voi lại là những thực thể với số lượng ít hơn rất nhiều so với tôm, cá, cua… nhưng lượng tài sản nắm giữ bởi các crypto whale có thể hơn 30% tổng cung.
Ngoài những thành phần “cá” kể trên, thị trường crypto còn có một thành phần chưa được liệt kê là sàn giao dịch tập trung CEX. Thông thường, sàn giao dịch CEX không được tính là cá voi bởi tài sản trên đây thực chất thuộc về nhiều người mà không phải ở một cá nhân/tổ chức.
Ví dụ trường hợp Bitcoin, người dùng có thể thấy số lượng nhà đầu tư nhỏ lẻ nắm giữ Bitcoin tương đối nhiều với khoảng hơn 99%, nhưng tổng cung họ nắm giữ chỉ xấp xỉ 20%, một con số tương đối thấp nếu so số lượng.
Ở chiều hướng ngược lại, các cá voi (whale và humpback) có số lượng khoảng 0.005% nhưng tổng cung nắm giữ là 28%, lớn hơn nhiều so với các cá con. Từ đây, người dùng có thể thấy sức ảnh hưởng của cá voi lên giá trị Bitcoin lớn hơn nhiều so với những cá nhỏ cộng lại.
Sức ảnh hưởng của crypto whale lên tâm lý thị trường
Sức nặng từ các giao dịch của crypto whale tương đối lớn, từ việc hỗ trợ giá trị đồng coin tăng cao tới việc có thể khiến một đồng coin giảm 20-30% trong vòng 1 giao dịch. Dẫn đến việc nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ (retailer) muốn nắm bắt mục đích của cá voi, nhằm tạo lợi nhuận cho chính bản thân họ.
Nhưng với bản chất minh bạch của blockchain cùng tâm lý trên, nhiều người cho rằng cá voi mới thực sự là người am hiểu tâm lý thị trường. Cụ thể, crypto whale có thể tạo một lệnh mua lớn để giá của một đồng coin tăng, sau đó những nhà đầu tư nhỏ lẻ bắt đầu FOMO (tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội) và mua vào. Cuối cùng, cá voi chốt dần và giá trị đồng coin giảm. Đây có thể được coi là động thái tận dụng tâm lý của crypto whale.
Một số ví dụ tiêu biểu về sức ảnh lên tâm lý cộng đồng như Elon Musk, Michael Saylor với các đồng coin như Dogecoin, Bitcoin…
Tuy nhiên, việc theo dõi quá trình giao dịch của crypto whale vẫn mang cho nhà đầu tư nhiều lợi ích khác nhau, điển hình về việc dự đoán tâm lý của thị trường. Ví dụ ở một số trường hợp cá voi chuyển lượng lớn tài sản lên sàn CEX, có hai trường hợp xảy ra:
– Chốt lời tài sản và giá trị đồng coin giảm.
– Chuyển lên sàn CEX để chia nhỏ tài sản thành nhiều ví và tiếp tục tích lũy tài sản. Giá trị không thay đổi quá nhiều hoặc tăng dần.
Vì vậy, việc theo dõi hoạt động của các whale có thể giúp người dùng thay đổi vị thế và chiến lược phù hợp với bản thân.
Một số câu hỏi về crypto whale
– Crypto whale kiếm lợi nhuận như thế nào?
Một số người cho rằng cá voi có hai cách kiếm lợi nhuận như sau:
– Pump giá trị đồng coin: Nếu một crypto whale muốn tăng giá trị đồng coin, họ thường đặt một hoặc nhiều lệnh mua với giá cao hơn so với giá mua hiện tại. Từ đó, khiến nhiều người mua phải chấp nhận mua theo cá voi và giá trị đồng coin tăng, đồng thời, hiệu ứng FOMO có thể xảy ra. Cuối cùng, khi giá bắt đầu tăng dần, cá voi sẽ chốt lời.
– Ức chế giá: Là hình thức cá voi tạo một lệnh bán thấp hơn nhiều so với giá bán hiện tại, từ đó khiến nhà đầu tư phải bán coin ở giá thấp hơn so với lệnh của cá voi. Cuối cùng, nếu diễn biến thị trường bắt đầu tốt dần, họ bỏ lệnh bán và giá sẽ tăng dần. Tuy nhiên, hình thức này chỉ diễn ra ở những đồng coin có thanh khoản và khối lượng dịch thấp.
– Market Maker khác với crypto whale như thế nào?
Market Maker là những tổ chức cung cấp dịch vụ tạo thanh khoản, cân bằng cung cầu cho các dự án và không để giá trị của dự án biến động quá dễ dàng. Các Market Maker thường là những crypto whale với lợi nhuận nằm ở việc cung cấp dịch vụ cho dự án và không thể tăng giảm giá trị tuỳ thích.
Ở chiều hướng ngược lại, crypto whale có thể tăng, giảm giá trị tuỳ thích, nhưng những hành động này thường dễ bị cộng đồng lên án, ảnh hưởng tới uy tín của crypto whale.
– Crypto whale có thể chốt lời ở đâu?
Thông thường, cá voi có thể chốt lời ở những sàn giao dịch tập trung (CEX), nhưng hành động chuyển lượng lớn tài sản lên CEX để bán bớt tài sản có thể dễ dàng phát hiện thông qua on-chain. Vì vậy, một số cá voi có thể sử dụng dApp Lending/Borrowing để chốt lời. Cụ thể, họ thế chấp tài sản crypto của họ để vay USDT, USDC…và mặc cho tài sản thế chấp bị thanh lý.
Nguồn: coin98
Có thể bạn quan tâm
Blockchain: Bước ngoặt lịch sử hay chỉ là bong bóng?ĐẶT SÁCH