Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage – FL) và công thức DFL
Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của các chủ sở hữu, trong đó đòn bẩy tài chính (tiếng Anh: Financial Leverage, viết tắt: FL) là một công cụ được các nhà quản lí ưa dùng.
Định nghĩa
Đòn bẩy tài chính
Khái niệm
Đòn bẩy tài chính trong tiếng Anh là Financial Leverage, viết tắt là FL.
Đòn bẩy tài chính là khái niệm phản ánh mức độ ảnh hưởng của kết cấu vốn (tỷ lệ của vốn vay và vốn chủ sở hữu) đến lợi nhuận của vốn chủ sở hữu khi có sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT).
Với một kết cấu vốn không thay đổi, độ lớn của đòn bẩy tài chính cho biết phần trăm thay đổi lợi nhuận của vốn chủ sở hữu khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay thay đổi 1%. Độ lớn của đòn bẩy tài chính thường được kí hiệu là DFL (Degree of Financial Leverage).
Phương thức đo lường
Độ lớn của đòn bẩy tài chính tại một mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay được tính theo công thức sau:
Ở đây, EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay, EPS là lợi nhuận của vốn chủ sở hữu. Nếu kí hiệu I là lãi vay phải trả sau một số biến đổi chúng ta có công thức sau:
Trong đó:
F: là chi phí cố định kinh doanh (không bao gồm lãi vay)
v: chi phí biến đổi 1 đơn vị sản phẩm
p: giá bán đơn vị sản phẩm
Q: số lượng sản phẩm bán ra
Như vậy, có thể thấy doanh nghiệp nào có kết cấu vốn với phần vốn vay lớn hơn thì sẽ có lợi nhuận của vốn chủ sở hữu tăng nhiều hơn khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng, ngược lại sẽ có lợi nhuận của vốn chủ sở hữu giảm nhiều hơn khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay giảm.
Rủi ro giảm lợi nhuận của vốn chủ sở hữu được gọi là rủi ro tài chính. Một doanh nghiệp có kết cấu vốn với phần vốn vay lớn hơn sẽ có nhiều cơ hội thu được lợi nhuận của vốn chủ sở hữu cao hơn nhưng gắn liền với nó là rủi ro tài chính cũng lớn hơn.
Sử dụng đòn bẩy tài chính
Sử dụng đòn bẩy tài chính như sử dụng “con dao hai lưỡi”. Nếu tổng tài sản không có khả năng sinh ra một tỉ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp các chi phí tiền lãi vay phải trả thì tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bị giảm sút.
Vì phần lợi nhuận do vốn chủ sở hữu làm ra phải dùng để bù đắp sự thiếu hụt của lãi vay phải trả. Do vậy, thu nhập của một đồng vốn chủ sở hưu sẽ còn lại rất ít so với tiền đáng lẽ chúng được hưởng.
Khái niệm này cung cấp cho các nhà phân tích một công cụ quan trọng để dự kiến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Cần lưu ý là khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay không đủ lớn để trang trải lãi vay thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bị giảm sút.
Nhưng khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay đủ lớn thì chỉ cần sự gia tăng nhỏ về lợi nhuận trước thuế và lãi vay đã có sự gia tăng lớn về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.
(Theo Giáo trình Quản trị Kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)
Nguồn: Lam Anh – Theo Dòng vốn kinh doanh
Các bạn có thể tham khảo thêm về các thuật ngữ khác tại đây